Giáo Lý Phúc Âm
Chúa Nhật XXV Quanh Năm, năm C
Chúa Nhật XXV Quanh Năm, năm C
I. Giáo Huấn P. Â.:
Người khôn ngoan là người biết chọn Thiên Chúa lam chủ duy nhất
đời mình. Vỉ chỉ có Thiên Chúa mới ban cho chúng ta hạnh phúc thật. Tiền của
vật chất tạm bợ và chóng qua và không cho hạnh phúc vĩnh cửu thiên đàng.
Không nên gian manh, nhưng biết khôn ngoan, biết trù liệu để
dùng của cải vật chất mau qua mà tạo gia sản hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.
II. Vấn nạn P. Â.
Bài đọc I trích trong sách Tiên Tri Amos, Tiên tri Amos là ai?
Tiên tri Amos, một người chăn cừu trong vùng xa mạc Yuđa, ở
Têqoa, một miền nghèo khó và quê mùa Ông lên Nước Israel phía Bắc ngay vào thời
cực thịnh nước ấy, dưới triều Giôrôboam II. Ông nhìn thấy những hậu quả của
giàu sang và cảnh xa hoa đang tiến. Nhưng qua cái vẻ hào nhoáng ấy, ông nhận ra
căn bệnh suy đồi của xã hội. Xã hội Israel đã ra thối nát và khoái cảm, vì những
bất công áp bức trên hạng lê dân nghèo khó. Đối với lòng tin vào Giao Ước của
ông, đó là một sự lăng nhục đến chính Thiên Chúa. Đạo quốc gia bề ngoài được ưu
đãi, và nguồn lợi tức dồi dào. Trên có nhà vua bảo vệ, dưới thì có hạng giàu có,
những mệnh phụ Samari, vực đỡ. Lễ nghi rất mực trang trọng, phụng vụ cử hành
oai nghiêm. Nhưng Amos lại phán đoán theo những tiêu chuẩn khác: Sự thờ phượng
Thiên Chúa đích thực là phải thương yêu và nâng đỡ người nghèo.
Amos tin về liên lạc mật thiết đã có giữa Thiên Chúa và Israel:
Đó là Giao Ước, kết lại trong châm ngôn: Israel là dân của Yavê, và Yavê là
Thần của Israel. Amos tin Thiên Chúa của Israel là một Thần sống, hoạt động
cách quyền năng trên lịch sử. Ông cầm chắc rằng, quyền năng phép tắc của Thiên
Chúa sẽ tỏ mình ra trong một biến cố lịch sử kinh hoàng. Vào ngày của Yavê, Thiên
Chúa của Israel sẽ thi thố uy quyền của người trên mọi dân thiên hạ. Thiên Chúa
yêu mến Israel, dĩ nhiên rồi. Nhưng Nguời còn chuộng sự chính trực hơn. Người không
lo đến quyền lợi của dân Nguời, cho bằng sự thiện muôn thuở. Israel mà rẻ rúng
sự thiện, thì án Thiên Chúa sẽ đến trên họ.
Trong loạt sấm ngôn mở đầu, Amos hạch tội các dân láng giềng. Dân
Aram sẽ bị phạt vì đã dã man giết người. Dân Philitin, dân Phênikia mắc tội bán
người làm nô lệ cho Edom, vì chém giết một dân anh em. Dân Ammôn, vì muốn
khuếch trương bờ cõi mà gieo chiến tranh tàn khốc, giết cả đàn bà trẻ con. Dân
Moab, vì đã hành hạ dã man thây chết một vua Eđom bại trận. Một lũ phạm nhân chiến
tranh đáng tội theo quả báo việc chúng làm. Nhưng tội nhân được dành cho án
phạt nặng nhất, một cách bất ngờ lại là Israel (Am 2 6-7).
Như vậy được làm dân Thiên Chúa có nghĩa là mang một trách nhiệm
đặc biệt, chứ đâu có phải là để hưởng đặc ân (Am 3, 2). Lễ nghi, tế tự dẫu có
tăng thêm mấy đi nữa cũng không thể thay đổi được sự thật này là: Thiên Chúa
hằng sống chí công quản cai vũ trụ, đâu có tội, đó có vạ, dân có tội, dân sẽ
chịu lấy họa. Những kẻ coi như tín điều là ngày của Yavê đến, Israel vì là dân của
Thiên Chúa, sẽ toàn thắng mọi địch thù: Những kẻ đó chỉ ôm ấp một ảo tưởng. Thiên
Chúa nhắm đến trong ý định của Người không phải là cái thắng trận của Israel, nhưng
là sự toàn thắng của sự thiện.
Đừng ngủ mê trên xuôi thuận yên hàn. Tiên tri có linh cảm là
thời thế nguy ngập. Cuộc xâm lược của Assur coi như xa xôi, nhưng chẳng bao lâu
cơn giông sẽ đến, và án Thiên Chúa sẽ trút xuống dân phản bội. Chỉ còn một điều
có thể ngăm được đại họa là ghét sự dữ và mến điều lành, chuộng công lý ( Am, 5,
15. Đó là tín thư cốt yếu của các sấm ngôn Amos, vào giữa thế kỷ thứ 8. một quả
quyết: lịch sử được diễn ra trong một trật tự luân lý. Theo dòng lịch sử, lanh
hay chậm, tương quan quả báo tội và vạ sẽ không phải là sự ngẫu nhiên, đó là sự
phán sét của Thiên Chúa hằng sống và chí công, vì chính Người là Chúa trên lịch
sử. Mạc khải sẽ còn tiến, và vì thế cái nhìn của Amos có khi còn khá giản lược.
Nhưng quả quyết của ông: Lịch sử không phải do ngẫu nghiên mù quáng hướng dẫn, nhưng
được đặt trên bình diện lý trí phán đoán và tự do lựa chọn và có trách nhiệm
dưới sự quản cai của Thiên Chúa – quả quyết ấy rất căn bản, đó là khơi điểm cho
tư tưởng tiên tri, cũng như cho sự Amos hiểu lịch sử và thực tế nếu không muốn
hạ giá vũ trụ nhân loại xuống dưới luật dã thú rừng hoang vô tư vô hại.
----
Bài 46
Ngụ Ngôn Về Người Quản Gia Bất Lương
Lu-ca 16:1-18
I. Bối Cảnh và Lược Giải
Đây là một ngụ ngôn khó giải thích vì Chúa Giê-su đã dùng những
hành vi tiêu cực và gương xấu để khuyến khích môn đệ của Ngài hành động tốt đẹp
và làm điều thiện lành. Người giải nghĩa ngụ ngôn này có thể khác biệt về các
chi tiết nhưng chúng ta cũng có thể thấy vài điểm chung. Con người nói chung ai
cũng phải phục vụ một cái gì đó hay một Đấng nào đó, hãy chọn phục vụ Đức Chúa
Trời. Phục vụ Đức Chúa Trời tức là phục vụ tha nhân, vậy nên phục vụ người khác
một cách rộng lượng.
Điểm quan trọng trong việc phục vụ Chúa là trung tín. Vào thời
cổ những người giàu có, điền chủ có thể nuôi nô lệ và cho làm quản gia coi sóc tài
sản của mình. Trong trường hợp này người quản gia là một người tự do được chủ
muớn cai quản điền sản. Người chủ có thể không ở ngay tại điền sản nhưng ở chỗ
khác. Tội của người quản gia là quản trị kém vì phung phí tài sản, có thể là
tài chánh của chủ. Cuốc đất hay đào đất là công việc lao động chân tay thấp kém
như ăn xin và thời đó.
Người quản gia này biết mình bị đuổi nên tìm cách lấy cảm tình
của những khách hàng của chủ để may ra một trong những người này sẽ mướn mình
sau này để trả ơn. Một trăm thùng dầu ô-liu tức là 3310 lít trị giá khoảng 1000
Đê-na-ri, tức là khoảng 3 năm lương công nhật , một số tiền lớn. Một trăm giạ
lúa trị giá khoảng 2500 đến 3000 Đê-na-ri và số nợ giảm là 20 giạ tức là khoảng
500 đến 600 Đê-na-ri hay hai năm lương công nhật. Người chủ khen anh quản gia
này tinh khôn trong việc đối xử với những con nợ của chủ để lấy cảm tình và nhờ
cậy trong tương lai. Người quản gia này dù là bất chính nhưng đã tỏ ra khôn
ngoan trong việc xử dùng quyền và tiền không phải của mình để hưởng lợi và để
chuẩn bị cho tương lai. Con cái của Chúa nên học bài học khôn ngoan này (không
phải học theo hành động bất chính).
Tất cả tài sản chúng ta có đều là của Chúa, hãy sử dụng tài sản
một cách rộng rãi để có lợi cho mình và phải hành động thích nghi đối với Chúa
để chuẩn bị cho tương lai đời đời vì Ngài là Đấng năm giữ tương lai đời đời của
chúng ta. Hãy rộng rãi trong việc sử dụng iền bạc của cải trong thế gian để
giúp ích cho người khác, chứ không phải ích kỷ hưởng lợi cho mình mà thôi. Dùng
của cải tiền bạc để đem người về với Chúa là điểm áp dụng cho tín hữu ngày nay.
“Của cải bất chính” là lối nói thậm xưng để chỉ quan niệm thông thường về của
cải giàu có ở thế gian thường là do tấm lòng tham lam, ích kỷ và hành động gian
dối để có.
Trung tín là đức tính cần thiết trong Nước Đức Chúa Trời. Nếu
việc nhỏ và tạm thời như tiền bạc, của cải mà không trung tín thì làm sao có
thể trung tín trong những việc lớn như phước hạnh thuộc linh và đời đời trong
nước Đức Chúa Trời. Nếu một người không thể lo cho việc không phải của mình, nghĩa
là không sợ bị mất, thì cũng sẽ không thể cai quản việc lớn, quan trọng và có
nhiều cơ may bị mất. Tiền bạc, của cải được nhân cách hóa, hay thần tượng hoá. Một
người không thể sống và phụng vụ hai chủ.
Con dân Chúa phải chọn và phục vụ một chủ mà thôi tức là Đức
Chúa Trời. Tiền bạc, của cải không thễ là ưu tiên tối cao trong đời sống một
tín hũu của Chúa. Người ta có thể phục vụ Chúa bằng cách sử dụng tiền bạc một
cách rộng rãi cho Chúa. Người ta có thể hy sinh những nguồn lợi lớn để làm vinh
hiển Chúa. Người ta có thể ban tặng tiền của, chia sẻ phúc lành vàgiúp đáp ứng
những nhu cầu vật chất, tình cảm, tâm linh của người khác. Người Pha-ri-si là
người tự cao và tự cho rằng mình công chính, vâng phục Kinh Luật của Chúa nhưng
trên thực tế họ là người tham lam và vì thế vi phạm Kinh Luật (điều răn chớ
tham).
Người Pha-ri-si đã chứng tỏ rằng họ không thực sự tin cậy và thờ
phụng Đức Chúa Trời vì họ đã từ khước lời kêu gọi ăn năn của Giăng Bap-tít và
sau này cũng từ khước Chúa Cứu Thế Giê-su và sự dạy dỗ của Ngài. Chúa Cứu Thế
đến đem Nước Đức Chúa Trời đến theo Ngài và Ngài là người duy nhất chu toàn tất
cả Kinh Luật của Đức Chúa Trời. Mat 5:17 Chúa Giê-su nhắc đến luật nguyên thủy
của Đức Chúa Trời trong vấn đề hôn nhân. Vì thời bấy giờ người Do Thái có thể
theo một trong hai quan niệm về hôn nhân của giáo sư Do Thái giáo Hillel hay
Shammai. Hillel quan niệm rất phóng khoáng như không hài lòng về ăn uống cũng
có thể ly dị vợ , trong khi đó Shammai chỉ cho phép ly dị khi phạm tội ngoại
tình.
Chúa Giê-su nói đến vấn đề trung tín hay chung thủy giữa vợ
chồng. Bội tín hay hủy bỏ giao ước với Chúa và với người phối ngẫu là phạm tội.
II. Câu hỏi thảo luận.
1.
Theo bạn hiểu, tất cả tài sản bạn đang hiện có là của ai? - là của riêng bạn do
mồ hôi, nuớc mắt của bạn tạo ra? - là của Chúa ban cho bạn để quản trị trên đời
này?
2.
Người quản gia này được chủ khen là “khôn ngoan” về điều gì?
3.
Con cái Đức Chúa Trời nên học hai bài học gì nơi người quản gia bất chính kia?
4.
Tại sao Lu-ca gọi của cải là “của cải bất chính”?
5.
Thế nào là trung tín với Chúa ngay trong đời sống này? Nếu một người không trung
tín với Chúa trong đời sống ngắn ngủi, tạm bợ này thì sẽ thế nào trong đời sống
đời đời?
6.
Ai là chủ thật sự trong đời sống của bạn? Sự giàu có trong đời này hay Đức Chúa
Trời?
-
Bạn có để ngày Chúa Nhật là ngày nghỉ ngơi, thờ phượng Chúa không?
-
Bạn có dâng một phần muời cho Chúa không? (Một phần mười là số thuế một người
phải đóng cho vua hay lãnh chúa của vùng hay quốc gia họ đang sinh sống trong
thời cổ, thời Áp-ra-ham).
-
Trong các quyết định trong đời sống, trong công việc làm ăn, sinh sống bạn đã
hành động để được: o danh tiếng thay vì vinh hiển Danh Chúa?
o
quyền thế thay vì phục vụ Chúa?
o
tiền bạc, quyền lợi cá nhân thay vì bình an nội tâm hay truyền bá Phúc Âm của
Chúa?
7.
Người Pha-ri-si là người sùng đạo, được xã hội thời bấy giờ tôn trọng nhưng lại
bị Chúa Giê-su lên án, tại sao?
8.
Chúa Giê-su nghĩ thế nào về vấn đề ly dị?
-----
Phải hiểu thế nào vế việc làm bất chính của người quản gia: Thay
đổi biên nhận của những con nợ từ 100 thùng dầu còn 50, từ một ngàn thùng lúa
còn 800… Và Ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo.
Ông chủ biết quản gia mình bất tín, yêu cầu thanh toán sổ sách
và cho nghỉ việc.
Ông chủ biết quản gia mình gian manh biển lận sửa đổi biên nhận
của các món nợ.
Nhưng Ông vẫn để anh ta làm và còn khen là khôn ngoan. Khôn
ngoan chắc chắn không đồng nghĩa với gian manh xảo trá hay biển lận. Nhưng anh
quản gia khôn ngoan vì biết lo xa, biết dự trù cho mình có cuộc sống thoải mái
sau khi mất việc.
Từ đó chúng ta hiểu được lời khuyên của Phúc Âm là “hãy dùng
tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc họ bsẽ đón an
hem vào nơi vĩnh cửu” Người quản gia bất tín được nhìn nhận khôn ngoan ở chỗ
biết tận dụng thời gian còn tại chức tạm thời mà thu xếp cho một tương lai ổn
định lâu dài. Cũng vậy: Cuộc sống trần gian chóng qua ai cũng biết. Tiền của
nay còn mai mất ai cũng rõ. Vậy người khôn ngoan là người biết dùng thời gian
tạm bợ ở trần gian và tiền của vật chất chóng qua để tạo cho mình một cuộc sống
vĩnh cửu trên nước thiên đàng mai sau.
Có nhiều người thất mắc: tại sao lại gọi là ‘dùng tiền của bất
chính mà tạo lấy bạn bè’ hoá ra giống như lợi dụng, mua chuộc hay hối lộ hay na
ná như bên Việt Nam mình phải ăn nhậu, hay quà cáp cho các quan chức, cán bộ
nhà nước thì mới được phép mua bán làm ăn hay được nhận làm việc. Thật sự đây
chỉ là cách nói đời thường tạo sự dễ hiểu cho mọi người: Đừng quá coi trọng tiền
của vật chất mau qua. Tiền bạc không là đích điểm đời người. Nhưng là hạnh phúc,
là sự sống vĩnh cửu mai sau. Nên phải hy sinh cái tạm bợ, cái chỉ có giá trị
nhất thời để đạt đến cái có giá trị trường cữu. Vắn tắt: tiền bạc của cải vật
chất chỉ là phương tiện, đừng biến nó thành chủ nhân ông. Chỉ c ó Chúa mới là
chủ nhân đích thực để chúng ta phuịng sự tôn thờ. Vì Chúa là trường cửu mới có
khả năng ban cho con người hạnh phúc vĩnh cửu.
Từ Vựng thông thường trong Kinh Thánh
(dựa trên Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh)
Abba – Ba ơ! Bố à! – Daddy!
Trong toàn bộ Tân Ước, người ta thấy có ba lần xử dụng từ Abba:
Một lần khi Chúa Giêsu hấp hối trong vướn Cây Dầu đêm tối Thứ Năm trước bị bắt
và bị giết chết, Chúa Giêsu đã van xin Thiên chúa Cha: “Ba ơi! Nếu có thể xin
cho con khỏi uống chén đắng nầy” (Matcô 14:36) Hai lần khác trong thứ Thánh
Phaolô gửi Giáo Đoàn Rôma 8:15 và trong Thư gửi giáo đoàn Galata 4, 6. Cả hai lần
Thánh Phaolô đều nói đến phụ tử tình thân giữa Thiên Chúa và Chúa Giêsu cũng
như giữa Thiên Chúa và nhân loại được trưởng tử Giêsu cứu chuộc. Nếu chúng ta
được Chúa Giêsu cứu chuộc, chúng ta, chúng ta được hưởng quyền nghĩa tử và được
gọi Chúa là “Ba ơi!”
Nguyên ngữ Árập, từ Abba gần gũi và thân thiết hơn từ Father hay
từ Cha. Do đó tôi xin dịch là Ba ơi! hay Bố ơi! hay trong tiếng Anh Daddy!
Father, hay Abba hay Thưa Cha! Những từ nầy cùng để xưng hô với người đàn ông
đẻ ra mình hay người nuôi dưỡng mình như cha ruột mình. Nhưng từ Abba, Ba ơi!
Bố ơi! hay Daddy gợi lên một gần gũi, một cận kề không còn khoảng cách. Đây thường
là từ của trẻ con khi nhõng nhẽo, nũng nịu với cha mình.
Đây là một tên gọi rất
thân tình nhưng cũng rất cách mạng. Chỉ có Chúa Giêsu mới dám tự nhận mình là
Con thiên Chúa trong Matthêô 16:6. Chỉ có Chúa Giêsu mới dám dạy chúng ta gọi
Thiên Chúa là Cha như Trong Phúc Âm Matthêô chương 6 và Phúc Âm Thánh Luca
chương 11. Thiên Chúa là Thần Linh cao xa vời vợi trên trời cao thẵm. Ai dưới
trần mà dám tự nhận mình là con Chúa, tức Con Ông Trời hay nói theo tư ngữ và
quan niệm nho giáo là Thiên Tử. Phạm thượng và đáng bị ném đá chết. Chúa bị kết
án tử ví dám tự nhận mình là Thiên Tử.
Qua việc gọi Thiên Chúa
là Abba và dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là ba ơi hay Bố ơi, Chúa Giêsu muốn tạo
một gần gũi máu mũ với Thiên Chúa. Thật vậy Chúa là Cha, tức Chúa sinh ra chúng
ta. Chúng ta cùng là con Thiên Chúa. Như vậy chúng ta cùng một Cha, chúng ta là
anh chị em với nhau.
Thiên Chúa là thần thánh. Thiên Chúa là Đấng hoá công toàn năng.
Thiên Chúa là Chúa tể vũ trụ vạn vật. Nhưng sau cùng, điều dễ yêu và cao quí
nhất là Thiên Chúa là người Cha sinh ra chúng ta. Thiên Chúa là người Cha nhân
hậu thương yêu chúng ta đến nỗi hy sinh Chúa Giêsu như người con cả để cứu lấy
anh chị em mình. Thiên Chúa thành của ăn nuôi sống chúng ta. Tân Ước, Giao Ước
mới, Giao Ước ký kết bằng việc Con Thiên Chúa bỏ Trời xuống làm người như chúng
ta, sống giữ chúng ta và chỉ đường cho chúng ta đến với Thiên Chúa là Cha, là
Ba, là Bố là Daddy. Hình ảnh đẹp và không gì có thể thay thế cho tình Cha-Con.
Ân Sủng: Sát nghĩa trong từ ngữ Hán Việt là ơn lộc ban phát do
sủng ái, do tình yêu thương tràn trề. Sủng có nghĩa là nhiều, là sâu đậm, là
đầm đìa, ướt đẫm. Nên có từ sủng nước hay đầy nước hay lai láng.
Ân Sủng trong tiếng Hy Lạp là kharis. Không hẵn là từ của Công
Giáo.
Trong Tân Ước đã xử dụng từ Ân Sủng, để chỉ:
Ơn lộc của Thiên Chúa ban tràn lan xuống trên con người do tình
yêu thương. Trong Cựu Ước nhiều chỗ diễn tả Thiên Chúa sủng ái nhân loại như
người chồng yêu thương vợ mình hay như Hoàng Đế nuông chìu Hoàng hậu.
Chính Chúa Giêsu là Ân Sủng, là Lời của Thiên Chúa, là mẫu mực
của Tân Ước. Đấng thay thế cho lề luật của Cựu Ước như trong Thư Phaolô gửi
Giáo Đoàn Rôma 6:14. Tương quan giữa Thiên Chúa và con người trong Cựu Ước dựa
trên lề luật. Nhưng trong Tânh Ước trên tình yêu hay trên chính Chúa Giêsu là
Ân Sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại, như trong Thư Thánh Phaolô gửi Rôma
8:32.
Tóm lại, Ân Sủng hay Ơn Sủng là ơn Chúa là lộc Trời ban cho con
người mà chúng ta quen gọi là giáng phúc.
Lộc Trời hay Ân Sủng lớn lao nhất là chính Con Thiên Chúa, là
chính Chúa Giêsu. Đấng đến từ Trời cao để cứu chuộc và mang con người hưởng ân
sủng bất diệt là thiên đàng.
III. Thực hành P. Â.:
1. Tin từ Zenit. Org
từ Roma ngày 7 tháng 3, 2010: Hôm nay Đức Thánh Cha Bêđictô XVI nói với các giáo
dân của một giáo xứ trong nội thành Rôma rằng: Cần có sự thay đổi não trạng để
thấy giáo dân là những người có chung trách nhiệm trong giáo xứ, chứ không chỉ
là các cộng sự viên của linh mục.
Thoạt nghe tôi nghĩ Đức Giáo Hoàng chắc đang nằm mơ.
Vì cộng sự viên là người cùng làm việc chung. Như vậy linh mục
và giáo dân cùng chung làm việc, cùng chungv trác h nhiệm.
Chung trách nhiệm tức cùng có trách nhiệm xây dựng và phát triễn
giáo xứ. Giáo xứ là của giáo dân, của chúng ta.
Chuyện nằm mơ là chuyện không có trong thực tế. Vì như tôi đây
là linh mục và nhiều linh mục tôi quen biết trong địa phận. Tôi hay những linh
mục khác có khi nào cho phép giáo dân được làm cộng sự viên của mình đâu. Tôi
hiểu cộng sự viên theo nghĩa người cùng làm việc chung. Có cùng làm việc nhưng
tôi thường chỉ bảo cho họ phải làm thế nầy và không được làm thế khác. Tức tôi
hay anh em linh mục khác là chủ và giáo dân là người thừa hành.
Cấp cộng sự đã không có thì làm gì có chuyện “chung trách
nhiệm!” Tôi và những linh mục khác lãnh trách nhiệm chăm sóc giáo xứ từ Giám
Mục địa phận. Giáo dân có vai trò hợp tác, hay cộng sự, tức thừa hành chứ làm
gì có chuyện “chung trách nhiệm!” Họ không là giáo sĩ, không có quyền hành như
linh mục thì làm sao gọi là chung trách nhiệm?
Tôi nghĩ: Đức Giáo Hoàng không làm Cha Sở, nên quên chuyện thực
tế trên. Nhưng dần dà tôi hiểu ý Đức Giáo Hoàng trong chuyện “yêu cầu thay đổi
não trạng, để thấy giáo dân là những người có chung trách nhiệm trong giáo xứ!”
Rất chí lý và đúng ý nghĩa của việc thành lập Giáo Xứ lúc nguyên thuỷ. Giáo xứ
là cộng đoàn những Kitô hữu được rửa tội và tin vào Chúa Kitô và những tín điều
trong Giáo Hội. Nên Giáo Xứ không căn cứ vào nhà thờ hay cha xứ mà là cộng đoàn
đức tin, tức giáo dân.
Còn Cha sở là linh mục được sai đến để chăm sóc cộng đoàn dân
Chúa bằng cách dạy dỗ, hướng dẫn và ban bí tích. Trong thực tế, Giáo xứ hay
cộng đoàn đức tin có trước khi có Cha sở hoặc có nhiều cộng đoàn không có cha
sở. Vậy trách nhiệm xây dựng giáo xứ là nơi giáo dân, chứ không hoàn toàn lệ
thuộc nới cha sở như nhiều nơi có truyền thống ‘có Cha là có Chúa!’
Đức Giáo Hoàng muốn nói gì? Ngài muốn nói rằng: Xin Linh mục
đừng làm chủ, đừng ra lệnh hay chỉ thị, nhưng là người tạo bầu khí cộng đoàn
đức tin, cộng đoàn bác ái trong giáo xứ để tất cả giáo dân có cơ hội thấy trách
nhiệm của mình, để đóng góp và xây dựng giáo xứ. Linh mục càng tỏ ra quyền hành,
và làm chủ chỉ dạy hay sai bảo thì giáo dân càng để mặc cho Cha lãnh trách nhiệm
lo cho giáo xứ.
2. Mọi sự thuộc về
Chúa.
Hoàng đế Frédéric đi tham quan một trường học nhỏ miền quê. Đúng
lúc học trò đang học môn địa lý. Vua hỏi một em nhỏ tuổi:
- Làng con ở đâu?
- Tâu hoàng thượng, làng con ở trong nuớc Phổ.
- Nước Phổ ở đâu?
- Tâu hoàng thượng, nước Phổ ở trong đế quốc Đức.
- Đế quốc Đức ở đâu?
- Tâu hoàng thượng, đế quốc Đức ở trong châu Âu.
- Châu Âu ở đâu?
- Tâu hoàng thượng, châu Âu ở trong thế giới.
- Thế giới ở đâu?
Suy nghĩ một lát em bé dõng dạc trả lời:
- Tâu hoàng thượng, thế giới ở trong tay Chúa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho mỗi người biết khiêm tốn nhận Chúa
làm chủ tối cao và gói gọn đời mình đặt vào tay Chúa quan phòng.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên