Nó
nói lời tha thứ. Nó cầu nguyện và hứa với lòng là tha thứ. Và nó thấy mình đã
tha thứ. Xong!
Nhưng, thật ra chưa xong.
Nó đã bị xúc phạm. Nó cảm thấy tức giận. Nó
tự ái tổn thương. Nó ôm hận trong lòng.
Nhưng một lúc nọ, nó hiểu ra giá trị và lợi
ích của tha thứ. Thế là nó bảo bản thân hãy tha thứ. Nó nói lời tha thứ. Nó cầu
nguyện và hứa với lòng là tha thứ. Và nó thấy mình đã tha thứ. Xong!
Nhưng, thật ra chưa xong.
Vì:
Thỉnh thoảng trí nhớ lại lôi ra ký ức bị
xúc phạm. Rõ mồn một!
-
Lòng nó lại sôi lên.
-
Lại đau.
-
Lại tức.
-
Lại buồn.
-
Lại giận.
-
...
Sự việc cứ như mới xảy ra cách đây vài
phút.
-
Tha nhưng chưa thể quên.
-
Chưa quên được nên lòng lại nổi sóng.
Làm sao quên đây? Cấu trúc tự nhiên của trí
nhớ con người là gợi lại những biến cố đã xảy ra mà. Nó thấy mình dường như
đang sống lại quá khứ.
-
Đuối.
-
Khó.
-
Nản.
-
Mệt.
Làm sao để hóa giải ràng buộc giữa ‘tha thứ’
và ‘ký ức’ không quên đây?
Loay hoay loay hoay…
Nó cuối cùng phát hiện ra chìa khóa giải gỡ
cho vấn đề này: bảo lòng mình hãy tha thứ tiếp mỗi lần ký ức gợi lại sự việc đã
qua, nghĩa là nó phải chủ động tha nhiều lần cho cùng một sự việc. Nó áp dụng
phát hiện này và thấy nhiều hiệu quả đem lại bình an.
Trí nhớ là một phần rất người, rất bình thường.
Cho nên, không nhất thiết phải quên đi dĩ vãng thì mới có thể nhẹ lòng. Thật vậy,
chỉ cần bảo lòng hãy tha thứ tiếp mỗi lần ký ức hiện về là được.
Thật ra, phát hiện của nó chẳng có gì là mới
vì chìa khóa ấy đã hiện hữu cả hai ngàn năm nay.
Một hôm, Phê-rô hỏi Thầy Giêsu: “Thưa Thầy, khi người khác xúc phạm đến con,
con phải tha thứ bao nhiêu lần? Có phải bảy lần không?”
Bảy là con số tượng trưng trong Kinh Thánh
chỉ về sự toàn bộ, luôn luôn, không giới hạn. Ý nghĩa là thế nhưng trong cái cố
chấp của con người bằng xương bằng thịt thì nó có thể 7 chỉ là 6 lần cộng thêm
1 là hết. Tha thứ 6 + 1 lần đôi khi đã là khó rồi.
Thầy Giêsu trả lời, một câu trả lời khôn
ngoan có sức giải thoát và đem lại sự bình an cho chính người tha thứ: “Thầy không bảo là bảy lần, mà là bảy mươi lần
bảy.” Theo nghĩa đen của mặt chữ, số lần tha thứ sẽ là 490. Nếu ta tha thứ
liên tục bằng ấy lần, ta sẽ tạo được thói quen và bản lĩnh tha thứ vững chắc. Theo
nghĩa sâu xa hơn của Kinh Thánh, bảy mươi lần bảy là luôn luôn, mãi mãi, vô hạn.
Tắt một lời, tha thứ cho người khác như Thiên Chúa đã và vẫn tha thứ cho ta.
Tại sao cần phải tha nhiều lần thế? Vì chẳng
còn cách nào tốt hơn. Muốn biết câu trả lời xác thực, làm rồi sẽ thấy tác dụng.
Điều kì diệu sẽ xảy ra.
-
Tha thứ là tự giải thoát lòng mình khỏi
gông cùm nặng nề.
-
Tha thứ là khôn ngoan mở tay đón bình an
cho chính mình.
-
Tha thứ là biết thương mình.
-
Tha thứ là hóa giải căng thẳng, kiến tạo
hòa bình cho môi trường sống.
-
Tha thứ cho người để mình được tha thứ.
-
Tha thứ cho mình để người được tha thứ.
-
Tha thứ là bổn phận vì chính mình đã nhiều
lần được Thiên Chúa thứ tha trước. (Mt 6:14, 18:35; Col 3:13)
-
Tha thứ mà không cần lời xin lỗi, để sự
tha thứ được cao cả.
-
Tha thứ chỉ có lợi chứ không có hại.
-
Tha thứ là một tên gọi của yêu – yêu
mình và yêu người.
“Thiên Chúa là tình yêu!”
(1Gioan 4:8)
-
Ai yêu thì giống Thiên Chúa.
-
Ai tha thứ thì biết Thiên Chúa.
Và, Thiên Chúa muốn tất cả đạt được hạnh
phúc tròn đầy nhất, chan hòa nhất.
Tái
bút:
Có thể dâng sự tha thứ của mình lên
Chúa để cầu nguyện cho một ai đó mình yêu thương. Giản dị, nhưng đẹp và thánh lắm!
Bây giờ, nó đã hiểu.
Nó thầm thĩ đọc kinh Lạy Cha.