Lễ
Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Lời mời gọi bảo vệ sự sống các thai nhi
Vấn đề nghiêm trọng ngày nay là hàng triệu trẻ
em chết vì phá thai mà không được rửa tội. Chúng ta phải nói gì về chúng?
Từ thế kỷ thứ
IV, Giáo hội đã mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Đây là một lễ rất lâu đời
xét về mặt thời gian. Nếu như câu hỏi mà những người đương thời để bụng suy
nghĩ “con trẻ này rồi sẽ nên thế nào?”
Thì ngày nay người ta vẫn không ngừng đặt ra những câu hỏi, chẳng hạn như: Tại
sao lại lấy ngày 24 tháng 6? Và lý do gì mà Giáo hội lại mừng lễ sinh nhật
Thánh Gioan cách trọng thể như thế?
Tại sao lại lấy
ngày 24 tháng 6?
Lý do lấy ngày
24 tháng 6 thay vì ngày 25 tháng 6 là vì theo cách tính ngày xưa, tức là theo
calends (ngày mùng 1), ides (ngày 15) và nones (ngày thứ chín). Dĩ nhiên, những
niên hiệu này có một giá trị phụng vụ và biểu trưng hơn là một giá trị lịch sử.
Chúng ta không biết chính xác ngày và năm Chúa Giêsu sinh ra, nên khi nào Gioan
sinh ra chúng ta cũng không hay.
Dựa vào trang
Tin Mừng, thánh Luca cho biết, khi loan báo sự sinh hạ của Chúa Kitô cho Đức Maria,
thiên thần cho ngài biết bà Isave chị họ của ngài đang có thai trong tháng thứ
sáu. Cho nên, Gioan Tẩy Giả phải được sinh ra sáu tháng trước Chúa Giêsu và như
vậy bảng niên đại được tôn trọng cho đến ngày nay.
Giáo hội mừng lễ
sinh nhật Thánh Gioan
Thánh Augustinô
nói: “Giáo hội có thói quen lấy ngày qua
đời của các vị thánh để mừng kính, vì đó là ngày sinh nhật của các thánh trên
Trời. Riêng thánh Gioan Baotixita được miễn trừ khỏi qui luật bình thường đó, vì
ngài đã được thánh hiến ngày từ trong lòng mẹ trước khi sinh ra, nhờ sự hiện diện
của Đức Giêsu Kitô trong lòng Đức Maria Trinh Nữ Rất Thánh khi thăm Bà Thánh
Isave, từ đó Giáo hội tin rằng Gioan Tẩy Giả đã được thánh hoá trong dạ mẹ nhờ
sự hiện diện của Chúa Kitô. Đó là lý do Giáo hội cử hành lễ sinh nhật của ngài .”
Bài Tin Mừng
chính ngày lễ nói về sự chọn tên Gioan. Bài đọc thứ nhất trích sách Ngôn sứ
Isaia và Thánh vịnh nói về giá trị cao cả của
con người trước mặt Thiên Chúa: “Ðức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn
trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm
cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người
đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người” (Is 49,
1-3). Thánh vịnh trở lại với ý niệm này, tức là, Chúa biết chúng ta từ trong
lòng mẹ: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu
tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con… Khi con được thành hình trong nơi
bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu” (Tv 138, 13). Như thế Thiên
Chúa đã an bài sắp đặt mỗi người chúng ta ngay từ khi còn trong dạ mẹ.
Lời mời gọi bảo vệ
sự sống các thai nhi
Theo Kinh
Thánh, con người là kẻ được Thiên Chúa nhận biết, gọi tên; và Thiên Chúa biết
chắc chúng ta từ khi còn trong lòng mẹ. Mắt Ngài thấy chúng ta: “Con mới là bao thai, mắt Ngài đã thấy ”
(Tv 138,16).
Chúng ta có một
ý niệm rất hẹp hòi và có tính pháp lý về con người, gây nhiều hoang mang trong
sự bàn cãi về nạn phá thai. Xem ra một đứa bé chỉ được sở hữu phẩm giá con người
khi nó được các thẩm quyền con người thừa nhận.
Khoa học nói với
chúng ta rằng trong phôi thai, toàn diện hữu thể nhân bản đang thành hình, được
phản chiếu trong mỗi chi tiết rất nhỏ; đàng khác, đức tin chúng ta thêm rằng,
điều chúng ta có không phải là công trình vô danh của tạo vật, nhưng một công trình tình yêu của đấng Sáng tạo. Sứ vụ của Gioan Tẩy Giả hoàn toàn được
phác họa trước lúc sinh ra: “Hài nhi hỡi,
con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, con sẽ đi trước Chúa mở lối
cho Người” (Lc 1, 76).
Vấn đề nghiêm
trọng ngày nay là hàng triệu trẻ em chết vì phá thai mà không được rửa tội.
Chúng ta phải nói gì về chúng? Chúng có được thánh hoá cách nào đó trong bụng mẹ
chúng không? Chúng có được cứu rỗi không?
Câu trả lời
không do dự: Chắc chắn chúng được cứu rỗi. Theo một ý kiến đã trở nên phổ thông
từ Trung Cổ, những trẻ con không được rửa tội thì xuống lâm bô, một nơi trung
gian trong đó không có đau khổ cũng không được thấy mặt Chúa.
Chúa Giêsu đã
thiết lập các bì tích như những phương tiện bình thường của việc cứu rỗi. Do
đó, các bí tích là cần thiết, và những ai dầu có khả năng nhận lãnh bí tích, mà
từ chối hay lười biếng nhận lãnh bí tích, đi nghịch lại với lương tâm của mình,
gây lâm nguy trầm trọng cho sự rỗi muôn đời của mình. Nhưng Thiên Chúa không bị
ràng buộc bởi những phương tiện này. Ngài có thể cứu rỗi bằng những phương tiện
bất thường, khi con người, không do lỗi mình, không được lãnh bí tích rửa tội. Chúa làm như vậy đối với các thánh Anh Hài, những em bé đã chết không được rửa tội.
Giáo hội đã
luôn luôn công nhận khả năng của một phép rửa tội bằng ý
muốn và một phép rửa tội bằng máu, và nhiều em bé chắc chắn đã biết một phép
rửa tội bằng máu, dầu thuộc về một bản tính khác.
Khi làm sáng tỏ
vấn đề trên sẽ mang lại một sự thoải mái cho những kẻ tin, những kẻ mất bình thản
trước số phận khủng khiếp của rất nhiều em bé trong thế giới ngày nay.
Chúng ta hãy trở
lại ngày sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Khi loan báo sự sinh của con trẻ cho
Giacaria, Thiên Thần nói với ông: “Isave
vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai ông sẽ gọi là Gioan. Ông sẽ được vui mừng hớn
hở và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” (Lc 1,13-14). Quả
thật, nhiều người đã hỷ hoan vui mừng khi con trẻ sinh ra, bước sang thế kỷ
XXI, chúng ta ở đây đang mừng vui nói về con trẻ này.
Xin Chúa cho tất
cả những người cha và bà mẹ, như bà Isave và ông Giacaria, đang chờ đợi hay
kinh nghiệm sự sinh con, có được niềm vui và hớn hở trong đứa con Chúa đã trao
ban, và niềm vui sinh con, vì sự sống đã bừng lên nơi con cái. Xin cho mọi người
tôn trọng các thai nhi ngay từ trong lòng mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn
Văn Độ