Lễ Thánh Thể _ Này là Mình Thầy

NÀY LÀ MÌNH THẦY
“Lậy Chúa, có thực Chúa ngự trên bàn thờ này không?”
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm
Một số lễ trong niên lịch phụng vụ, như lễ Đức Mẹ Lộ Đức, lễ suy tôn Thánh Giá v.v. được thành lập do một biến cố lịch sử. Sau đây là lai lịch lễ Mình & Máu Thánh Chúa.
Tong ba năm 1208, 1209, 1210, như lịch sử ghi chép, thì Chúa Giêsu có hiện ra nhiều lần với một nữ tu tên là Julienne trong tu viện Mont Cornillon gần Ligège (nước Bỉ). Chúa muốn thiết lập lễ kính mình máu thánh Chúa để thôi thúc lòng tin mạnh mẽ và sốt sắng sùng kính bí tích nhiệm màu này. Nhưng Julienne chỉ là một nữ tu và trong suốt 20 năm từ 1210 đến 1230 nữ tu Julienne vẫn coi việc Chúa hiện ra như là một việc do trí tưởng tượng, hoặc do bị ám ảnh vu vơ nào đó, nên không dám đưa sự việc trình bầy với giáo quyền. Vào năm 1230 nữ tu Julienne được chị em chọn làm Bề Trên. Lúc đó bà mới thổ lộ câu truyện cho hai nữ tu khác biết, và mới dám công khai trình bầy với tòa giám mục địa phận Liège. Đức giám mục giao công việc điều tra cho cha chính địa phận tên là cha Jacques Panteléon. Nhưng công việc điều tra chưa có kết quả hoàn toàn, thì nữ tu Julienne qua đời vào năm 1258.
Nhưng rồi cha Jacques Pantaléon, vào năm 1261, đắc cử ngôi giáo hoàng, lấy niên hiệu là Urbanô IV. Sau khi đắc cử chức Giáo Chủ một năm, tức là vào năm 1261, đang lúc ngài có việc ở Orviettô (nước Ý) thì tại Bolsena, xẩy ra việc lạ: Một linh mục cử hành thánh lễ, tại thánh đường Bolsena, sau khi truyền mình máu thánh, linh mục này đâm ra hoài nghi, và linh mục than thở với Chúa: “Lậy Chúa, có thực Chúa ngự trên bàn thờ này không?” Bỗng linh mục thấy từ Mình Thánh Chúa một dòng máu đỏ chảy ra làm ướt cả khăn thánh, các giáo hữu dự lễ cũng được chứng kiến sự kiện này. Tin này được loan đi khắp vùng Bolsena. Đức Urbanô IV truyền đưa khăn thánh này về Orviettô. Ngài cho điều tra sự việc, và rồi ngài truyền cho cả giáo hội phải tổ chức lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ngài giao cho thánh tiến sĩ Tôma, vị thần học nổi danh thời đó, soạn bài lễ và kinh nguyện cho lễ đặc biệt này. Lễ Mình Máu Thánh Chúa được kính vào sau chúa nhật lễ Chúa Ba Ngôi.
Sau đây là vài câu truyện được ghi chép đầy đủ chi tiết nơi và thời gian được ghi chép đầy đủ chi tiết nơi và thời gian liên quan tới Mình Thánh Chúa Kitô:
Faverney ở Haute-Saône (Pháp), ngày lễ Hiện Xuống Chúa Nhật 25-5-1608: Mình Thánh được trưng bầy tại dòng Biển Đức. Mặt nhật được làm theo kiểu để hai mình thánh: một quay về phía giáo dân, một quan về phía tu sĩ. (Thường các nguyện đường của một số dòng khổ tu, được xây thoe hình thước thợ, gồm hai cánh: một cánh dùng cho giáo dân, một cánh dùng cho các tu sĩ). Đêm đó các tu sĩ về nghỉ. Trên bàn thờ hai đèn thủy tinh thắp sáng. Có lẽ, một đèn nóng quá bị vỡ, nên thiêu hủy tòa để mặt nhật. Sáng thứ hai, hồi 3 giờ ngày 26-5-1608, thầy coi nhà thờ, mở cửa ra, thì nhà thờ ngập khói. Tòa để mặt nhật bị thiêu hủy hoàn toàn, nhưng mặt nhật có để hai mình thánh, vẫn lơ lửng trên không ở chính chỗ cũ, và cứ lơ lửng thế, kéo dài tới 33 giờ. Dân chúng Farveney, các cha Capucins de Vesoul, nghe tin kéo nhau tới xem sự việc, giáo hữu các xứ lân cận cũng tới chứng kiến. Ước lượng tới 10.000 người chứng kiến việc lạ này. Mãi tới ngày thứ ba, khoảng 9 giờ cha sở làng Menoux làm lễ giữa đám đông dân chúng dự kiến, thì Mình Thánh từ từ hạ xuống trên khăn giải ở bàn thờ. Người ta chờ một linh mục thuộc tòa giám mục Besancon phái tới, mở mặt nhật ra: Cả hai Mình Thánh còn nguyên vẹn, chỉ hơi sạm do bị khói. Tòa giám mục Besancon mở cuộc điều tra từ ngày 29 tháng 5 tới ngày 9 tháng 6 năm 1608. Có tới 29 tài liệu tường thuật do 54 chứng nhân thề nói thật và kí tên. Trong thời cách mạng Pháp, tập tài liệu bị mất, nhưng hiện còn giữ được 4 bản. Bản cũ nhất là trong khoảng 1694 tới 1700. Trong hạnh thánh Phanxico Salesiô, có nhắc tới việc ngài từ Gennève tới Faverney: ngài được nghe bổn đạo kể và chính ngài có tới kính viếng hai Mình Thánh này. Một Mình Thánh được long trọng rước về Dôle ngày 15 tháng 12 năm 1608: suốt thế kỷ thứ 17 và thứ 18 dân chúng tới kính viếng đông đảo, nhưng rồi thất lạc vào năm 1794 dưới thời cách mạng Pháp. Mình Thánh thứ hai hiện còn giữ ở Faverney tới năm 1864. Đức hồng y Mathieu xin bộ nghi lễ mở cuộc điều tra và ngày 16 tháng 5 năm 1864: thứ hai sau lễ Hiện Xuống đức hồng y Mathieu đã tới Faverney, công bố kết quả cuộc điều tra. Mọi người đều cho đó là việc xẩy ra ngoài định luật tự nhiên.
Pierre Renauld bị đau tim, 1-4-1845 bệnh tim phát nặng và biến chứng: Một gân mắt bị hỏng. Bác sĩ giám đốc bệnh viện Versailles tuyên bố bệnh nhân sẽ mù, không chữa được, và bệnh tim sẽ nặng thêm. Chủng viện làm tuần chín ngày cầu nguyện cho Pierre Renauld từ thứ sáu: 4-4-1845. Ngày đầu bệnh càng nặng, bệnh nhân tưởng chết, phải xức dầu. Tuần chín ngày kết thúc vào thứ bảy: 12-4-1845. Bệnh nhân không thấy đỡ nên ngày 14-4-1845 Pierre Renauld phải bỏ chủng viện để vào nhà thương. Anh muốn dự lễ cùng với cộng đoàn và rước lễ tại nhà nguyện chủng viện. Lễ cử hành vào bảy giờ sáng. Lúc rước lễ xong, mọi người bỡ ngỡ, vì thấy anh không phải vịn vào người con bệnh, mà tự mình đi về chỗ. Anh mở sách ra đọc. Sau đây là chính lời của Pierre Renauld:
“Khi tôi quỳ ở bậc bàn thờ, chờ linh mục trao Mình Thánh, thì nghe tiếng thì thầm bên tai: “Con có tin không? Con có tin không?
Tôi trả lời: Lậy Chúa con tin, Chúa đã để con mù, Chúa có thể làm phép lạ, trả lại ánh sáng cho con.
Khi linh mục đặt Mình Thánh vào lưỡi tôi, tôi như ngất đi, tuy mở mắt mà không thấy gì. Người coi bệnh đụng nhẹ vào vai tôi, để bảo tôi đứng dậy. Lúc đó tôi thấy từng bậc của bàn thờ. Khi từ bàn thờ đi xuống, tôi thấy rõ các hàng ghế, và không cần bám và người dắt tôi nữa. Tôi lấy một cuốn sách mở ra đọc: xem mắt tôi sáng tới mức nào rồi, đó là cuốn Gương Chúa Giêsu, nguyên bản La văn, chữ rất nhỏ, tôi lật qua nhiều trang, và để ý tới hàng chữ rõ nhất: Qui sequitur me, non ambulat in tenebris, dicit Dominus, (Chúa nói: Ai theo ta, người ấy không đi trong đường tối). Câu này tác giả cuốn Gương Chúa Giêsu trích Tin Mừng Gioan 8,12). Tôi gấp sách lại, và tiếp tục cầu nguyện.” Từ ngày đó Pierre Renauld chẳng những khỏi mù, mà bệnh tim cũng biến mất.
Đề tựa của Lm. HK