THỨ BA – TUẦN 3 PHỤC SINH
Bài đọc 1
Các thành phần công nghị
lôi Stêfanô ra ngoài thành mà ném đá. Các nhân chứng để áo mình xuống dưới chân
một thanh niên là Saolô. Họ ném đá Stêfanô đang lúc ông cầu xin rằng: “… Lạy
Chúa, xin đừng chấp tội họ” (Cv 7,57.60).
Cuộc tử đạo của thánh Stêfanô đã tác động đến Saolô một cách sâu
sắc. Ông đã trở thành Phaolô, một nhà truyền giáo lỗi lạc nhất của Kitô giáo.
Khi chúng ta lưu ý đến lời cầu nguyện của Stêfanô và những gì Phaolô thấy,
trong tâm trí ta nảy ra hai ý nghĩ. Thánh Augustinô đã diễn tả ý nghĩ thứ nhất
như sau: “Nhờ lời cầu nguyện của Stêfanô,
Giaó hội có được Saolô.” Còn Tertulianô, một nhà văn Công giáo thời xưa đã
diễn tả ý nghĩ thứ hai như sau: “Máu các
thánh tử đạo là hạt giống của Giaó hội.”
Tôi hiểu câu nói của
Augustinô và của Tertulianô như thế nào?
Đó không phải là nỗi khổ
đau, mà là nguyên nhân làm nên những vị tử đạo (Ngạn ngữ Anh).
Bài Tin Mừng _ suy niệm 1
[Chúa Giêsu nói:] “Chính tôi là bánh trường
sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói, ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ”
(Ga 6,35).
Có hai người tham gia chương trình kiểm soát trọng lượng đang cùng
nhau suy nghĩ để xem xét điều gì có khuynh hướng khiến họ ăn quá tải. Một người
nói: “Tôi để ý thấy rằng tôi luôn ăn quá
mức khi tôi chán nản, thất vọng.” Người kia nói: “Tôi cũng vậy.” Gần đây tôi bắt đầu tự hỏi: Có phải sự chán nản,
thất vọng do sự đói khát tinh thần gây ra không, để rồi tôi cố thỏa mãn bằng
của ăn thức uống vật chất?
Khi chán nản, thất vọng, tôi
hướng đến của ăn thức uống gì? Có thể gì thay thế tốt hơn không?
[Thiên Chúa phán:] “Sao
lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống, tốn công vất vả vào thứ chẳng làm cho
ta chắc dạ no lòng? Hãy chăm chú nghe Ta, thì các ngươi sẽ được ăn ngon, được
thưởng thức cao lương mỹ vị” (Is 55,2).
Bài Tin Mừng _ suy niệm 2
Chúa Giêsu nói: “Bánh sự
sống, chính là Ta. Ai đến với Ta sẽ không đói bao giờ” (Ga 6,35).
Vào thập niên 1800, một gia đình di dân tiêu xài gần hết số tiền
của mình để mua vé tàu sang Mỹ. Để tiết kiệm số tiền ít ỏi còn lại, họ ở lại
trong buồng, ăn bánh khô và uống nước lã, chứ không đến phòng ăn trên tàu với
thức uống mắc hơn. Khi cập biến Nữu Ước, họ mới biết các bữa ăn trên tàu không
tốn tiền, nó bao gồm trong tiền vé.
Nhiều người cũng trải qua cuộc đời bằng cung cách như thế. Họ nhìn
đói về mặt thiêng liêng hơn là ăn “Bánh sự sống.” Bánh được biếu không nơi bàn
tiệc Thánh Thể (Bữa tối của Chúa).
Đâu là kinh nghiệm của tôi
về Bữa tối của Chúa trong thời điểm hiện tại của tôi? Tôi có thể làm gì để đào
sâu và làm cho kinh nghiệm đó phong phú hơn?
Hiệu quả của việc chia
sẻ Mình Máu Chúa Kitô là biến đổi chúng ta thành chính cái chúng ta lãnh nhận
(Đức Giaó Hoàng Lêô Cả).