SÁU CHỮ VÀNG CỦA NGƯỜI TRƯỞNG
Người trưởng không cần
có nhiều đức tính như một ông thánh, ngược lại một ông thánh không hẳn là
một người trưởng tốt.
Vai trò lãnh đạo đòi hỏi những đức tính riêng biệt, còn gọi là sáu chữ vàng. Đó là Đạo, Trí, Tín, Nhân, Dũng, Nghiêm.
1.
ĐẠO
Trưởng còn được gọi là lãnh đạo, là người nắm vững mục đích cần đạt đến và có khả năng thẩm định giá trị công việc, để hướng dẫn và thúc đẩy cộng đoàn đạt tới mục đích đó. Do đó, trưởng cần có một niềm tin, một lý tưởng để làm đèn soi và động lực cho mọi hoạt động của mình. “Con phải tin tưởng vào sứ mạng của con, cảm hóa và truyền thông lòng tin tưởng, bầu nhiệt huyết trong con cho kẻ khác. ” (ĐHV 838)
Để có chữ ĐẠO người trưởng tông đồ cần: Ham thích học hiểu, suy niệm và đem Lời Chúa vào cuộc sống của mình cũng như mọi sinh hoạt
của đoàn thể mình phụ trách, để chính Chúa lãnh đạo cộng đoàn qua người trưởng,
như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống
trong tôi.” (Gl 2,19-20)
2.
TRÍ
Không chỉ nắm vững mục đích và con đường, người trưởng còn cần biết rõ những việc cụ thể phải làm: sẽ làm cái gì, làm như thế nào… để đạt tới mục tiêu một cách chắc chắn và hiệu quả nhất.
Muốn thế, người trưởng cần tập những thói quen:
- Mong muốn học
hỏi.
- Sẵn lòng đón
nhận ý kiến từ mọi người ở nhiều phía khác nhau, kể cả từ cấp dưới.
- Nhìn việc bằng
cái nhìn khách quan, tổng quát, mà không quên những chi tiết quan trọng.
- Biết xét đến
các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
3.
TÍN
Để tranh thủ được số đông, người trưởng phải tạo uy tín cho mình trong lời nói cũng như trong việc
làm: Lời nói đi đôi với việc làm, và việc làm đi đôi với lý tưởng. Làm sao để mọi người đều xác tín vào điều trưởng nói. Để tạo sự tín nhiệm, người trưởng phải:
- Đúng hẹn, đúng
giờ.
- Không nói đùa
trong những việc quan trọng.
- Không hứa
suông.
- Không làm điều
sai trái, luôn giữ tác phong, tư cách đứng đắn.
- Không hay thay
đổi quyết định.
4.
NHÂN
Người trưởng có trí và tín làm cho người dưới nể phục, có dũng và nghiêm làm cho thuộc viên kính sợ, nhưng chỉ có lòng nhân ái mới thu phục được cấp dưới.
Người trưởng lý tưởng là người suy xét bằng lý trí, nhưng hành động với lòng nhân ái.
Mọi thuộc viên đều phấn khởi hăng hái khi phục vụ hoạt động cho người mình yêu mến. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người trưởng cần biết cái nghệ thuật làm cho người khác vui vẻ thực hiện ý mình muốn.
Đó là nghệ thuật đắc nhân tâm của người trưởng:
- Khi ra lệnh:
dùng quyền như không dùng.
- Khi thưởng phạt:
không phạt khi nóng giận, cũng như không dùng hình phạt mà sỉ nhục người khác.
- Thông cảm với
nhược điểm của mỗi người, và biết chia sẻ vui buồn riêng tư của người dưới.
5.
DŨNG
Có cứng mới đứng đầu gió. Trưởng luôn phải đối phó với muôn ngàn trắc trở trong việc dẫn dắt người khác tiến đến mục đích. Trưởng cần có một tâm hồn mạnh mẽ để đứng đầu gió làm điểm tựa, che chắn người khác trước sóng gió bão tố:
- Không nản chí,
bi quan, nhưng luôn tin tưởng vào thành công cuối cùng. Người trưởng không có
quyền nản lòng.
- Dám chịu trách
nhiệm về quyết định của mình.
- Đứng dậy ngay
sau khi gặp thất bại và tiếp tục đi đến cùng.
- Dám thi hành
kỷ luật.
- Tự tin, biết
điều mình muốn và muốn cách cương quyết.
- Không lệ thuộc
vào công thức, kiểu cách lỗi thời, mà dám có những cải cách và đường lối mới, “miễn
là Đức Kitô được rao giảng.”
6.
NGHIÊM
Làm cho kỷ luật được thực hiện.
Đứng cương
vị một người có nhiệm vụ điều khiển chỉ huy, đức nhân từ là rất cần thiết… Nhưng nhân từ không phải là nhu nhược. Bất cứ nhân đức nào (theo triết gia Tôma) cũng đòi hỏi biết cư xử theo mức trung dung…
Khi cần phải cương quyết sửa trị, uốn nắn, trưởng không được quá nhu nhược, dễ dãi để mặc người dưới tự do hành động. Mức trung dung đòi khoan mà vẫn nghiêm, và nghiêm
mà không thiếu khoan.
Tử Sản đã dạy Tử Thái Thúc: “Ngươi phải biết người ta có đức mới lấy đạo khoan mà phục được dân, còn người thường phải lấy đạo nghiêm mà trị dân mới được. Này ví như lửa nóng, dân trông thấy mà sợ, cho nên chết vì lửa thì ít, nước mát, dân khinh mà nhờn, cho nên chết vì nước thì nhiều. Thế mới biết khoan dung là khó”.
Nghiêm quá thì tàn sức quân mà khoan quá thì sinh hỗn loạn. Phải có cả nghiêm lẫn khoan, nhưng nếu phải chọn một trong hai thì hãy chọn nghiêm, thà độc tài còn hơn là nhu ngược.
Quân mà không nghiêm thì vô dụng. Vì có nghiêm mới có kỷ luật, có kỷ luật mới có thống nhất hành động, mới có sức mạnh. Kỷ luật như xi-măng gắn kết những hạt cát với nhau để xây dựng lâu đài. Các tướng lĩnh giỏi đều biết làm cho quân kỷ nghiêm minh.
Chỉ huy muốn thành công phải giữ được chữ nghiêm: Giảm đến mức tối thiểu sự vi phạm kỷ luật trong tập thể mình lãnh đạo.
Muốn thế, chỉ huy phải:
- Có luật hợp
lý, hợp tình.
- Nêu gương giữ
luật, cả trong những điều nhỏ.
- Thưởng phạt
đúng mức, không vị nể và không để tình cảm chi phối.
- Đừng quên lòng
nhân ái để ai cũng giữ luật bởi lòng tôn
trọng và yêu mến sinh hoạt chung, chứ không vì sợ hãi.