Đây là anh em tôi
Mr. Thomas là
một chủ nông trại giàu có. Ông và vợ mình đối xử rất thân thiện với mọi người
nên ai cũng yêu mến họ cả.
Một hôm ông
thấy vợ mình, bà Thomas sai người giúp việc đến cuối làng, nhà bà John - một tá
điền của ông - để mượn một cái bào rau củ. Sau khi người này đi khỏi, ông hỏi
vợ:
-
Anh
không nghĩ rằng nhà ta lại không có một cái bào hay không đủ khả năng mua mà em
lại sai người đi mượn cho thêm phiền phức như thế.
Bà Thomas từ tốn trả lời:
-
Đây,
anh xem, cái bào của nhà ta vẫn còn rất tốt. Em biết mọi người ở vùng này đều
yêu quí chúng ta vì chúng ta đem lại nhiều vật chất cho họ hơn các ông chủ
khác; nhưng em không muốn như vậy. Em muốn được yêu mến bằng một thứ tình cảm
cao hơn tình làng xóm. Mà điều đó chỉ có thể khi nào chúng ta và họ không có
khoảng cách giữa chủ và tớ, giữa giàu và nghèo. Như vậy chuyện cái bào rau củ
chỉ là cái cớ để anh và em đến gần với mọi người hơn mà thôi.
Sống trong xã hội, thế nào cũng có điều hơn điều kém giữa con người.
Những điều hơn-kém ấy là cơ hội để người ta đến với nhau hay tranh
chấp với nhau là tùy ở tinh thần nào đang điều khiển loài người.
Từ ngàn xưa ca dao Việt Nam có một câu thật hay thấm nhuần
tinh thần Phúc Âm: “Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch
cũng kê cho bằng.”
Vâng, một khi coi nhau là anh em thì mọi sự
hơn-kém đưa con người đến gần nhau hơn. Đó là tình yêu - sự sống thần linh, là ơn cứu độ mà Chúa muốn thực hiện
nơi nhân loại.
“Có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ
và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy." Người
bảo kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?" Rồi Người giơ tay
chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.” (Mt 12,47-49)