Ngày 5/1
Bài đọc 1
Hỡi anh em là những
người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải
yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. (1Ga 3,18)
Trong cuốn tiểu thuyết “Nhà thờ lớn”
của Hugh Walpole, Archdeacon Brandon đã kết hôn được hai mươi năm với người vợ
đáng yêu, nhạy cảm. Tuy nhiên, anh vẫn đánh giá cao nàng. Anh không bao giờ hỏi
xem nàng cảm thấy thế nào, nàng nghĩ gì hoặc mong muốn gì từ cuộc đời.
Archdeacon Brandon là người thuyết giảng về tình yêu và sự nhạy cảm đối với
người khác, nhưng lại không thực hành điều đó, đặc biệt đối với người thân yêu
nhất là vợ anh.
Tôi đáng yêu và nhạy cảm,
đặc biệt đối với người thân yêu nhất của tôi thế nào? Tôi biểu lộ cụ thể điều
này ra sao, chẳng hạn một món quà, một lá thư, một cánh thiệp, một cú điện
thoại?
Không gì vang vọng hơn một hộp thư rỗng. (Charles M.Schulz)
Tin Mừng (suy niệm 1)
[Sau khi gặp Chúa Giêsu, Philip dẫn Nathanael
đến gặp Chúa Giêsu. Chúa Giêsu liền nói về ông:] “Đây đích thực là người
Israel, lòng dạ không có gì gian dối.” Nathanael hỏi: “Làm sao Ngài biết tôi?.”
Chúa Giêsu trả lời: “Trước khi Philip gọi anh, lúc anh đang ngồi dưới cây vả,
tôi đã thấy anh rồi.” (Ga 1,47-48)
Nathanael đang làm gì dưới gốc cây vả
khi Chúa Giêsu thấy ông ta.? Một số người nghĩ rằng ông ta đang cầu nguyện. Cây
vả rợp bóng rất thích hợp để ngồi và cầu nguyện. Cũng có thể Nathanael đang suy
ngẫm lời tiên tri về Đấng Mêsia. Cũng có thể ông đang hỏi Thiên Chúa liệu ông
có thể gặp Đấng Mêsia trước khi ông chết không.
Tôi tin tưởng Thiên Chúa
thấy và nghe tôi cầu nguyện ra sao? Làm thế nào có thể khắc sâu được niềm tin
này?
Chúa Giêsu thấy điều ta không thấy và nghe điều ta không nghe được.
Ngài ở trái đất, nhưng lại thuộc về trời cao. Và chỉ trong đơn độc, ta mới có
thể viếng thăm thế giới đơn độc của Ngài được. (Kahlil Gibran)
Tin Mừng (suy niệm 2)
[Sau khi gặp Chúa Giêsu, Philipphê đến tìm
Nathanael và nói:] “Chúng tôi đã gặp Đấng mà Môsê đã nói đến trong sách luật,
đó là ông Giêsu… từ Nazareth.” Nathanael hỏi lại: “Từ Nathanael làm sao có cái
gì hay được? Philipphê trả lời: “Cứ đến mà xem.” (Ga 1,45.46)
Thomas Huxley, một nhà sinh vật học
người Anh nổi tiếng, hỏi một người đàn ông: “Chúa Giêsu có ý nghĩa gì đối với
anh?.” Người đàn ông do dự rồi nói: “Ông là người có học thức cao và ông có thể
tranh cãi bất cứ điều gì mà tôi nói ra.” Nhưng Huxley trấn an rằng ông không đi
đến tranh cãi. Sau khi nghe người đàn ông giải thích Chúa Giêsu có ý nghĩa gì
đối với anh, Huxley nói: “Tôi ủng hộ niềm tin của anh vào Chúa Giêsu.”
Câu chuyện trên đây cho thấy
điều này: không ai có thể tin vào Chúa Giêsu thay cho chúng ta. Chính chúng ta
“phải đến mà xem.”
Niềm tin cũng như tình yêu, nó không thể bị ép buộc. (Arthur
Schopenhauer)