Cuộc đời vẫn xoay chuyển, vần xoay…
nhưng đời con người đâu có dừng tại chỗ, cái không ngờ luôn là cái ngờ… Giữa
lúc đang sống trên tột đỉnh của vinh quang. Anphongsô đã cảm thấy thế nào là cuộc
đời, thế nào là sự xấu hổ, thế nào là thất bại...
Một
thanh niên tuấn tú 16 tuổi đời. Một luật sư danh tiếng khắp Napoli thời
Anphongsô lớn lên. Một trạng sư bách chiến bách thắng. Một người con yêu quí của
ông bà Don Giuseppe de Liguori và Donna Catarina Anna Cavalieri.
Alphongsô
là niềm tự hào, vinh dự và hy vọng của ông bà Don Giuseppe de Liguori va Anna
Cavalieri. Anphongsô luôn là ước mơ độc nhất của ông Don Giuseppe de Liguori để
con ông được thăng tiến địa vị trong xã hội và làm vinh danh cho gia đình De
Liguori.
Cuộc
đời vẫn xoay chuyển, vần xoay… nhưng đời con người đâu có dừng tại chỗ, cái
không ngờ luôn là cái ngờ… Giữa lúc đang sống trên tột đỉnh của vinh quang.
Anphongsô đã cảm thấy thế nào là cuộc đời, thế nào là sự xấu hổ, thế nào là thất
bại…
MỘT
CON NGƯỜI ĐÃ ĐI VÀO THẾ KỶ ÁNH SÁNG,
ĐÃ ĐI VÀO LỊCH SỬ CON NGƯỜI
ĐÃ ĐI VÀO LỊCH SỬ CON NGƯỜI
Được
sinh ra trong một gia đình thế giá thế Kỷ Ánh Sáng. Cha mẹ đều là người có thế
giá, có uy quyền trong triều đình Napoli. Anphongsô đã đi vào đời với tất cả ước
mơ của con người. Cha mẹ nào lại không mong ước cho con cái mình thành đạt, cho
con cái mình được trọng vọng. Cha của Anphongsô cứ đinh ninh Anphongsô rồi sẽ nối
gót, kế thừa cha trong sự nghiệp binh bị. Anphongsô lại là một cậu bé hết sức
thông minh, hết sức khôn ngoan. Cậu học giỏi, nhưng lại có rất nhiều tài năng:
cầm, kỳ, thi, họa. Người ta vẫn không ngoa khi đánh giá Anphongsô là con người
tài đức song toàn. Cha mẹ của Anphongsô hết sức kỳ vọng vào cậu. Và ông bà
không hãnh diện sao được khi Anphongsô tỏ ra hết sức nổi bật trong mọi lãnh vực.
Ông bà Don Giuseppe de Liguori ước mơ cho Anphongsô sẽ có người vợ đẹp, để sinh
ra những đứa con ngoan, học hành giỏi giang. Ông bà De Liguori ước vọng như thế
quả chẳng có gì là quá đáng. Anphongsô đã đi vào đời, đã đi vào lịch sử con người
và chính Người đã làm nên lịch sử đời mình khi mới có 16 tuổi đời, đã giật được
hai mảnh bằng tiến sĩ luật đạo và đời. Anphongsô đã khoác vào mình bộ áo luật
sư dài, rộng thênh thang vì vóc dáng cậu còn quá trẻ. Thanh bảo kiếm đeo bên
mình càng làm Anphongsô kiên định trong địa vị của mình. Thanh bảo kiếm ấy chứng
tỏ Người thuộc dòng dõi quí tộc, thế giá trong Thế Kỷ Ánh Sáng. Bao nhiêu vụ kiện,
bao nhiêu cuộc biện hộ của Anphongsô cho các thân chủ đều mang lại chiến thắng.
Giữa lúc, Anphongsô đang hăng say với chiến thắng, giữa lúc Anphongsô tưởng rằng
mọi sự cứ như vậy, giữa lúc Anphong tỏ ra bách chiến bách thắng thì…
MỘT
VỤ KIỆN BỊ THUA KHIẾN ANPHONGSÔ TỪ BỎ TẤT CẢ
Một
vụ kiện tầm cỡ chưa từng có đến nay. Liên quan đến những hoàng thân quốc thích,
những bá tước quận công. Một lãnh địa và những số tiền nợ, lãnh địa Amatrice, rộng
bằng cả một tỉnh lẻ. Với những con số 150.000 ducats, 4.000 ducats v.v…
Nữ
công tước Victoria di Montefeltro della Rovere, vợ goá của công tước Ferdinando
II de Medicis, thuộc dòng dõi một sĩ quan làm công thần của Hoàng đế Charles
Quint, bà là bên nguyên. Họ chọn luật sư Maggiochi biện hộ.
Bên
bị là công tước Philipo Orsini, ông này còn một món nợ lớn chưa đòi được, song
người ta đã làm giấy tờ cầm thế cho ông lãnh địa Amatrice, “với quyền thụ hưởng, ông và các kẻ thừa kế ông; không ai được phép
dính dáng vào, bao lâu ông chưa hết nợ nần”. Luật sư Alfonso biện hộ cho
bên bị.
Anphongsô
còn trẻ, các lập luận như đinh đóng cột. Người lại thông minh, nhanh nhảu và trẻ
trung. Ai cũng hoan hô sự lập luận vững chắc của Người. Ai cũng tin tưởng Người
sẽ chiến thắng như bao vụ kiện khác. Nhưng con đường của Chúa thật diệu kỳ. Giữa
lúc Phaolô đang hăng say bắt bớ các môn đồ, bắt bớ Giáo Hội, bắt bớ các Kitô hữu
để nhốt vào tù. Giữa lúc Phaolô tưởng rằng mình chiến thắng thì Chúa đánh ông
ngã ngựa. Phaolô thất bại, Phaolô chiến bại rõ ràng. “Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì?” Đường của Chúa thật diệu kỳ… Tâm
Tư của Chúa không ai có thể dò thấu… Anphongsô cũng thế với những lời biện bác
khúc triết, với những lập luận sắc bén. Anphongsô có ngờ đâu… Đường của Chúa
quá diệu vợi. Một sai lầm, một quên sót nhỏ nhất đã làm cho Anphongsô thua kiện:
“…Sắc diện đỏ lên vì tức giận, xấu hổ cho
chiếc áo pháp đình khoác trên vai, Alphongsô không còn nghe gì nữa, cả tiếng an
ủi được thốt ra bởi vị chủ tịch tối cao Caravita; anh cúi đầu, đi thẳng ra
ngoài một mạch.”
“Hỡi thế gian, ta biết ngươi rồi… vĩnh biệt
pháp đình.”
Anphongsô
đã hiểu thế nào là thất bại. Anphongsô thua kiện để Thiên Chúa được thắng kiện.
Đó là cái nghịch lý của cuộc đời mà Anphongsô đang trải qua. Anphongsô đã bỏ tất
cả. Giờ đây chỉ còn Chúa và các bệnh nhân.
Tiếng
vọng của Thiên Chúa luôn thôi thúc Anphongsô: “Hãy để thế gian lại đó và hiến mình cho Ta.”
Anphongsô
đã tỉnh giấc mơ, đã hoàn hồn sau một cơn đau khổ khủng khiếp và rồi, một hôm tại
nhà thờ Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi, quỳ dưới chân bức tượng, Anphongsô đã nói: “Vĩnh biệt thế gian và của cải phù vân! Lạy
Chúa, đời con nay thuộc về Chúa. Chức tước và của cải gia đình con, con xin
dâng làm của lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa con và cho Mẹ Maria…”
Anh
rút gươm ra, đặt dưới chân Mẹ bồng con:
Hôm
đó là ngày 29/8/1723, ngày đứa con quay về với Cha nhân hậu.
CÁI
KỲ DIỆU CỦA CUỘC ĐỜI
Thánh
Anphongsô đã như một Phaolô ngã ngựa trên đường Damas và rồi Người đã nhận ra
tiếng Chúa gọi. Thanh bảo kiếm đặt dưới chân Đức Mẹ chuộc kẻ làm tôi nói lên sự
từ bỏ danh vọng, quyền hành, địa vị, chức tước. Thánh Anphongsô đã nhận ra cái
phù phiếm của cuộc đời: “Phù vân. Tất cả
đều là phù vân”. Thánh Anphongsô chọn Chúa làm gia nghiệp cho cuộc đời
mình. Lời thánh Kinh “Hãy đi, bán hết những
gì con có. Đem cho kẻ khó. Và sau đó đến đây theo Thầy” (Lc 18, 22; Mt 19,
21). Lời của Chúa nói với người thanh niên giầu có hôm nay thúc bách thánh
Anphongsô thực sự, Người đã quyết định, một quyết định, một sự chọn lựa làm cho
cha mẹ của Người rất đau lòng vì ông bà chưa nhận ra ý Chúa…
Thánh
Anphongsô đã chọn và Người đã nhất định dành tất cả cho Chúa…
DÒNG
CHÚA CỨU THẾ ĐƯỢC KHAI SINH
Năm
1732, tại thị trấn Scala (trong vương quốc Napoli), thánh Anphongsô Maria đệ
Liguori, vì động lòng thương cảm những người nghèo khó, nhất là đám nông dân
chiếm phần đa số trong miền, đã thành lập Dòng Chúa Cứu Chuộc, để đi theo chính
Đấng Cứu Thế rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó.
“Người đã sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo
khó” (Lc 4, 18)
Thánh
Anphongsô và các tu sĩ của Ngài, sáng chói nhất có thánh Giêrađô Majella, đã nỗ
lực đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng của dân quê nghèo thời đó, bằng các kỳ Đại
Phúc thừa sai, các tuần tĩnh tâm, các tuần tái phúc, theo gương thánh Phaolô đã
làm (Cv 15, 36).
Dòng
Chúa Cứu Thế từ ngày thành lập cho đến nay, đã trải qua biết bao thăng trầm,
nhưng Chúa vẫn gìn giữ, ủ ấp để rồi Dòng Thánh vẫn luôn vươn lên, tiếp tục rao
giảng Nước Thiên Chúa và giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người, đặc biệt những người
bơ vơ, tất bạt.
Lm
Giuse Maria Nguyễn Hưng Lợi DCCT