GALILÉE
Nhà vật
lý và thiên văn học Ý rất danh tiếng, người đã quả quyết rằng Địa cầu quay xung
quanh mặt trời.
TIỂU SỬ VÀ CÔNG NGHIỆP
Sinh tại Pise, mất tại Arcetri (Ý). Tiên
sinh là nhà sáng lập ra môn khoa học
thực nghiệm tại Ý, chế ra cân thủy tĩnh
(balance hydrostatique), khám phá ra tính
đẳng thời của những quả lắc
(isochronisme), những luật thuộc về sự
rơi của đồ vật.
Từ 1592 đến 1610, dạy tại Đại học Padoue.
Tiên sinh sáng kiến ra cái hàn thử biểu, làm
cái kính thiên văn đầu tiên tại Venise (1609).
Nhờ kính này, tiên sinh khám phá ra sự bình động (libration)
của mặt trăng, núi trên mặt trăng, những vệ tinh
của Mộc tinh, những biểu tượng hay là
những tuần (phases) của Kim tinh, sự cấu tạo
bằng sao của sông Ngân hà, giải thích những dấu vết ở mặt trời là những cái gì và do đâu mà ra.
Những sự khám phá này khiến tiên sinh phải
thừa nhận rằng hệ thống thái dương do Copernic đề ra là đúng, rằng Mặt trời
trung tâm còn Địa cầu quay xung quanh Mặt trời, như những hành tinh khác…
Truy tà Pháp đình (Le Saint Office) La mã kết
tội những điều tiên sinh nói trên là một tà thuyết, bãi chức giáo sư Đại học của
tiên sinh.
Về quê tại Florence, gom góp tài liệu, tiên
sinh viết cuốn Đối thoại về những hệ thống
lớn của vũ trụ (Dialogues sur les
grands systèmes du monde).
Đức Giáo hoàng lúc bấy giờ là Urbain VIII
phán rằng sách “Đối thoại của Galilée nguy hiểm cho giáo hội còn hơn Luther và
Calvin nữa”. Thế là sách bị tịch thu.
Pháp đình La mã lại truy tố tiên sinh nữa rằng
những điều tiên sinh nói và viết đều trái với những điều của Kinh Thánh dạy
(hay nói đúng hơn, trái với những điều các cha cố dạy). Galilée phải quỳ trước
Truy tà Pháp đình (1633) tuyên bố những điều tiên sinh nói và viết là sai,
không đúng với sự thật.
Bị ép buộc phản lại cả một chân lý, tiên
sinh tự đè nén không được nên chỉ sau lời tuyên bố trên, tiên sinh tiếp tục
nói: “E pur si muove” nghĩa là tuy vậy nó vẫn xoay. Ý tiến sinh nói trái đất vẫn
xoay chớ không đứng một chỗ.
Về già, tiên sinh mù lòa (vì ngó mặt trời,
các tinh tú nhiều lần), sống dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp đình nói trên.
Trước khi tạ thế, tiên sinh còn để lại một
số bánh xe răng cưa sắp theo một hệ thống, kèm theo một bức họa, cốt cách đầu tiên của đồng hồ hình quả lắc ngày nay, một số
phương pháp làm tính thiên văn học (vì loại
tính này rất nhiều số và rắc rối lắm.)
Trích
tác phẩm DANH NHÂN THẾ GIỚI
của Trịnh Chuyết
của Trịnh Chuyết