Vấn đề đức tin
THIÊN CHÚA VÀ CÁC KHOA HỌC GIA
“Mọi người theo đuổi khoa học đều tin rằng thần
linh biểu hiện trong quy luật của vũ trụ – một thần linh vượt trội con người,
và trước thần linh này, chúng ta phải khiêm nhường.“ (Albert Einstein)
Các khoa học gia có tin
Thiên Chúa? Có 40% các khoa học gia tin Thiên Chúa, đa số là các khoa học gia
trẻ tuổi. Chứng cớ về Thiên Chúa không dễ tìm thấy trong phòng thí nghiệm,
nhưng tôn giáo vẫn giữ vai trò quan trọng trong giới khoa học.
Isaac Newton
Ông là một trong các khoa
học gia nổi tiếng nhất. Ông là nhà vật lý và nhà toán học đã phát hiện định luật
vạn vật hấp dẫn. Ông đưa ra chứng cớ về Thiên Chúa: “Thái dương hệ đẹp nhất, các hành tinh, và sao chổi, chỉ có thể xuất
phát từ ý định và quyền lực về sinh vật thông minh và quyền hành.”
Albert Einstein
Ông là cha đẻ của thuyết
tiến hóa. Khoa học gia nổi tiếng này tin vào quyền tối cao mà lại không nhận biết
Thiên Chúa. Ông giải thích về quan điểm tâm linh: “Mọi người theo đuổi khoa học đều tin rằng thần linh biểu hiện trong
quy luật của vũ trụ – một thần linh vượt trội con người, và trước thần linh
này, chúng ta phải khiêm nhường. Theo cách này, sự theo đuổi khoa học dẫn tới cảm
thức tôn giáo của một loại đặc biệt, điều này thực sự rất khác với tín ngưỡng của
người ngây thơ.”
Stephen Hawkings
Khoa học gia nổi tiếng
trong thời đại chúng ta là tiến sĩ Stephen Hawkings. Ông là chuyên gia về thuyết
tương đối và cơ học lượng tử. TS Hawkings là người theo thuyết bất khả tri
(agnostic), không phải là vô thần (atheist), nhưng ông có nói về Thiên Chúa: “Điều tôi đã làm là để chứng tỏ rằng có thể
vũ trụ bắt đầu được xác định bằng quy luật của khoa học. Trong trường hợp này,
không cần yêu cầu Thiên Chúa quyết định cách khởi đầu vũ trụ. Điều này không chứng
tỏ là không có Thiên Chúa.” Điều “không chứng tỏ là không có Thiên Chúa” tức là
“chứng tỏ có Thiên Chúa.”
Charles Darwin
Charles Darwin là nhà sinh
học nổi tiếng với thuyết tiến hóa “nóng sốt” trong thời ông. Nhưng khi tuyên bố
rằng con người tiến hóa từ cây cối và động vật như loài khỉ, Darwin đã đưa ra
chứng cớ về Thiên Chúa: “Với nhận thức của
chúng ta, không thể hiểu rằng vũ trụ to lớn và kỳ diệu này ngẫu nhiên mà có, đối
với tôi có vẻ là sự tranh luận chính về sự hiện hữu của Thiên Chúa.”
Francis Collins
Dự án gen con người được
hoàn tất năm 2003. Bản đồ gen kỳ diệu đó đã thay đổi các nghiên cứu của y học
và sinh học. Lịch sử trước đó chưa bao giờ có nhận thức khoa học nào mở ra những
cánh cửa tới việc cải thiện chất lượng của cuộc sống. TS Francis Collins là
giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Hệ Gen Con người (National Human Genome
Research Institute). Người ta hỏi: “Các
khoa học gia có tin vào Thiên Chúa?.” Ông trả lời: “Khoa học không hiệu quả trong việc phê bình thế giới siêu nhiên. Đối với
tôi, cả hai thế giới đều khá thực tế và khá quan trọng. Chúng nghiên cứu khác
nhau. Chúng cùng hiện hữu. Chúng soi sáng lẫn nhau.”
Max Planck
Ông đoạt Giải Nobel về vật
lý. Thuyết lượng tử của ông đã khiến nhân loại phải suy nghĩ lại một số niềm
tin về triết học mà trước đây người ta ca tụng. Khoa học gia Kitô giáo này sống
trong chế độ Đức quốc xã, ông thấy nhiều bạn bè và đồng nghiệp trong giới khoa
học bị hành hạ vì niềm tin tôn giáo. Đây là lời ông nói về khoa học và Kinh
Thánh: “Cả tôn giáo và khoa học đều cần
tin vào Thiên Chúa. Đối với những người tin, Thiên Chúa ở trong sự khởi đầu,
còn đối với các nhà vật lý thì Thiên Chúa là cuối cùng của sự cân nhắc... Không
phải ngẫu nhiên mà các nhà tư tưởng lớn của các thời đại đều tin có linh hồn.”
Erwin Rudolf Josef
Alexander Schrödinger
Trước khi có máy vi tính,
có một kiểu mẫu đối với nguyên tử và phân tử, điều này cho thế giới một điều gì
đó gọi là “cơ chế sóng cuối cùng.” Một số người nói rằng việc áp dụng cơ chế lượng
tử hiện đại là tiền bối đối với kỹ thuật như chúng ta biết ngày nay.
Erwin Schrödinger là nhà vật
lý người Áo, sống có trách nhiệm. Ông nói về Thiên Chúa và khoa học: “Tôi rất ngạc nhiên thấy hình ảnh khoa học về
thế giới thật ở xung quanh tôi là quá thiếu. Nó có nhiều thông tin thật, đặt
kinh nghiệm của chúng ta vào một trật tự rất phù hợp, nhưng lại im lặng về mọi
thứ, những thứ tạp nham lại ở gần tâm hồn chúng ta, thực sự là vấn đề đối với
chúng ta. Nó không thể cho chúng ta biết về màu đỏ và màu xanh, vị đắng và vị
ngọt, nỗi đau và niềm vui thể lý; nó chẳng biết gì về cái đẹp và cái xấu, điều
thiện và điều ác, thần linh và vĩnh hằng.”
William H. Bragg
Ông là người Anh, là nhà vật
lý, nhà hóa học, và nhà toán học. Ông là người tinh luyện quá trình sử dụng tia
X để làm vỡ các tinh thể. Đó là khám phá lớn khiến ông đoạt Giải Nobel.
Ông giải thích về tôn giáo
và khoa học: “Nhờ tôn giáo mà có mục đích
của con người, nhờ khoa học mà đạt được mục đích. Đôi khi người ta tự hỏi không
biết tôn giáo và khoa học có đối lập với nhau hay không. Thế này: theo nghĩa
ngón tay cái và các ngón tay trong bàn tay đối lập với nhau. Đó là sự đối lập
mà mọi thứ đều nắm bắt được.”
Wernher Von Braun
Bạn có thông minh hơn khoa
học gia về rocket? Kỹ sư không gian Wernher Von Braun là người Mỹ gốc Đức, ông
không chỉ là cha đẻ của khoa học về rocket, ông còn là khoa học gia có niềm tin
vào Thiên Chúa. Ông nói: “Tôi thấy khó hiểu
về một khoa học gia mà lại không nhận biết sự hiện hữu của Đấng Tối Cao ẩn sau
sự hiện hữu của vũ trụ, như vậy thì cũng giống như một thần học gia mà lại từ
chối sự tiến bộ của khoa học.”
Rõ ràng khi bạn hỏi: “Các khoa học gia có tin vào Thiên Chúa?”
Trả lời: “Có!” Đó là sự thật, dù
không phải là khoa học gia nào cũng tin như vậy. Nhưng người ta có thể thấy rằng
chứng cớ về Thiên Chúa có thật trong thế giới khoa học.