NGOÀI TA RA,
KHÔNG CÓ CHÚA NÀO KHÁC
KHÔNG CÓ CHÚA NÀO KHÁC
Dừng để các việc đạo đức, các việc tông đồ của tôi bị điểu
khiển bởi những toan tính đề cao bản thân, gia tăng ảnh hưởng, thủ lợi thế tục...
Đừng trao cho một vị thần nào khác những gì là của Chúa...
Thời Xuân Thu, Ngô Vương chuẩn bị tấn công nước Sở. Các vị đại thần đều rất lo lắng, e rằng nước Ngô có thể bị một nước mạnh hơn đánh úp nên ra sức can gián. Nhưng Ngô Vương là người rất ngang ngạnh, đã nói rằng nếu ai can
gián thì sẽ giết chết người đó.
Có một vị đại thần tính tình chính trực lo lắng không
yên về chuyện này, nhưng không biết phải can ngăn
vua như thế nào. Bỗng ông nhìn
thấy một con bọ ngựa đang rình bắt một con ve sầu, đằng sau bọ ngựa có một con chim
sẻ đang nhìn chằm chằm vào nó, và ông liền nghĩ ra một cách để khuyên can
vua.
Sáng
sớm hôm sau, khi Ngô Vương đi dạo trong hoa
viên thì thấy vị đại thần tay cầm một cái súng bắn chim, nhìn chăm chú vào một cái cây. Ngô Vương rất tức giận, hỏi:
-
Mới sáng ra khanh đã đến đây làm
gì? Tại sao nhìn thấy bản vương mà không quỳ?
Vị đại thần làm ra vẻ vừa nhìn thấy nhà vua,
vội vàng nói:
-
Vừa rồi thần mải nhìn con ve sầu
và bọ ngựa trên cây nên không biết bệ hạ đến. Xin bệ hạ thứ tội.
Ngô
Vương tha tội vô lễ cho ông
ta, tò mò hỏi:
-
Con ve sầu và bọ ngựa trên cái
cây này có gì đáng để xem vậy.
Vị đại thần đáp:
-
Thần nhìn thấy một con ve sầu đang
uống sương, không đề phòng một con bọ ngựa đang cong mình chuẩn bị tấn công nó.
Nhưng con bọ ngựa không ngờ rằng có một chú chim sẻ cũng đang rình bắt mình,
còn con chim sẻ lại không biết rằng trong tay thần đang cầm súng bắn chim định
bắn nó.
Ngô
Vương nghe xong, ngẫm nghĩ rồi cười:
-
Ta đã hiểu ý của khanh rồi.
Cuối cùng, Ngô Vương quyết định không tấn công nước Sở nữa.
Người khôn ngoan là người biết việc mình làm,
biết điều mình nhắm đến là tốt hay xấu, lợi hay hại. Thế nhưng nhiều khi tôi lầm tưởng điều xấu là tốt, điều hại là lợi. Tất cả đều bắt đầu từ cái dục vọng điều khiển việc tôi làm.
“Lòng kính sợ Thiên Chúa là khởi đầu sự khôn ngoan” (Cn 9,10). Người khôn ngoan thật là người để Chúa điều khiển mọi việc, như vua Cyrô: “ngoài Ta ra, không có
chúa nào khác” (Is 45,6).
Có
Chúa ở cùng là chìa khóa cho
mọi thành đạt: “Ta đã cầm lấy tay phải nó, để bắt các dân tộc suy phục nó, Ta tước khí giới của các vua, mở toang các cửa thành trước mặt nó, khiến các cổng không còn đóng
kín nữa” (Is 45,1).
Mới thoạt nghe, lời của người Pharisêu và phe Hêrôđê rất ngọt ngào, nhưng chẳng cần phải là Chúa
Giêsu mới hiểu được thâm ý của họ: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh
giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?" (Mt 22,16-17)
Dưới cái vỏ bọc mong ước được dạy dỗ là cái bẫy đưa
Chúa Giêsu vào một thế đứng vừa nguy hiểm, vừa dễ bị chỉ trích, bị chống đối: Nộp thuế là phản dân tộc, không nộp thuế là vi phạm luật Rôma.
Thế nhưng
Chúa đã dùng lối nói ẩn dụ khéo léo
nhắc đến cái động lực thâm sâu đang điều khiển cuộc sống mỗi người, thế tục cũng như
tâm linh; đồng thời cũng nhấn mạnh đến cái
nguyên lý trên hết mà mọi người phải theo, là hãy để Thiên Chúa điều khiển cuộc sống mình: “Cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa.”
“Chúng tôi phải làm gì đây?”, họ ra vẻ muốn tìm biết cách sống đẹp lòng
Thiên Chúa, và câu trả lời của Chúa Giêsu đã nói rõ là đừng mượn danh Chúa
mà phục vụ cho một chúa nào khác, nhất là phục vụ cho cái tôi tự cao tự đại của họ.
Đó cũng là lời Chúa dạy tôi đừng để các việc đạo đức, các việc tông đồ của tôi
bị điểu khiển bởi những toan
tính đề cao bản thân, gia tăng ảnh hưởng, thủ lợi thế tục... Đừng trao cho một vị thần nào khác những gì là của Chúa vì Chúa đã
nói: “Ngoài Ta ra, không có chúa nào khác.”