(Hát
một bài tôn thờ Thánh Thể)
Lời
dẫn:
Một
năm đang trôi qua và một năm đang đến. Biết bao điều sầu buồn đã đến và đã đi,
để lại sự khôn ngoan; biết bao nỗi vui mừng đã đến mà nay phải lùi lại đàng sau
nhường chỗ cho những cuộc tìm kiếm mới. Cuộc đời là một hành trình tìm kiếm
điều thiện hảo, tìm kiếm và tìm kiếm,… không ngừng.
Ngày
Tết, ai cũng chúc nhau hạnh phúc, chúc nhau những điều thiện hảo. Nhưng đâu là
điều thực sự thiện hảo?
Ai cũng đi tìm nhưng chỉ có một ít người gặp được. Điều thiện
hảo ở đó, hạnh phúc ở đó, ngay bên cạnh mỗi người trong cuộc sống, vậy mà khi
nó đi qua người ta mới hối tiếc là không biết nó ở ngay bên cạnh mình.
Hạnh
phúc bị bỏ qua, không phải vì đó là điều vượt quá khả năng nhận biết của con
người, mà vì người ta không muốn biết. Đây thực sự là một vấn đề quan
trọng trong đời sống, đặc biệt trong đời sống đức tin, là điều đáng được quan tâm trong
năm đức tin này.
Lời Chúa: (mời đứng)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca,
Hôm ấy, tại hội đường Na-da-rét, sau khi đọc sách ngôn sứ Isaia, Đức Giêsu bắt đầu nói với
họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."
Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng
Người.
Người nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ:
Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm
tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!" Người
nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại
quê hương mình.
"Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời
hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở
trong nước Ít-ra-en; thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng
chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. Cũng vậy, vào thời
ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không
người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi."
Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người
ra khỏi thành - thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để
xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
Đó là Lời Chúa.
Suy niệm: (mời ngồi)
Tại sao lại có sự thay đổi mau chóng đến thế giữa hai thái độ của dân Nadarét, lúc mới
nghe Chúa nói thì “tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng
Người” mà sau đó lại “kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực”?
Biến cố này diễn tả cuộc đấu tranh trong tâm hồn mỗi người, để có một chọn lựa
giữa các giá trị Nước Trời và trần thế, giữa ánh sáng và bóng tối.
Vâng, mỗi một con người là sự kết hợp lạ lùng và kỳ diệu giữa tinh thần
và thể chất, giữa hồn và xác, giữa thần linh và phàm tục.
Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa nên chỉ có Lời Chúa mới là
thức ăn làm cho lòng người được no thỏa. Trong vườn địa đàng hôm xưa, hạnh phúc
của Ađam là ngày ngày có Chúa đến đàm
đạo, nhưng ngay sau khi ăn trái cấm Ađam đã trốn chạy khi nghe tiếng bước chân
của Chúa trong vườn địa đàng.
Người sáng mắt ưa thích và tìm đến ánh sáng, còn người đau mắt thì ngược
lại. Cũng vậy, tội lỗi và sự ác đố kỵ với ánh sáng. Đức Giêsu nói: "Tôi
là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ
nhận được ánh sáng đem lại sự sống." (Ga 8,12).
Người dân Nadarét ngày xưa thoạt tiên ắt là vui mừng lắm khi nghe biết
về những sự lạ Chúa đã làm: Họ hãnh diện thấy “người làm phép lạ” đó là đồng
hương của mình, và mong lắm được làm người đồng hương của Đấng Cứu Thế. Thế
nhưng “đấng cứu thế" họ mong ước đó phải thỏa
mãn được các nhu cầu của họ, trước hết là dành độc lập cho dân tộc, và trong việc dành độc lập cho dân tộc cũng phải có
cả sự thỏa mãn các nhu cầu thế tục, những đam mê và dục vọng của họ.
Thê nên họ đã có chút chưng hửng khi nghe Chúa dạy về một tình yêu trao
tặng, về vẻ đẹp của sự hy sinh quên mình vì người khác, về sự cao thượng linh
thánh của lòng tha thứ… Dù vậy họ vẫn còn một chút hy vọng cho những đam mê thế
tục của mình, và đã ra cho Chúa một bài trắc nghiệm vớt vát mà Chúa đã đọc thấy trong lòng họ: “Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại
Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!"
Chất vấn đó cũng chính là cơ hội để Chúa cho thấy rõ sự khác biệt căn
bản giữa Đấng Cứu Thế Thiên Chúa sai đến với “đấng cứu thế” theo suy tính của
con người, giữa chương trình cứu độ của Chúa và mọi kế hoạch tìm kiếm một đời sống
hạnh phúc do con người hoạch định, như lời Chúa đã báo trước trong sách tiên tri Isaia: “Thật
vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các
ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Trời cao hơn đất
chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng
của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy.” (Is 55,8-9)
Và khi thấy Chúa Giêsu không là “đấng cứu thế” như họ mong muốn, họ thấy
cần phải quyết liệt loại bỏ ngay lập tức kẻo Chúa có thể lôi kéo nhiều môn đệ
theo Chúa, và những người môn đệ đó sẽ chẳng những không tán thành mà còn phản đối các
chương trình cứu độ theo sự tính toán đầy tính thế tục của họ.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Ngay từ những ngày đầu tiên rao giảng Chúa đã gặp sự đối kháng từ những
người thân thiết nhất. Những sự đối kháng đó tăng dần và đi đến tột điểm là bản
án dành cho Chúa trên đồi Canvê. Bản án họ dành cho Chúa cũng là bản án họ tự
kết án chính mình.
Chúng con ngạc nhiên vì sự cứng lòng tin của họ: những phép lạ Chúa làm
thật quá tỏ tường, cho thấy thần tính siêu việt của Chúa, nhất là những phép lạ
đó luôn hướng về hạnh phúc của con người mà ai cũng có thể dễ dàng thấy được:
người mù thấy được, kẻ điếc nghe được, người què đi được…
Thế nhưng khi tìm hiểu lý do tại sao Chúa đã không làm một phép lạ nào
tại Nadarét, chúng con thấy mình cũng chẳng hơn người Nadarét xưa: Chúa đã
không làm phép lạ cho họ không phải vì Chúa không thương họ nhưng chỉ vì Chúa
muốn họ hướng tâm hồn về một mục đích cao thượng hơn, về một giá trị đáng tìm
kiếm hơn, về một hạnh phúc bền vững hơn, và vì họ quyết liệt từ chối mà “Chúa đã băng qua giữa họ mà
đi.” Phần chúng con hôm nay, cũng vậy, rất nhiều khi chúng con chạy đến
Chúa chỉ vì những lợi ích chóng qua; và khi thu nhập kinh tế cũng như sức khỏe
khá ổn định thì chúng con lại quên Chúa luôn.
Ngày nay vẫn còn nhiều lắm những chuyện vì một chút lợi lộc chóng qua,
một chút sắc đẹp nay còn mai hết, mà nhẫn tâm lường gạt anh em, chối bỏ những đứa
con Chúa ban, dửng dưng trước sự khốn cực của anh em mình.
Có khi chỉ vì một món lợi cỏn con mà chúng con đánh mất tình bạn, vì một
chút sĩ diện hão mà cư xử với người thân như kẻ thù.
Cho dù người khác có sai đến đâu nhưng nếu chúng con nóng giận là chúng
con đi sai đường lối của Chúa, và xô Chúa xuống vực thẳm rồi. Chúa đã
truyền cho Phêrô: “Hãy xỏ gươm vào vỏ,” khi ông rút gươm bảo vệ Chúa vì
thấy Chúa bị bắt một cách hết sức vô lý.
Vâng, Chúa luôn nhìn thấy và tìm kiếm cái lợi thực sự cho người khác, kể cả
cho kẻ làm hại mình.
Lạy Chúa, giáo lý của Chúa đi ngược lại với những bản năng hạ đẳng của
chúng con, nhưng đó mới thật là giáo lý đưa chúng con thoát ra khỏi ngọn lửa
hỏa ngục nung đốt hoài những tấm lòng giận ghét, thù oán.
Mỗi khi chúng con đến gần Chúa, rước Chúa vào lòng, xin Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần tình yêu Chúa xuống lòng chúng con, để
chúng con nhìn ra và hiểu được vẻ đẹp tuyệt với của tình yêu vượt thắng hận
thù, đặc biệt trong năm đức tin này; xin cho chúng con dùng đời sống yêu thương
mà làm chứng cho niềm tin của mình; xin cho mỗi người chúng con đều có phần góp sức của mình
trong việc xây dựng một thế giới mới, trong đó mọi người tìm gặp được hạnh phúc
trong một tình yêu quên mình, “Yêu Chúa hết lòng và yêu người khác như chính mình”. Đó là toát lược mọi lề
luật Chúa đã ban cho chúng con.
Xin cho chúng con luôn vững vàng trong giáo lý yêu thương của Chúa, bất
kể mọi bình phẩm, mọi chống đối, mọi tính toán vị kỷ của trần thế, như Chúa đã không đến để làm vừa lòng cho
những tính toán vị kỷ và đầy tính thế tục của người nghe mà hướng dẫn mọi người
về Nước Trời, về hạnh phúc thật mà chỉ ai tin mới hiểu.
Dù không được ủng hộ,
dù bị chống đối, Chúa vẫn vững bước trên con đường yêu thương, "băng qua giữa họ mà đi," (Lc 4,30)
Hát: “Lạy Chúa từ nhân…”
(Kinh hòa bình)