HY
SINH VÌ ĐÀN CHIÊN
Thế gian gọi tình yêu hiến mạng sống cho cả những người
xúc phạm đến mình là điên khùng, nhưng đó lại là sức mạnh và sự khôn ngoan của
Thiên Chúa!
Lm. HK
Năm
1926, Đức Cha Jean Cassaigne đến Việt Nam. Lúc đó ngài còn là một linh mục, và
được cử làm cha sở Di Linh.
Một
hôm khi vào rừng săn bắt kiếm thức ăn, cha gặp một phụ nữ nằm rên la trên một
chòi lá cao. Cha lên thăm và biết được đó là một người cùi bị gia đình bỏ mặc
chờ chết. Cha mang thuốc và thức ăn đến để chăm sóc bà, rồi dạy đạo cho bà.
Từ
đó cha bắt đầu đi tìm kiếm những người cùi, gom họ lại mà chăm sóc. Người ta có
thể đọc thấy những vất vả ngài phải chịu trong việc chăm sóc những người cùi
qua lá thư ngài viết cho một người bạn bên Pháp: “Trong 12 tháng, tôi bị sốt hết 10 tháng. Nhưng tôi không thể nằm nghỉ,
vì không chút yên lòng và không có một ai thay thế tôi lo cho bệnh nhân.”
Chỉ
cần một chút suy tưởng, chúng ta cũng thấy được ngài phải cực khổ thế nào khi
chăm sóc cho các bệnh nhân trong làng cùi đó: đi chợ mua thuốc, mua gạo dùm họ,
nấu cơm và chăm sóc sức khỏe cho họ, lại còn giặt giũ quần áo cho họ, những người
tay chân không còn lành lặn.
Năm
1973, Đức Cha Cassaigne qua đời vì bệnh cùi. Lúc đó báo chí Sài Gòn chạy những
hàng tít lớn về đời sống quên mình phục vụ của ngài. Những bài báo đó đã đánh động
lòng một lương dân đang là sinh viên y khoa làm cho anh cũng muốn sống một đời
hy sinh cao thượng như vậy. Đời sống của Đức Cha Cassaigne đã thúc đẩy anh xin
học đạo, rồi xin đi tu, và trở thành cha Augustinô Nguyễn Viết Chung, dòng
Lazarist.
Đời
sống Đức Cha Cassaigne đã thúc đẩy một sinh viên y khoa theo đạo, và dành cả cuộc
đời để phục vụ tha nhân. Thế nhưng ai đã thúc đẩy ngài vào rừng sâu Di Linh, đến
ở chung với người cùi mà phục vụ họ như vậy, một điều mà thế gian gọi là điên
khùng?
Ngài
đã bị thu hút bởi Đức Kitô, Đấng hiến mạng cho chúng ta, cả khi chúng ta xúc phạm
đến Ngài: “Tội lỗi của chúng ta, chính
Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá … vì Người phải mang những vết
thương mà anh em đã được chữa lành!”
(1Pr 2,24).
Thế
gian gọi tình yêu hiến mạng sống cho cả những người xúc phạm đến mình là điên
khùng, nhưng đó lại là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa! Kìa! Hãy xem
Thánh giá Chúa Giêsu nay được dựng lên khắp nơi trên thế giới, “vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái
khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn cái mạnh
mẽ của loài người” (1Cr 1,25).
Một
phụ nữ được bác sĩ chẩn đoán đang bị căn bệnh ở giai đoạn cuối. Trong ít ngày,
bà ta vẫn tiếp tục sống như trước. Rồi một hôm bà tự nhủ: “Tôi đang làm gì? Tôi đang xây dựng tài khoản để làm gì? Tôi đang sống
như thế này là vì cái gì?”
Sau
đó, bà quyết định sống theo tiếng gọi của con tim, để tình yêu điều khiển tất cả
cuộc sống mình. 15 tháng sau, trước khi chết, bà tâm sự với một người bạn: “15 tháng cuối cùng này là những ngày phong
phú nhất trong cả đời tôi.”
Khi
tình yêu thấm nhuần cuộc sống, và cuộc sống trở nên tình yêu, đó là lúc sự sống
Thiên Chúa được đong đầy nhất trong bản tính con người, là lúc con người được sống
dồi dào.
Khi
chịu chết trên thập giá là lúc con người Giê-su sống trọn vẹn nhất sự sống Thiên
Chúa. Đó là yêu thương đến cùng, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất
cả, và chịu đựng tất cả.
Và
Chúa thốt lên: “Mọi sự đã hoàn tất!”
Chúa
đến mời gọi tôi hướng đến một sự sống dồi dào, sự sống của chính Chúa, để sống
mạnh mẽ một đời yêu thương.
Tôi
đang sống vì cái gì?
Yêu
đến cùng trong đời thánh hiến cho Chúa và tha nhân là thực hiện cho tha nhân những
gì Chúa đã thực hiện cho tôi, là “tha thứ
tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, và chịu đựng tất cả” (1Cr
13,7).
Có
phải đó là những điều tôi tìm kiếm cho đời tôi?
Lm.
HK