Kiệt tác tuyệt đẹp
từ diêm này có chiều dài 2,3m và cao 1,5m. Mỗi que diêm được xếp lần lượt để tạo
nên cấu trúc đặc trưng của kiến trúc Paris
cổ vốn được xem là hình mẫu hoàn hảo nhất cho kiến trúc Gothic trên thế giới.
Kiệt tác tuyệt đẹp từ
diêm này có chiều dài 2,3m và cao 1,5m. Ông Patrick Acton, một nghệ nhân người
Anh đã dành 10 năm để sáng tạo mô hình Nhà thờ Đức Bà Paris thu nhỏ. Công trình
của ông được ghép từ 298.000 que diêm, 55 lít keo gỗ và 2.000 chiếc tăm.
Được
biết, tổng cộng thời gian ông Patrick Acton hoàn thành tác phẩm là 2.000 giờ.
Kiệt tác tuyệt đẹp từ diêm này có chiều dài 2,3m và cao 1,5m.
Mỗi que diêm được
xếp lần lượt để tạo nên cấu trúc đặc trưng của kiến trúc Paris cổ vốn được xem là hình mẫu hoàn hảo nhất
cho kiến trúc Gothic trên thế giới.
Niềm đam mê của ông P atrick được
bắt đầu từ năm 1977 khi ông hoàn thành một mô hình nhà thờ thu nhỏ ở địa phương
bằng 500 que diêm.
Trong 10 năm miệt mài nghiên cứu cách làm mô hình thu nhỏ của
Nhà thờ Đức Bà Paris, ông Patrick tiết lộ, ông đã mất tới 8 năm chỉ cho việc
sưu tầm vật liệu.
Ông đã mất 10 năm để sưu
tầm vật liệu và sáng tạo nên công trình này.
Nghệ nhân 59 tuổi chia sẻ:
“Tôi đã yêu thích kiến trúc từ nhỏ, đặc
biệt là kiến trúc Gothic kể từ ngày tôi còn là một cậu bé ở trường tiểu học.
Tôi đã đặt ra mục tiêu làm nên công trình này cách đây 10 năm nhưng đã gặp khó
khăn trong việc xây dựng kết cấu bởi kiến trúc của Nhà thờ Đức Bà rất phức tạp.”
Hiện tại, ông Patrick
Acton đang có kế hoạch từ bỏ công việc của một chuyên gia tư vấn để dành toàn
thời gian cho các mô hình bằng diêm yêu thích. Mỗi tác phẩm của ông bán được
hàng trăm ngàn Bảng Anh.
Mô hình Nhà thờ Đức
Bà Paris của
ông Patrick Acton làm mọi người khâm phục. Vẻ đẹp của công trình là điều đầu
tiên gây ấn tượng, nhưng tài khéo của ông không làm cho mọi người thán phục bằng
sự kiên nhẫn của ông.
Tài khéo
là của riêng ông nhưng kiên nhẫn là điều ai cũng có thể có được, là ngôn ngữ chung của tình yêu và niềm tin:
Giáo Hội là một nhà
thờ lớn được Chúa xếp bằng ti tỉ que tăm nhỏ là mỗi người chúng ta. Công trình
cứu độ cần được hoàn tất bởi sự kiên nhẫn của tình yêu và niềm tin, tình yêu của
Thiên Chúa và niềm tin của con người.
Tình yêu không bao
giờ lên án mà chờ đợi trong hy vọng là cách ứng xử của Thiên Chúa đối với nhân
loại, kiên nhẫn chờ đợi trong thời gian 40 năm đóng tàu của ông Nôê, kiên nhẫn
chờ đợi không kể thời gian của người cha đối với đứa con hoang đàng... “Chúa kiên
nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho
mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải.” (2Pr 3,9)
Tình yêu kiên nhẫn
chờ đợi là cách ứng xử của Chúa đối với tội lỗi của nhân loại, còn niềm tin kiên
nhẫn chờ đợi vào chiến thắng sau cùng Chúa hứa là nguồn sức mạnh cho những ai
theo Chúa, giữa muôn nghìn thử thách. Chúa không hứa một cuộc sống êm ả cho những
ai theo Chúa, nhưng Chúa hứa chiến thắng sau cùng cho ai kiên nhẫn: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù
ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.” (Mc 13,13)
Chiến thắng đó được
bảo đảm bằng chính cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên!
Thầy đã thắng thế gian." (Ga 16,33)
Sự kiên nhẫn của
tình yêu Chúa cộng với sự kiên nhẫn của người tin vào Chúa làm nên giá trị khôn
sánh của ơn cứu độ. Trong chương trình cứu độ bởi tình yêu Chúa, sự sống thiêng liêng của từng người có
một giá trị tuyệt đối, đối với Chúa và đối với những ai tin theo Chúa: “Căn cứ
vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì
chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em.” (1Ga
3,16)
Sự sống Đức Kitô
mang lại đó chính là giá trị tuyệt đối đem lại hạnh phúc và sự sống đời đời vượt
trên mọi giá trị: “những gì xưa kia tôi
cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất
cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu,
Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức
Kitô và được kết hợp với Người.” (Pl 3,7-9)