TA
LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Chủ
đề: "Vị Mục Tử Nhân Lành tự hiến mạng sống mình để chia sẻ với chúng ta sự
sống Phục sinh của Ngài"
Laura Bell không phải là một mẫu sinh
viên tốt nghiệp đại học, điển hình của quí bạn. Sau khi tốt nghiệp xong, cô chọn
nghề chăn cừu tại Wyoming.
một số bạn bè nghĩ rằng cô ta “khùng”. Nhưng vì muốn thách thức nên Laura đã chấp
nhận nghiệp vụ ấy.
Mỗi ngày cô làm việc tới 18 tiếng đồng hồ
và làm suốt cả 7 ngày trong tuần. Cô làm từ sáng sớm và chỉ nghỉ vào lúc mặt trời
lặn. Suốt thời gian này cô hoàn toàn cô đơn chỉ biết bầu bạn với chú chó, chú
ngựa và hai ngàn chú cừu. Mỗi tuần lễ một lần có người cưỡi ngựa băng qua đồi
mang đến cho cô thực phẩm, thư từ và những băng đạn.
Công việc của Laura làm sao giữ cho đàn
cừu ở chung một chỗ. Dẫn chúng đến chỗ có cỏ và nước, đồng thời bảo vệ chúng khỏi
thú dữ. Cô nói: “Khi bạn hoàn toàn một mình ở ngoài ấy, thì chẳng có ai để sửa
đổi lầm lỗi của bạn cả. Vì thế các bạn phải cảnh giác gấp đôi để coi chừng những
hiểm nguy có thể xảy ra, chẳng hạn có những loài rắn cực độc, và cũng đừng làm
điều gì khiến cho chú ngựa của quí bạn phải bực mình đấy nhé!”.
Laura nói rằng việc thay đổi thời tiết
là một trong những niềm vui của nàng nhưng nó cũng gây cho nàng những cơn nhức
đầu ghê gớm nhất. Thời tiết sẽ qui định những động thái của bầy cừu cũng như
tính chất ngày làm việc của nàng. Một buổi sáng nọ, một nhóm cừu tự rời khỏi bầy
chính, thế là Laura bỏ thời gian còn lại trong ngày lần theo dấu vết chúng;
ngay khi nàng vừa tìm thấy chúng thì một cơn mưa bão dìm ngập nàng lẫn bầy cừu
trong nước mưa, đêm ấy, nàng phải chịu rét run trong đống mền ướt sũng nước.
Câu chuyện của Laura Bell cho chúng ta
thấy nghề chăn cừu thời nay khó khăn cực nhọc như thế nào.
Nhưng ngày xưa nghề chăn cừu còn cực khổ
hơn thế nữa. Bởi vì họ chả có ngựa, chó hoặc súng để gíup họ thi hành công việc.
Họ chỉ có chính bản thân họ thôi. Điều này khiến cho công việc của họ trở nên cực
kỳ nguy hiểm.
Tôi xin dùng một thí dụ để làm sáng tỏ.
Câu chuyện trong sách Samuel quyển I kể
lại cho chúng ta về chàng David trẻ tuổi đã tình nguyện giao đấu với Goliath
tên khổng lồ người Philistine. Đức vua từ chối và bảo với chàng: “Chú mày chỉ
là một thằng nhóc còn hắn thì cả một đời làm chiến binh chuyên nghiệp rồi!”.
David trả lời: "Tôi tớ ngài là người chăn chiên dê cho cha. Khi sư tử hay
gấu đến tha đi một con chiên trong bầy gia súc, thì con ra đuổi theo nó, đánh
nó và giật con chiên khỏi mõm nó. Nó mà chồm lên con, thì con nắm lấy râu nó,
đánh cho nó chết. Tôi tớ ngài đã đánh cả sư tử lẫn gấu, thì tên Phi-li-tinh
không cắt bì này cũng sẽ như một trong các con vật đó, vì nó đã thách thức các
hàng ngũ của Thiên Chúa hằng sống." (1 Sm 17,34-36)
Tất cả chúng ta đều biết câu chuyện tiếp
diễn ra sao. David đã đánh bại Goliath bằng cách dùng một cái ná; loại vũ khí
mà người mục tử trước kia thường dùng này có thể sánh với khẩu súng hiện đại.
Nhưng mạng sống các mục tử ngày xưa không chỉ bị đe doạ từ phía thú dữ mà còn từ
phía những kẻ sống phi pháp và các tên thổ phỉ. Trong quyển sách viết về Thánh
Địa mang tựa đề “Mảnh đất và quyển sách” (The Land and the Book), W.M. Thomson
ghi lại câu chuyện bi đát này.
Một ngày nọ có chàng mục đồng trẻ tuổi dẫn
bầy súc vật đi về vùng lân cận ngọn núi Tabor. Bỗng có ba tên cướp người Ả Rập
Xuất hiện. Chàng thanh niên biết rõ điều chàng sẽ gánh chịu, thế nhưng chàng đã
không bỏ trốn. Chàng kiên cường chiến đấu để giữ cho bầy súc vật của chàng khỏi
rơi vào tay lũ thổ phỉ. Đoạn cuối được kết thúc bằng cái chết liều mạng của
chàng thanh niên cho đàn cừu của chàng.
Ngày xưa, đề tài người mục tử xả thân
cho bầy chiên là một nguồn hứng khởi cho các văn sĩ Thánh Kinh khiến họ mô tả
Thiên Chúa như một Đấng Mục Tử. Thiên Chúa đã xả thân cho Israel không khác gì
người Mục tử, vì thế tác giả Thánh Vịnh đã hát lên:
“Đức Chúa là mục tử tôi,
tôi không hề thiếu chi…
Dù phải đi qua thung lũng tối đen
Tôi cũng không hề lo sợ” (Tv 23, 1-4)
tôi không hề thiếu chi…
Dù phải đi qua thung lũng tối đen
Tôi cũng không hề lo sợ” (Tv 23, 1-4)
Từ đó các nhà lãnh đạo tôn giáo của Israel
thay mặt Chúa ở trần gian, cũng được ví như các vị mục tử. Tiếc thay, theo thời
gian, vai trò lãnh đạo tôn giáo của Israel đã bị thoái hoá. Khi điều
này xảy ra, tiên tri Ezechiel đã nhân danh Chúa nói lên: “Hỡi các mục tử của Israel, các ngươi
đã bị băng hoại rồi! Các ngươi chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ
đến bầy chiên… các ngươi chẳng chăm sóc những con yếu đuối, chữa lành những con
bệnh hoạn, băng bó những con bị thương tích, dẫn về những con lệch đường, hoặc
tìm kiếm những con bị lạc mất. Vậy hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, vị Chủ Tể
tối cao, ta tuyên bố rằng… Ta sẽ tách bầy chiên ra khỏi các ngươi… Ta sẽ giao
chúng cho một vì vua giống như David tôi tớ ta để làm mục tử của chúng và Người
ấy sẽ lo lắng chăm sóc chúng” (Ez 34 : 2-4, 9-10, 23)
Vậy chúng ta phải đọc bài Tin Mừng hôm
nay trong bối cảnh này. Đức Giêsu nói: “Ta là mục tử nhân lành, sẵn sàng liều mạng
vì đàn chiên… Chúng sẽ nghe tiếng Ta và chúng sẽ trở nên một đàn chiên dưới quyền
một chủ chiên”.
Nói cách khác, Đức Giêsu chính là nhân vật
mà ngôn sứ Ezekiel tiên báo. Giống như David người mục tử nhân lành, Ngài chăm
sóc những con yếu đuối bơ vơ, chữa lành con nào bệnh hoạn, và đi tìm những con
lạc đường mất lối. Đức Giêsu còn làm hơn thế nữa. Ngài tự hiến mạng sống cho
đàn chiên của Ngài. Và Ngài lại còn làm hơn như thế. Ngài đã sống lại từ cõi chết
và chia xẻ đời sống Phục sinh của riêng Ngài với đàn chiên.
Đây chính là điều thánh Phêrô nhắc nhủ
trong bài đọc thứ nhất ngày hôm nay. Ngài nói với dân chúng rằng chính nhờ quyền
năng Đức Giêsu mà người tàn tật ấy được chữa lành. Ngài mời gọi dân chúng tin
vào Chúa Giêsu để được chữa lành phần hồn giống như kẻ tật nguyền được chữa
lành phần xác. Đây cũng là điều thánh Gioan nhắc nhớ trong bài đọc thứ hai hôm
nay; nhờ Chúa Giêsu, Thiên Chúa Cha đã làm cho chúng ta trở nên con cái riêng của
Ngài.
Chúng ta phải đáp lại tất cả những lời
đó cách nào đây?
Trước hết, chúng ta hãy tỏ lòng biết ơn
đối với Chúa Giêsu, vì nhờ sự chết và sống lại của Người chúng ta được cứu khỏi
phải chết đời đời để được sống vĩnh viễn.
Đây là điều thánh Gioan nhắm nói đến
trong bài đọc thứ hai; “Các bạn thân mến, hiện giờ chúng ta là con cái Chúa,
nhưng vẫn chưa bíêt rõ chúng ta sẽ trở nên thế nào, tuy nhiên chúng ta biết rằng
khi Đức Kitô hiện ra, chúng ta sẽ nên giống như Ngài. Bởi vì Ngài thế nào thì
chúng ta sẽ nhìn thấy Ngài như vậy”.
Thứ đến chúng ta phải cởi mở tâm hồn
mình với Đức Giêsu, vì Ngaì đang ở với chúng ta ngay lúc này để tiếp tục công
việc cứu rỗi của Ngài
Ngài vẫn tiếp tục chăm sóc kẻ yếu đuối,
chữa lành người đau ốm, băng bó người bị thương tích, đem người lầm lạc trở về
và tìm kiếm những người đã lạc mất.
Đức Giêsu quả là Mục tử nhân lành mà
Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta. Ngài không chỉ hiến mình vì chúng ta hơn
2000 năm về trước, mà vẫn còn tiếp tục cư ngụ giữa chúng ta và thông ban sự sống
phục sinh của riêng Ngài cho chúng ta nữa.
Lm. Mark Link, S.J.