THỨ SÁU SAU
CHÚA NHẬT I THƯỜNG NIÊN
NĂM LẺ
Dt 4, 1-5.11;
Mc 2,1-12
BÀI
ĐỌC: Dt 4, 1-5.11
1 Thưa anh em, chúng ta phải sợ rằng trong khi lời hứa được vào
chốn yên nghỉ của Người vẫn còn đó, mà có ai trong anh em bị coi đã mất cơ hội.2
Quả thế, chúng ta đã được nghe loan báo Tin Mừng như những người kia. Nhưng lời
họ đã nghe không sinh ích gì cho họ, bởi vì những kẻ đã nghe không lấy đức tin
đáp lại lời giảng.3 Còn chúng ta là những người tin, chúng ta đang
vào chốn yên nghỉ đó, như lời Thiên Chúa đã phán: Nên Ta mới thịnh nộ thề rằng:
chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta. Công việc của Thiên Chúa đã hoàn
thành từ tạo thiên lập địa,4 như có chỗ Thiên Chúa phán về ngày thứ
bảy rằng: Khi đã làm xong mọi công việc, thì ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ.5
Trong đoạn thánh vịnh nói trên, lại cũng có lời chép rằng: Chúng sẽ không được
vào chốn yên nghỉ của Ta. 11 Vậy, chúng ta hãy cố gắng vào chốn yên
nghỉ này, kẻo có ai cũng theo gương bất tuân đó mà sa ngã.
ĐÁP
CA: Tv 77
Đ. Anh em đừng lãng quên những việc Thiên Chúa làm. (x. c 7b)
3 Chúng tôi đã từng nghe biết do cha ông
kể lại cho mình, 4bc sẽ tường thuật cho thế hệ mai sau:sự nghiệp lẫy
lừng, quyền uy của Chúa.
6b Rồi mai ngày đến lượt kể cho con cháu
mình. 7 Như vậy, chúng sẽ đặt niềm tin vào Thiên Chúa,không lãng
quên những việc Chúa làm và tuân giữ lệnh Người truyền dạy:
8 Đừng như thể cha ông, nòi ngoan cố
phản loạn, nòi tâm địa thất thường, dạ bất trung cùng Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Lc 7,16
Hall-Hall: Vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã
viếng thăm dân Người. Hall.
TIN MỪNG: Mc 2,1-12
Bấy giờ, Đức Giê-su trở lại thành
Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà,2 dân chúng tụ tập lại, đông đến
nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết. Người giảng lời cho họ.3 Bấy
giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng.4
Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới
dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại
liệt nằm trên chõng xuống.5 Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su
bảo người bại liệt: "Này con, con đã được tha tội rồi."6
Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng:7
"Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha
tội, ngoài một mình Thiên Chúa? "8 Tâm trí Đức Giê-su thấu biết
ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: "Sao trong bụng các ông
lại nghĩ những điều ấy?9 Trong hai điều: một là bảo người bại liệt:
"Con đã được tha tội rồi", hai là bảo: "Đứng dậy, vác lấy chõng
của con mà đi", điều nào dễ hơn?10 Vậy, để các ông biết: ở dưới
đất này, Con Người có quyền tha tội, - Đức Giê-su bảo người bại liệt, - 11
Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà! "12
Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến
ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: "Chúng ta chưa
thấy vậy bao giờ!"
CHÚA GIÊSU VUA TÌNH YÊU
Chúa
Giêsu là Vua: Ngài cai trị chăm sóc dẫn dắt Hội Thánh bằng Lời. Ta nhớ lại ba
ngày trước đây Phụng Vụ cho ta đọc trình thuật ông Samuel đêm ngày để tâm nghe
Lời Chúa, tất cả đều rót vào tâm ông, ông không để một Lời nào của Chúa rớt
xuống đất (x. 1Sm 3,1-19). Nhờ đó, ông có uy tín điều hành mọi sinh hoạt cả
quốc gia của ông, dù ông không phải là vua, nhưng chính ông đã đặt Saolê làm
vua đầu tiên cho dân (x. 1Sm 10), sau này vì Saolê bất trung với Chúa, nên ông
đặt Đavid làm vua thay thế Saolê (x. 1Sm 16), và để điều hành mọi sinh hoạt của
dân, vua chúa phải hỏi ý kiến ông. Đúng là ông Samuel dùng Lời Chúa lãnh đạo
dân. Thế thì Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa, Lời sáng tạo vạn vật, điều khiển và
bảo tồn nó (x. Ga 1,1-18). Cụ thể qua Tin Mừng hôm nay (Mc 2,1-12: Tin Mừng)
cho chúng ta nhận biết vai trò thủ lãnh của Đức Giêsu chăm sóc dân:
Người ta ngồi chật
căn nhà, không còn ai có thể bước ra bước vào, để nghe Đức Giêsu giảng dạy và
xin chữa lành bệnh. Ngài tỏ ra vô cùng thương dân, nhất là những người đau khổ.
Lúc ấy có bốn người khỏe mạnh khiêng người bất toại đưa đến cho Ngài, nhưng
không tìm lối vào nhà được, vì dân ngồi chật ních, họ không chờ đợi người trong
nhà giãn ra, cũng không về để ngày mai đến sớm, và cũng chẳng đi tìm thầy khác,
họ mau lẹ leo lên mái nhà, dù không phải là nhà của họ mà họ dám liều đục sân
thượng một lỗ to, chắc chắn khi đục có nhiều người phản đối, nhưng họ cứ gan lỳ
đục cho bằng được, để thả người bất toại nằm trên chõng xuống trước mặt Đức
Giêsu (theo ông M C Helpern trích trong Tập Làm Giàu Kiến Thức Kinh Thánh trang
1119: Mái nhà của người Do Thái gác cây ngang tường và tô đất). Thế mà không
làm Đức Giêsu phẫn nộ, và chưa ai lên tiếng xin Ngài điều gì, thì Ngài đã nói:
“Này con, tội con đã được tha”. Câu
nói này làm cho những kinh sư có mặt phẫn uất, họ ấm ức trong lòng: “Ông này nói phạm thượng”, Đức Giêsu biết rõ suy nghĩ của họ, Ngài hỏi: “Tại sao các ông nghĩ thầm trong lòng như thế?”
Rồi Ngài hỏi họ: “Nói rằng tội con được
tha” hay “vác chõng mà về”, đàng
nào dễ hơn?” Thực ra cả hai câu ấy đều không thể nói mà sinh hiệu quả, nếu Ngài
không phải là Thiên Chúa. Đó là lý do họ im lặng. Đức Giêsu muốn chứng minh
Ngài là Thiên Chúa có quyền tha tội, Ngài liền ra lệnh cho người bất toại: “Vác chõng mà về”. Tức khắc bệnh nhân
đứng thẳng vác chõng hiên ngang đi về. Thế là mấy ông kinh sư rút lui, tìm mưu
tính kế nộp Đức Giêsu cho chính quyền Roma. Điều chúng đã ấm ức trong lòng lúc
nhìn thấy Đức Giêsu chữa lành cho người bất toại, trong ngày Thứ Sáu Tuần
Thánh, trước tòa án bật lên tiếng la hét: “Tên
này nói phạm thượng, nó phải chết” (x. Mc 14,64), và chúng nhớ lại Ngài đã
ra lệnh cho người bất toại “vác chõng mà về”, thì chúng muốn xử kiểu “gậy ông
đập lưng ông”: “Bây giờ mày vác thập giá
đi lên đồi để bọn tao đóng đinh!” Chính lúc đó, Đức Giêsu mới thực sự hoàn
tất ơn tha tội cho tất cả những ai biết sám hối tội mình và xin Ngài thương xót
giống anh trộm lành (x. Lc 23,40-43).
Chứng
từ trên đây ai cũng phải nhận ra Đức Giêsu thật là Vua quyền năng, yêu thương
tuyệt vời, nơi Ngài toát ra sự thu phục, mà người thành tâm thiện chí như bốn
người khỏe mạnh đã diễn tả Đức Tin và lòng mến:
-
Họ đã tìm được chân LÝ là Giê-su Vua quyền năng, yêu thương.
-
Họ mau LẸ
đưa người bất toại lên mái nhà.
-
Không phải nhà của họ, mà dám làm LIỀU đục mái thượng hòng thả bệnh nhân
xuống.
-
Khi ấy, chắc chắn có nhiều người phản đối,
nhưng họ vẫn gan LỲ cố đục cho bằng
được.
Chính
vì hành động Đức Tin của bốn người khỏe mạnh, mà tác giả Phúc Âm ghi: “Đức
Giêsu nhìn thấy lòng tin của họ” (x. Mc 2,5: Tin Mừng). Đức Tin thuộc
lãnh vực siêu hình, thế mà Đức Giêsu lại nhìn thấy, vì họ đã biểu lộ bằng hành
động: “LÝ – LẸ - LIỀU – LỲ”. Người
bất toại được lành mạnh là nhờ Đức Tin của bốn người này, đó là Tín Điều Các
Thánh Cùng Thông Công.
Đúng lý ra toàn
dân Do Thái từ khi thoát nô lệ Ai Cập về đất Chúa hứa, cũng như Chúa đã dùng
vua Ba Tư, người ngoại giáo là ông Cyros gải phóng họ thoát nô lệ Babylon và
còn tạo điều kiện cho họ trở về quê hương tái thiết Đền Thờ, thì họ phải nhận
ra Thiên Chúa toàn năng, vô cùng yêu thương, để có hành động Đức Tin “LÝ – LẸ -
LIỀU – LỲ” mà cất cao lời ca: “Lạy Chúa,
tình thương Chúa đời đời con ca tụng” (Tv 89/88,2a: ĐC năm chẵn). Thế mà họ
lại đòi ông Samuel phải đặt vua cho họ, như lối sống dân ngoại! Điều này làm
cho ông Samuel rất buồn bực, ông đến thưa cùng Chúa, và Chúa đã nói với ông: “Không phải chúng làm nhục ngươi, mà chúng đã
chọc thẳng vào mặt Ta”, ông Samuel trở về giải thích cho dân: “Nếu anh em đòi có vua, thì anh em phải làm
nô lệ cho cả vợ con ông ấy, anh em phải đóng thuế, những gì quý báu của anh em,
ông có quyền cướp trao cho đầy tớ của ông! Lúc ấy, anh em có kêu ca, oán trách,
thì Thiên Chúa cũng không nghe đâu”. Nhưng ông Samuel không thuyết phục
được dân, họ vẫn quyết liệt đòi có vua, và ông đã chiều theo ý họ! (x. 1Sm
8,4-22: Bài đọc năm chẵn). Làm như thế là Chúa nhục thêm, vì họ đã không chấp
nhận lời kinh: “Phúc thay quốc gia nào
được Chúa làm Chúa Tể” (Tv 144/143,15). Dẫu thế,Chúa vẫn ban Con Một cho
loài người tội lỗi. Vì Con Thiên Chúa mới thực là Đấng lãnh đạo cả loài người.
Ngài đúng là “Vị Ngôn Sứ vĩ đại xuất hiện
giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người” (Lc 7,16: Tung Hô Tin
Mừng). Ai tin theo Ngài, thì Ngài đưa họ vào “chốn nghỉ ngơi của Ngài”.
Tác giả thư Do
Thái (4,1-5.11: Bài đọc năm lẻ) đã nhắc lại trình thuật Sáng Thế thuở ban đầu:
Chúa dùng Lời tạo dựng vạn vật trong vũ trụ rất tốt đẹp nội trong sáu ngày, rồi
trao hết cho con người làm chủ, ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi, điều này báo trước
vào thời Tân Ước, Con Thiên Chúa bị giết vào ngày thứ sáu, được an táng trong
mộ vào ngày thứ bảy, đó là chốn nghỉ
ngơi của Ngài. Thế nên Nghi Thức làm Phép Huyệt trước khi hạ quan tài, Chủ
sự cầu nguyện: “Xin Chúa thánh hóa phần
mộ này để (A) được an nghỉ, đợi chờ
ngày phán xét, được cùng các thánh sống lại vinh hiển” (Mẫu B).
Vậy sống đời này,
ai được Chúa làm Chủ, khi họ kết thúc cuộc hành trình trên dương thế, người ấy
được vào nơi an nghỉ trong Chúa Giêsu, chắc chắn là được chia phần phúc sống
lại vinh hiển với Ngài. Vì thế “anh em
đừng lãng quên những việc Thiên Chúa làm” (Tv 78/77,7b: ĐC năm lẻ).
Ngày nay
mọi người phải thừa nhận rằng nước Mỹ đang lãnh đạo thế giới! Tại sao như thế?
Tôi tin chắc rằng họ được vinh dự đó là nhờ họ biết suy tôn và phó thác vào
Thiên Chúa trong mọi sinh hoạt của họ. Cụ thể:
* Tiền của Mỹ từ
đồng nhỏ nhất cho đến đồng lớn nhất đều có hàng chữ: “IN GOD WE TRUST” (Chúng
tôi tín thác vào Thiên Chúa).
Tiền này
được hầu hết các quốc gia trên thế giới ưa thích sử dụng trong lãnh vực thương
mại. Thậm chí xuống âm phủ người ta vẫn cần nó, chẳng vậy mà người ngoại giáo
khi đưa quan tài người thân ra nghĩa trang, họ thường dùng “dollars âm phủ” rải
đường để “gởi” xuống âm phủ cho các vong linh tiêu xài. Té ra lúc sống thì gõ
mõ tụng: “Nam mô a di đà Phật”, xuống âm phủ lại tụng: “IN GOD WE TRUST”!
Thế là dân
Mỹ mặc nhiên đã làm cho mọi người dù sống hay chết đều được phải tuyên xưng Đức
Tin: “Chúng tôi tín thác vào Thiên Chúa”.
* Ngày nhậm chức
Tổng thống, dân Mỹ đủ mọi sắc tộc, mọi tôn giáo tập họp trước quảng trường Nhà
Trắng cùng cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, tiếp đó vị Tân Tổng thống đặt tay lên
Sách Thánh tuyên thệ nhậm chức.
* Mỗi khi Quốc hội
Mỹ nhóm họp, họ đều bắt đầu cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha.
* Ngay cổng các
phi trường ở Mỹ, ai ai ra vào cũng đọc thấy hàng chữ lớn “GOD BLESS AMERICAN”
(Thiên Chúa chúc lành cho dân tộc Mỹ).
* Ngày 11-09-2001
tòa “Tháp Đôi” của Mỹ bị bọn khủng bố đánh sụp, đó là một biến cố đau thương
nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nếu biến cố ấy xảy ra ở nước khác, chắc chắn suy
nghĩ đầu tiên của dân tộc ấy là tìm cách trả thù! Trái lại, toàn dân Mỹ dù có
đạo hay không, việc đầu tiên của họ là tổ chức cầu nguyện! Điều tuyệt vời ở đây
là họ bị nạn vào ngày 11-09, mà không chọn ngày 12-09, cũng không lấy ngày
13-09, mà họ chọn đúng ngày 14-09 là ngày lễ “Suy Tôn Chiến Thắng Thánh Giá
Chúa Giêsu” để mọi người cùng thắp nến cầu nguyện! Điều này chứng tỏ họ
muốn hiệp thông với lời cầu nguyện được cử hành trong Phụng Vụ trên toàn thế
giới của người Công Giáo trong này lễ Kính Thánh Giá này!
Biến cố
Tháp Đôi của Mỹ bị bọn khủng bố đánh sập ngày 11-09-2001, thì ai cũng tin là do
Bin Laden, trùm khủng bố chỉ huy. Mỹ theo dõi Bin Laden gần 10 năm sau, tức là
vào đầu tháng năm 2011, Mỹ mới giết được trùng khủng bố này! Chiến thắng này
Tổng thống Mỹ, ông Obama nói chuyện với quốc dân: “Chúng ta nhớ rằng mình có thể làm được những điều đó, không chỉ vì sự
thịnh vượng hay quyền lực của chúng ta. Nhưng vì quốc gia chúng ta đã được đặt
dưới quyền của Thiên Chúa, nên chúng ta không bị chia cắt tự do và công lý cho
mọi người. Cầu xin Chúa phù hộ các bạn đồng minh, và cầu xin Chúa phù hộ cho
dân tộc Mỹ!”
Quả thật “Phúc thay quốc gia được Chúa làm Chúa Tể!” (Tv 144/143, 15).
THUỘC
LÒNG
Thiên Chúa là cờ trận của tôi! (Xh 17,15)
Phúc thay quốc gia được Chúa làm Chúa
Tể! (Tv 144/143, 15).
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH