THỨ TƯ - TUẦN 15
Bài đọc 1 Năm lẻ
Môsê thấy ngọn lửa giữa
bụi gai, nhưng bụi gai không bị thiêu hủy. Môsê tự nhủ: “Ta tạt qua nhìn quang
cảnh hùng vĩ ấy”… “Thiên Chúa phán: “Chớ lại gần,… vì chỗ ngươi đang đứng là
thánh địa đó… Ta là Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp.” Môsê đã che mặt
đi vì ông sợ không dám nhìn đến Thiên Chúa (Xh 3,2-3.5-6).
Trong Kinh
thánh, lửa là dấu hiệu chung về sự hiện diện của Thiên Chúa. Một cột lửa hướng
dẫn Israel qua sa mạc (Xh 13,21). Khói lửa cũng chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa
trên núi Sinai khi Môsê nhận mười điều răn (Xh 19,18). Chúa Thánh Thần hiện
xuống trên các môn đệ dưới hình lưỡi lửa (Cv 2,20).
Lửa có gì độc đáo khiến nó
trở thành dấu chỉ thích hợp về sự hiện diện của Thiên Chúa?
Trái đất đầy dẫy thiên
đàng, và mọi bụi cây đều cháy tỏ ánh sáng của Thiên Chúa. Nhưng có kẻ đã thấy
và cởi giày ra, còn những người khác chỉ ngồi quanh và hái được những trái mâm
xôi (E.B. Browning).
Bài đọc 1 Năm chẵn
Vua Assyria khoe khoang
tự phụ: “Nhờ sức mạnh tay ta, ta đã hành động, và nhờ sự khôn ngoan của ta nữa,
vì ta thông minh. Nhưng Thiên Chúa phán: “Cái rìu lại lên mặt với kẻ cầm rìu mà
chặt sao?” (Is 10,13.15).
Vua Assyria
khoe khoang tự phụ rằng quân đội của ông đã tàn phá Israel ở phía Bắc và giờ
đây sẽ tàn phá Giuđa ở phía Nam nữa. Nhưng Thiên Chúa hạ nhục ông mà rằng “Thật ra, hành động của ngươi chỉ là một cái
rìu Ta dùng để làm sạch vườn nho là Giuđa của Ta. Đối với ngươi, tin những gì
Ta đang làm ở Giuđa cũng giống như một tiếng vang tin rằng chính nó tạo ra âm
thanh.”
Lời Chúa nói với vua Assyria
đem đến cho tôi sứ điệp gì? Tôi có thể đáp trả sứ điệp này ra sao?
[Chúa Giêsu nói,] “Ai ở
lại trong Thầy… người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng
làm được gì” (Ga 15,5).
Bài Tin Mừng:
Chúa Giêsu nói: “Lạy
Chúa… Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng
lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25).
Một bài thi
dành cho thí sinh gồm 20 câu trả lời cho vấn nạn này: “Bạn là ai?” John Glenn nói: “Một
vài câu trả lời đầu thì dễ: Tôi là người. Tôi là phi công. Tôi là người Mỹ. Sau
đó, các câu hỏi càng lúc càng khó hơn.” Nhận xét của Glenn cho thấy một
điểm rất quan trọng: Chúng ta có thể biết rất nhiều về bản thân, nhưng không
biết được chính mình. Cũng thế, chúng ta có thể biết rất nhiều về Chúa, nhưng
không thưc sự biết Ngài là ai. Chúa Giêsu nhận ra điều này khi ngợi khen Cha vì
đã mạc khải cho những kẻ bé mọn điều mà Cha dấu những bậc khôn ngoan thông
thái.
Biết về Chúa là việc của
khối óc, nhưng biết Ngài là ai lại là việc của con tim. Điều này gợi lên câu
hỏi: nhận thức của trí khôn khác với cảm nhận của con tim như thế nào?
Biết Chúa không phải chỉ
là mở sách ra và đọc về Ngài, nhưng là mở lòng ra và yêu mến Ngài.