Tâm hồn bình tĩnh mất đi,
Đớn đau vô ích rước chi vào mình
Chỉ vì dại chẳng nguyện kinh,
Mọi điều cầu Chúa thênh thênh
trong lòng.
Chúng ta lần lượt
bàn tới ba điểm:
1. Chúa Giêsu cầu nguyện,
2. Tại sao Chúa Giêsu là Thiên Chúa, mà Ngài còn cầu
nguyện,
3. Chúng ta phải tập thói quen cầu nguyện.
1.CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN
Đọc bài tin mừng
chúa nhật V này, một chi tiết khá quan trọng (nhưng ít người chúng ta
lưu ý), đó là câu: “Sáng sớm tinh
sương, người chỗi dậy ra khỏi nhà, đi đến nơi thanh vắng và cầu
nguyện tại đó.” (Mc. 1,35
Đây không phải là
lần duy nhất, tin mừng thuật lại việc Chúa cầu nguyện, mà các sách
tin mừng luôn luôn nhắc tới việc Chúa cầu nguyện:
Phúc âm thánh
Matthêo 14,23 và phúc âm Luca 9,18 thuật lại việc Chúa dùng 5 chiếc
bánh và 2 con các để cho từng ngàn người ăn no (nguyên số đàn ông đã
tới 5.000), khi dân chúng đã giải tán “ngài
lên núi cầu nguyện một mình. Chiều tàn chỉ còn mình ngài ở đó.”
Trước khi ra sống
cuộc đời công khai: Chúa Giêsu đã cầu nguyện suốt 40 đêm ngày.
Phúc âm Luca còn
nhắc tới 4 lần:
Lúc Chúa chịu phép
rửa: “Vậy trong lúc dân chịu phép
rửa, Chúa Giêsu cũng chịu, rồi khi ngài đang cầu nguyện trời mở ra…”
(Luc. 3,21)
Khi Chúa Giêsu chọn
12 tông đồ. “Khi ấy Chúa Giêsu lên
núi, cầu nguyện và ngài thức thâu đêm” (Luc. 6,12)
Khi biến hình: “Đương khi cầu xin, điện mạo ngài khác
thường, áo ngài trắng tinh.” (Luc. 9,29)
Trước khi dậy kinh
lậy cha. “Một hôm, Chúa Giêsu cầu
nguyện ở nơi kia, vừa xong, môn đê thưa ngài: Lậy thầy xin dậy chúng
con cầu nguyện” (Luc. 11,1)
Tin mừng Thánh Gioan
ghi rõ, trong bữa tiệc ly, ngài đã cầu nguyện công khai, và cầu
nguyện dài giữa sự hiện diện các môn đệ. Rồi ngài kết luận: “Thầy nói thật cùng các con, nếu các
con nhân danh thầy mà xin cha sự gì, tất ngài sẽ ban cho. Xưa nay các
con chưa lấy tên thầy mà xin điều gì hết, hãy xin ắt sẽ được.”
(Gion, 16, 23-24)
Trong vười cây dầu
Chúa Giêsu quỳ cầu nguyện tất cả ba lần.
Lúc bị treo trên
thánh giá, ngài đã cầu xin cùng thiên chúa cha: “Lậy Cha xin tha tội cho họ vì họ lầm chẳng biết..” Con phó
dâng linh hồn con trong tay Cha.”
Trên đây ta chỉ nhắc
tới một vài trong vô số trường hợp tin mừng đã ghi lại việc Chúa
Giêsu cầu nguyện.
2.TẠI SAO CHÚA GIÊSU LÀ THIÊN
CHÚA MÀ NGÀI CÒN CẦU NGUYỆN?
Thưa có thể vì hai
lý do chính sau đây. (Ta nói có thể là vì Ngôi lời nhập thể là một
mầu nhiệm, mọi việc ngài làm cũng mang tính cách mầu nhiệm, thường
vượt tầm suy luận của ta)
LÝ DO I: Chúa Giêsu
dậy ta phải bắt chước ngài coi việc cầu nguyện là quan trọng và cần
thiết.
LÝ DO II: Ngài là
Thiên Chúa, nhưng cũng là con người. Nơi ngài, bản tính con người cũng
chính là bản tính con người chúng ta: ngài cũng cảm thấy: đói, khát, mệt: ngài cũng cần ăn uống,
ngủ nghỉ v.v. Đặt biệt bản tính đó bộc lộ rõ rệt trước khi Chúa
Giêsu đi vào cuộc tử nạn: lo âu, sợ sệt, buồn khổ muốn xa tránh
những đau khổ thường tình như mọi người chúng ta. Vậy/; nếu ta nói Chúa
Giêsu tuy là Thiên Chúa, nhưng vì mặc lấy bản tính con người, nên Ngài
cần ăn uống, ngủ, nghỉ v.v. thì tuy là Thiên Chúa, một khi đã mặc
lấy bản tính con người, Ngài cũng cần cầu nguyện. Người bảo ta: bản
tính yếu hèn con người lúc nào, và ở đâu cũng cần cầu nguyện.
3.CHÚNG TA PHẢI TẬP THÓI QUEN
CẦU NGUYỆN
Cuốn sách “Quẳng
gánh lo đi mà vui sống” được coi là cuốn sách bán chạy nhất thế
giới vào những năm 1948-1950. Tác giả cuốn sách này, Dale Carnegic, đã
thu tập tài liệu trong 7 năm. Đặc biệt, để cuốn sách có giá trị,
tác giả đã đặt giải thưởng 200 mỹ kim cho ai viết được câu truyện có
thực về bản thân: “Tôi đã thắng
được ưu phiền cách nào?” Kết quả cuộc thi, ban giám khảo đã chọn
được hai truyện hay nhất, hay ngang nhau, do đó giải thưởng phải chia
đôi. Sau đây là một trong hai truyện đó:
Trong cuộc kinh tế khủng hoảng, lương trung bình nhà tôi
là 18 mỹ kim mỗi tuần. Nhiều khi không được số đó nữa, vì hễ đau
thì bị trừ lương, mà nhà tôi thường lại đau vặt. Chúng tôi nợ tiệm
tạp hoá 50 mỹ kim và phải nuôi năm đứa con, tôi phải giặt ủi thuê cho
hàng xóm và phải mua quần áo cũ về sửa lại cho cháu bận, rồi âu
sầu quá, tôi hoá đau. Một hôm người chủ tiệm tạp hoá kia lại mách
tôi rằng đứa con trai bảy tuổi của tôi ăn cắp hai cây viết chì. Tôi
hỏi cháu, cháu khóc. Tôi biết rằng cháu ngay thẳng dễ cảm động và người
ta đã làm nhục cháu ở trước đám đông. Từ đó tôi phát đau lung. Tôi
nghĩ tới tất cả những nỗi đau khổ đã chịu đựng và không thấy chút
hy vọng gì về tương lai hết. Ưu tư quá đến nỗi suýt nữa tôi hoá điên.
Tôi khoá máy giặt lại, gọi đứa cháu gái năm tuổi vào phòng ngủ,
đóng kín cửa sổ, lấy giấy và giẻ bịt hết các lỗ hở trong phòng,
cháu hỏi tôi: “Má làm gì đó?”
Tôi đáp: “Cho gió khỏi lọt.” Rồi
tôi mở vòi hơi đốt (ta biết hơi đốt rất độc, nếu không đốt, ngửi vào
một lúc sẽ chết). Hai mẹ con nằm cạnh nhau trên giường. Cháu hỏi: “Má, sao kỳ vậy má? Mới dậy lúc nãy,
sao bây giờ đã buồn ngủ?” Tôi đáp: “Không
hại, má con mình ngủ thêm chút nữa.” Rồi tôi nhắm mắt nghe hơi
phì từ vòi ra. Chao ôi! Không bao giờ tôi quên mùi hôi ấy…! Đột nhiên
tôi vẳng tai nghe tiếng âm nhạc, tôi lắng tai. Thì ra tôi đã quên tắt
máy thâu thanh trong bếp. Mặc kệ. Nhưng bài nhạc tiếp tục. Kế đó có
ai lên tiếng ca một điệu cổ:
Tâm hồn bình tĩnh mất đi,
Đớn đau vô ích rước chi vào mình
Chỉ vì dại chẳng nguyện kinh,
Mọi điều cầu
Chúa thênh thênh trong lòng
Nghe đoạn tôi nhận thấy đã lầm lẫn một cách thê thảm,
khi một mình tranh đấu ghê gớm với đời mà chẳng biết trông cậy vào
sức mạnh của Chúa. Thế là tôi nhảy phắt dậy, khoá vòi hơi và mở
cửa ra. Tôi vừa khóc lóc vừa cầu xin. Không những tôi cầu Chúa giúp
tôi, mà tôi còn đem cả tấm lòng thành kính cảm tạ Ngài: nhờ Ngài
phù hộ mà tôi có năm đứa con khoẻ mạnh, xinh xắn, thông minh, ngoan
ngoãn. Tôi hứa với Ngài không bao giám quên ơn Ngài nữa. Và tôi đã
giữ được lời hứa ấy.
Tình thế của tôi từ ngày đó mỗi ngày mỗi khả quan.
Nghĩ lại cái ngày ghê gớm mà tôi tự tử, tôi cảm ơn Chúa ngàn lần
đã thức tỉnh tôi, nếu tôi mê muội, sau này tôi mất bao nỗi vui, bao
nhiêu năm đẹp đã lạ lùng! Bây giờ mỗi lần nghe ai có ý định tự tử
tôi muốn la lớn: Đừng! Đừng! Những ngày đen tối nhất trong đời ta sẽ
qua đi, tương lai rực rỡ sẽ tới… HÃY CẦU NGUYỆN.
Mỗi lần ta nhắc
lòng trí lên, nghĩ tưởng tới Chúa, là ta cầu nguyện. Hoặc đúng hơn,
cầu nguyện là khi ta ngợi khen Chúa, hoặc cảm tạ Chúa, hoặc thống
hối tội lỗi, hoặc xin một ơn gì. Như vậy, không phải chỉ đến nhà
thờ mới cầu nguyện được, mà khi đi chợ, khi nấu ăn, khi làm bất cứ
việc gì, ta dành ra vài giây nhắc lòng ta lên với Chúa, cảm tạ Chúa,
xin Chúa tha tội lỗi, xin Chúa giúp đỡ ta, xin Chúa ban phần rỗi cho
ta: Chính là ta đã cầu nguyện.
Đề
tựa của Lm. HK