TÌNH
YÊU
Ta thường hiểu yêu theo nghĩa thụ động
hơn là chủ động. Nói cách khác, ta mong “được người yêu” hơn là “yêu người”.
Ngày nay chúng ta hiểu biết nhiều hơn thời xưa về sự phức
tạp của bản tính loài người, và về những động cơ khác nhau đàng sau những việc
chúng ta làm. Yêu thương chẳng hạn: Thật không đơn giản, mà có tới ít ra 5 loại:
-
Thứ nhất là tình yêu vụ lợi: ta yêu
thương người nào đó vì người đó có lợi cho ta. Nhưng đây không phải là tình yêu
mà là vị kỷ. Tôi yêu điều gì đó nơi bạn chứ tôi không yêu bạn.
-
Thứ hai là tình yêu lãng mạn: chúng
ta có tình cảm với người nào đó bởi vì người ấy làm cho mình thích. Đây cũng
không phải là tình yêu mà chỉ là đam mê. Ta tưởng mình yêu người đó nhưng thực
chất là ta yêu chính mình. Thông thường tình yêu lãng mạn không bền vững. Bởi
đó nhiều cặp vợ chồng bị thất bại.
-
Thứ ba là tình yêu dân chủ, dựa trên
sự bình đẳng trước pháp luật. Ta tôn trọng người khác vì họ cũng là công dân
như ta. Ta nhìn nhận những quyền tự do của họ để họ cũng nhìn nhận những quyền
tự do của ta. Sở dĩ ta làm điều gì tốt cho họ là vì để họ cũng làm điều tốt cho
ta.
-
Thứ tư là tình yêu nhân bản: đây là
yêu người cách chung. Điểm yếu của loại tình yêu này là trừu tượng chứ ít khi cụ
thể: tôi yêu người, nhưng tôi không gắn bó với người nào cả.
-
Thứ năm là tình yêu Kitô, nghĩa là
yêu như Đức Kitô đã yêu. Đây là tình yêu vô vị lợi, yêu khi chẳng có gì lợi cho
mình. Tình yêu này tồn tại vững bền bất chấp thù nghịch và bắt bớ. Tình yêu này
thể hiện qua phục vụ và hy sinh.
Chúng ta chỉ có thể yêu đến mức độ thứ năm này nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh
Thần.
Ta thường hiểu yêu theo nghĩa thụ động hơn là chủ động.
Nói cách khác, ta mong “được người yêu” hơn là “yêu người”. Vì nghĩ thế nên ta
dồn mọi cố gắng để thành công, để giàu có, để có sức quyến rũ… Kết quả là chẳng
được tình yêu thực sự nào cả, vì người khác chỉ yêu cái thành công, cái giàu có
và cái quyến rũ của ta chứ không phải yêu ta.
Trái lại nếu ta “yêu người” thì người sẽ yêu ta vì chính
con người của ta. Có ba tình trạng yêu thương:
(1)
Không yêu và không được yêu: tình trạng này giống như hỏa ngục ngay ở đời này;
(2)
Yêu mà không được yêu lại: tình trạng này tuy đau khổ nhưng khá hơn tình trạng
thứ nhất;
(3)
Yêu và được yêu: Đây chính là tình trạng hạnh phúc của Chúa Giêsu: “Như Cha Thầy
đã yêu thương Thầy, Thầy cũng yêu thương các con”.
Tình yêu là một sự chọn lựa, vì không ai ép được tình
yêu. Nhưng từ chối không yêu tức là bắt đầu chết. Điều tồi tệ nhất trong các điều
tồi tệ là một cuộc sống lạnh lẽo vô tình.