Mark Link _ Lời Chúa thứ bảy tuần 5 thường niên

TUẦN 5 - THỨ BẢY
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Và với người, Thiên Chúa phán: “Vì ngươi theo tiếng vợ mà ăn trái cây… thì đất đai hãy là đồ chúc dữ vì cớ người… Mồ hôi đẫm mặt ngươi ngươi mới có bánh ăn cho đến lúc ngươi về lại bụi đất, vì tự đất ngươi đã được rút ra” (Kn 3,17.19).
Trong cuốn tiểu thuyết “Studs Lonigan”, James Farrell đã thốt lên: “Lạy Chúa, tại sao Chúa không đưa tay cứu con người khỏi những đau khổ trên mặt đất này?” Những người xưa cũng đã kêu gào về những nỗi khổ trên trái đất này. Họ hỏi các vị lãnh đạo tinh thần: “Nếu con người phải chịu trách nhiệm về những xấu xa luân lý (tội lỗi), thì ai sẽ chịu trách nhiệm về những xấu xa thể lý (đau khổ)?” Kinh thánh trả lời câu hỏi này qua bài đọc hôm nay. Đau khổ không phải là những kết quả của những khiếm khuyết trong công trình sáng tạo, mà là do việc chúng ta lạm dụng nó.
Bằng tội lỗi của mình, tôi đang làm tăng thêm những đau khổ của nhân loại như thế nào?
Chúng ta không bị trừng phạt vì đã phạm tội, nhưng bị trừng phạt bởi chính tội mình đã phạm. (Elbert Hubbard)

Bài đọc 1 Năm chẵn:
[Sau khi lên ngôi vua của mười chi tộc phương Bắc, Jeroboam sợ rằng họ tiếp tục thờ phượng tại Đền thờ Giêrusalem [Vương quốc mìnhền Nam] và như vậy ông ta sẽ mất họ. Vì thế, ông đã lôi kéo họ tới một nơi thờ phượng mới]. Đó là dịp cho ông nên cớ cho nó bị tiễu trừ (Kn 13,34).
Sử gia Lauren Gould đã nói về nước Mỹ như sau: “Tôi không nghĩ rằng mối đe dọa lớn nhất đối với chúng ta trong tương lai là bom hoặc tên lửa. Tôi không nghĩ rằng nền văn minh của chúng ta sẽ chết theo cách đó. Nó sẽ chết khi mãnh lực tinh thần khiến ta khao khát những việc đúng đắn và cao quý đã chết trong trái tim con người! Mười chín nền văn minh cao quý đã chết từ bên trong và đã không thể được chinh phục từ bên ngoài” Triều đại của Jeroboam cũng đã sập đổ như thế.
Tại sao tôi nghĩ hay không nghĩ rằng mãnh lực tinh thần giúp cho quốc gia chúng ta hướng đến những gì đúng đắn và cao quý đang hấp hối?
Tương lai là của bạn, hãy giữ gìn nó. (Walter Fauntroy)

Bài Tin Mừng:
[Chúa Giêsu] cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, và trao… cho đám đông. Mọi người đã ăn và được no nê, có khoảng bốn ngàn người. (Mc 8,6-8)
Thánh Marcô tránh sự lặp lại. Tuy nhiên, trước đó ngài đã kể một câu truyện tương tự (x. 6,38-44). Tại sao lại có sự lặp lại ở đây? Việc nghiên cứu cho thấy đây không phải là sự lặp lại. Chính Chúa Giêsu có liên quan đến cả hai lần “nuôi dưỡng” (Mc 8,19-21). Vậy, hai câu truyện khác nhau thế nào? Câu truyện thứ nhất chỉ liên quan đến người Do thái; câu truyện thứ hai gồm cả những người ngoại giáo. Các học giả đồng ý rằng người ngoại hiện diện vì vị trí địa lý (Mc 7,31). Vì vậy, lần “nuôi dưỡng” thứ hai báo trước ngày người Do thái và người ngoại cùng nhau bẻ bánh như trong gia đình duy nhất của Thiên Chúa.
Tại sao “bẻ bánh” như gia đình duy nhất của Thiên Chúa không phải lúc nào cũng dễ dàng?
Trong Chúa Kitô, không có phương Đông hay phương Tây, cũng chẳng có phương Nam hay phương Bắc. Nhưng chỉ có tình yêu thương trên khắp cùng trái đất này thôi (Bài thánh ca cổ).
 Mark Link, cntn 05  Hai   Ba    Năm  Sáu  Bảy