KHI GẶP CHỐNG ĐỐI
-
Lý do chống đối
Không
bỡ ngỡ khi bề dưới chống đối, trái lại phải thấy trước, nghe ngóng trước và tìm kế hoạch ứng
phó.
Bề dưới chống đối thường là vì bản năng tự vệ. Vả lại bá nhân bá tánh: họ có thể hiểu sai ý của ta, có khi tại họ thiếu suy nghĩ, chưa kể số nhỏ bất mãn.
Chống đối là thể hiện sự bất mãn, bất mãn hoặc do hiểu
lầm, hoặc do giận ghét, phải tuỳ nghi mà đối xử.
Bất mãn vì hiểu
lầm, rồi dẫn đến giận ghét thường xảy ra khi có ai nghĩ rằng quyền lợi của họ bị xâm phạm. Cần làm rõ lý do và sự việc bị hiểu lầm.
Bất mãn do tính
phản động, do tự tôn, kiêu ngạo: họ có tài nhưng thiếu đức tính nên hay sách động đoàn viên, tìm chỗ sai để chỉ trích. Hãy can đảm thành thực mổ xẻ vấn đề, đưa lợi ích chung làm mục tiêu cùng
tìm kiếm để tái lập hòa đồng.
Nếu tuỳ viên bị phản đối, đừng phân xử nội vụ công khai trước đoàn viên. Phải bảo vệ uy tín của tuỳ viên, ai cũng có thể lầm lẫn, phải khôn ngoan kín đáo sửa chữa.
Hãy tuỳ hoàn cảnh mà tỏ ra khoan hồng, thông cảm, tôn trọng mọi ý kiến khác biệt, tôn trọng cấp dưới, nhưng
cương quyết bảo vệ uy quyền chính đáng.
-
Vượt qua chống đối
Đối với nhóm
kết bè phản đối, đó
thường là vì tự ti mặc cảm. Hãy tỏ ra độ lượng, chấp nhận những yêu sách gì kể ra chính đáng, từ từ gây lại tư tưởng phục tùng.
Đừng tạo một nhóm ủng hộ mình. Việc đó có nguy cơ gây ra chia rẽ, song cần làm
cho toàn thể đoàn viên một lòng một ý làm việc cho một sứ mạng chung.
Chỉ có thể dựa vào các giá trị tinh thần: khôn ngoan, công bình, tiết độ, can đảm, tận tâm, vô vị lợi mà vượt mọi phản đối. Cũng cần khéo léo và can đảm nhìn ra những sai lỗi của mình mà xin lỗi và sửa chữa.