Một nữ sinh viên ở Cali
NUÔI 600.000 NGƯỜI VÔ GIA CƯ
Vấn đề không phải do thiếu đồ ăn, nhưng cô nhận
ra nạn đói ở Mỹ là do “phân phối không đồng đều.”
Komal Ahmad quá
nản vì thấy thức ăn bị phung phí ở Mỹ, cô tạo một ứng dụng trên điện thoại
thông minh để nuôi các người vô gia cư. Từ ba năm nay cô Komal Ahmad chuyên làm
việc này, cô đã nuôi được 600 000 người vô gia cư.
Tất cả bắt đầu
khi cô còn là sinh viên ở Trường Đại học Berkeley, California. Cô đang đi ở
khuôn viên trường thì một người vô gia cư đến xin cô tiền để mua thức ăn. Thay
vì cho tiền, cô mời người đó vào ăn ở tiệm ăn của trường đại học.
Lay động đầu óc
Trong bữa ăn,
người đàn ông vừa từ Irak trở về kể cho cô nghe chuyện đời lính của anh. Lúc
trao đổi này là lúc “đầu óc cô bị lay động”,
cô kể cho nhật báo Anh The Independant nghe. Vấn đề không phải do thiếu đồ ăn,
nhưng cô nhận ra nạn đói ở Mỹ là do “phân
phối không đồng đều.” Sau khi gặp người vô gia cư này, cô Komal Ahmad quyết
định đi thuyết phục bếp ăn trường đại học để họ để dành tất cả đồ ăn dư cho những
nhà tiếp cư địa phương.
Một ý nghĩ đơn giản
nhưng lại có tính cách mạng
Sáng kiến này
đã tạo một phản ứng dây chuyền: chỉ trong vòng vài năm, 140 trường trung học và
trường đại học của vùng San Francisco đã theo gương của Berkeley. Bây giờ, người
đàn bà trẻ 25 tuổi là giám đốc của một cơ quan từ thiện vô vị lợi có tên
Feeding Forward – Nuôi chuyển tiếp.
Thành công của
tổ chức từ thiện này nhờ ứng dụng trên điện thoại thông minh, một ý nghĩ đơn sơ
nhưng lại có tính cách mạng. Chỉ một lần nhấp, bất cứ nơi nào đã được định vị
trí sẽ có một tài xế giao nhận hàng đến tận nơi nhận thức ăn và giao đến nơi
đang cần.
Một phương pháp
làm hiệu quả nên đã lan ra toàn cầu: “Người
dân ở Nairobi, Bangalore hay Hong Kong viết cho chúng tôi xin “nhập” Feeding
Forward vào thành phố của họ”, cô Komal cho biết. Hiện nay cô đang làm lại ứng
dụng và sẽ đưa ra hoạt động vào tháng 8-2015.
Marta An Nguyễn
chuyển dịch