Lời Chúa cntn 16a _ Giáo lý Phúc Âm


CHÚA NHẬT XVI QUANH NĂM A
Kn. 12, 13.16-19; Rm. 8, 26-27; Mt. 13, 24-43
I. Giáo Huấn Phúc Âm
Nước Trời được so sánh như: Ruộng lúa có lúa tốt và cỏ lùng
Hạt cải nhỏ thành cây cải to đến nỗi thành bóng mát cho chim trời.
Nắm men nhỏ làm dậy khối bột to.
Nước Trời là nước Chúa, là Giáo Hội trần gian. Có người tốt người xấu.
Nước Trời bắt đầu nhỏ bé, nhen nhúm trong nhóm mười hai, nhưng rồi thành cây cải to, hàng tỉ người núp bóng.
Nước Trời âm thầm như nắm men, nhưng không ngừng hoạt động để cám hoá và hoán cải.
II. Vấn nạn Phúc Âm
Ý nghĩa ba dụ ngôn so sánh nước trời:
Ruộng lúa có lúa tốt và cỏ lùng.
Hạt cải nhỏ trở thành cây cải to đến nỗi thành bóng mát cho chim trời.
Nắm men nhỏ làm dậy khối bột to.
Nước Trời được so sánh ở đây không là nước thiên đàng trên trời, nhưng là nước của Ông Trời, chính là Giáo Hội được Chúa thành lập dưới trần gian nầy.
Vì nước trời được so sánh với ruộng lúa có lúa tốt và cỏ lùng, có người lành kẻ. Nước trời là nước thiên đàng thì không thể có cỏ lùn tức không không thể có kẻ xấu.
Vì nước trời được so sánh với hạt cải bé tí ti lúc ban đầu nhưng sau thành cây cải to cho him trời núp bóng. Hình ảnh Giáo Hội trần thế đang phát triển. Nếu nước trời là nước thiên đàng là nơi viên mãn, không thể có yếu tố phát triển.
Vì nước trời được so sánh với nắm bột đang làm khối bột dậy men. Hình ảnh Giáo Hội đang âm thầm cảm hoá hay hoán cải hay kitô giáo hoá thế giời. Nếu nước trời là nước thiên đàng thì không còn cần Kitô hoá hay hoán cải ai cả. Tất cả đã là thánh.
Ý nghĩa ba dụ ngôn trên:
Có sự dữ và ác xấu trong trần gian. Có bất toàn và tội lỗi trong Giáo Hội trần gian. Phải chờ đến ngày chung thẩm để luận xét: thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ.
Giáo Hội trần gian là thân thể Chúa Kitô đang lớn. Không ai có thể chặn đứng sự phát triển và lớn mạnh của Giáo Hội.
Mỗi thành phần của Giáo Hội phải là một nắm men trong xã hội trần gian: Khiêm tốn, âm thầm, nhưng không ngưng nghỉ trong nhiệm vụ cảm hoá trần đời.
Danh sách dụ ngôn được chúa dùng trong Ba Phúc Âm Nhất Lãm.
Dù đã có định nghĩa về dụ ngôn, nhưng vẫn có những cách hiểu về dụ ngôn khác nhau, cũng như danh sách liệt kê về dụ ngôn hoàn toàn khác nhau. Có nơi đồng ý với năm mươi dụ ngôn, Giáo Hội Công Giáo không đồng ý hai dụ ngôn được kể trong Phúc Âm Gioan…Ở đây xin chỉ liệt kê 28 dụ ngôn theo nghĩa thật là dụ ngôn trong ba phúc âm nhất lãm. Nó thực tế và có ích cho việc đọc và hiểu kinh thành cách bình thường.
 Dụ Ngôn Trong Phúc Âm
Dụ ngôn
Phúc Âm
Matthêô
Phúc Âm
Matcô
Phúc Âm
Luca
Cọng rác và cái sà trong mắt
7:1-5

6:37-42
Vải vá mới vào áo cũ
9:16-17
2:21-22
5:36-39
Vương quốc bị phân chia
12:24-30
3:23-27
11:14-23
Người gieo giống
13:1-23
4:1-20
8:4-15
Hạt giống đang lớn

4:26-29

Người giàu khờ khạo


12:16-21
Cây vả không sinh quả


13:6-9
Cỏ lùng trong ruộng lúa
13:24-30


Hạt cải
13:31-32
4:30-34
13:18-19
Nắm men
13:33-34

13:20-21
Kho tàng chôn giấu
13:44


Viên ngọc quí
13:45-46


Mẻ lưới
13:47-50


Ngưới Samaritanô nhân hậu


10:29-37
Khách được mời dự tiệc


14:7-24
Lòng người
15:1-20
7:1-23

Chiên lạc
18:10-14

15:1-7
Con trai hoang đàng


15:11-32
Người giàu và Lazarô


16:19-31
Bà goá kiên trì


18:1-8
Biệt phái và thu thuế


18:9-14
Thợ làm vườn nho
20:1-16


Tá điền
21:33-45
12:1-12
20:9-19
Tiệc cưới
22:1-14

14:15-24
Cây vả
24:32-44
13:28-37
21:29-33
Tớ trung và tớ bất trung
24:45-51

12:35-48
Mười trinh nữ
25:1-13


Mười nén bạc
25:14-30

19:11-27

Vài tin tức cho thấy thực trạng cỏ lùng trong ruộng lúa Giáo Hội, gây nhiều đau nhức và tồn thương cho Giáo Hội. VATICAN: Các vụ truyền thức linh mục mới đây do Huynh đoàn thánh Piô X thực hiện là bất hợp pháp.
Hôm thứ ba 5-7-2011 Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã trả lời như trên cho những người trong các ngày qua nêu thắc mắc liên quan tới các vụ truyền chức linh mục trong Huynh đoàn Pio X. Cha Lombardi nêu bật những gì đã được tuyên bố trong những trường hợp tương tự trong qúa khứ, nghĩa là quy chiếu thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Hàng Giám Mục Công Giáo hồi tháng 3 năm 2009. Thư của Đức Thánh Cha có viết như sau: ”Cho tới khi nào Huynh đoàn Thánh Pio X chưa có một thế đứng hợp giáo luật trong Giáo Hội, thì các thừa tác của Huynh đoàn không thi hành sứ vụ hợp pháp trong Giáo Hội... Cho tới khi nào các vấn đề liên quan tới giáo lý không được sáng tỏ, thì Huynh đoàn không có một quy chế giáo luật nào trong Giáo Hội và các thừa tác của Huynh đoàn không thực thi một cách hợp pháp sứ vụ nào trong Giáo Hội”. Vì thế các cuộc truyền chức linh mục bị coi như bất hợp pháp Matta có nghĩa: nữ gia chủ hay người đàn bà chăm lo mọi việc cho gia đình.
 VATICAN: Ngày 4-7-2011 Tòa Thánh đã tuyên bố vụ tấn phong giám mục tại giáo phận Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên bên Trung Quốc là bất hợp pháp vì không có phép của Đức Giáo Hoàng và tất cả các nhân vật liên hệ đều bị phạt vạ theo Giáo Luật.
Như đã biết ngày 29-6-2011 linh mục Phaolô Lôi Thế Ngân đã được tấn phong giám mục tại Lạc Sơn mà không có phép của Tòa Thánh. Vụ tấn phong ”bất hợp pháp”, gây chia rẽ và tạo ra các căng thẳng giữa lòng Giáo Hội.
 Tin từ Catholic online: Cha John Caropi tuyên bố hoàn tục hôm ngày 17.6.2011: Cha Anthony Corapi, S.O.L.T. (Society of Our Lady of the Most Holy Trinity – Hội dòng Đức Mẹ Cực Trọng Ba Ngôi) sinh ngày 20.5.1947 ở Hudson, New York. Ngài là một linh mục Công Giáo rất nổi tiếng cho các chương trình truyền hình hầu như khắp nước Mỹ. Linh mục John Caropi đã từng làm nhiều nghề sinh sống trước khi đi tu làm linh mục. Ông nguyên là cầu thủ bóng chày, rồi gia nhập quân đội Mỹ. Sau khi giải ngũ, ông đi làm cố vấn tài chánh. Ông nổi tiếng giàu có xử dụng loại xe đắt tiền và du thuyền giá bạc triệu. Ông cũng không từ chối tham gia mua bán bạch phiến hay cả những chuyện tình dục đồi bại. Hậu quả: bị bệnh tâm thần và không nhà cửa.
Ông sống lang thang đầu đường phố chợ suốt ba năm. Mẹ Ông cầu nguyện tha thiết và gửi ông thiệp cầu nguyện có kinh kính mừng, đồng thời cho ông tiền máy bay quay về New York. Ông sám hối và quay về với Chúa ngày 24.6.1984. Ông xin gia nhập Hội Dòng Đức Mẹ Ba Ngôi Cực Trọng và thụ phong phó tế ngày 26.5.1990. Ngảy 26.5.1991 Thầy được chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II truyền chức linh mục. Sau đó Cha được làm Cha xứ, rồi làm giám đốc trung tâm Giáo Lý địa phận. Dần dần với những bằng cấp, Cha John thành chuyên viên truyền hình Công Giáo trên khắp nước Mỹ. Tháng Ba năm nay 2011, linh mục John bị chính Hội dòng Ngài ngưng thi hành tác vụ linh mục vì theo như Cha Bề Trên, Cha Gerald Sheehan, thì Cha John đã dính vào thuốc phiện, rượu chè và gian dâm với một nữ nhân viên trong chương trình truyền hình của Cha, nguyên là gái mãi dâm từ trước.
III. Thực Hành Phúc Âm

Suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật
(Lời Chúa trong Thánh lễ năm 2011 tháng 7,8, và 09 trang 85)
 Trước khi đi học, Thảo xin Mẹ hai đồng và hai lon súp để đóng góp vào chương trình “Food Bank” của nhà trường. Mẹ Thảo hỏi: Con định mang tiền và những lon súp nầy cho ai? Thưa Mẹ, cho người nghèo.
Nhưng ai đáng gọi là nghèo để mà cho hả con? Con có biết, có những người làm biếng, không chịu đi làm, ngồi không xin người khác. Có những người tiêu pha tiền bạc vào xì ke, ma túy.. rồi đi xin thức ăn. Giúp họ là duy trì người xấu trong xã hội.
Không cần biết họ là ai và làm gì Mẹ à! Họ nghèo là mình phải giúp thôi.
Với lương tâm của người công giáo ngay lành, chúng ta dễ phàn nàn về những ác xấu nhan nhãn trước mắt. Nhiều khi chúng ta nặng lời nguyền rủa hay cầu xin Chúa cho kẻ bất lương bị “xe đụng chết!” hay “hộc máu mồm” mà chết quách cho dân tình đỡ khổ.
Ruộng lúa có lúa tốt và cỏ lùng. Thế giới có kẻ lành người dữ. Con cái có đứa ngoan, đứa hư. Xứ đạo có người đạo đức kẻ trễ nãi. Đó là sự thường tình trong thế giới bất toàn của con người. “Ta đến kêu gọi người tội lỗi!” Cứu độ là lý do Chúa xuống trần. Sự hiện hữu của Giáo Hội, của địa phận, của giáo xứ và của các tổ chức đoàn hội trong Giáo Hội là để cứu độ Sự hiện hữu của chúng ta sẽ dư thừa và vô ích, nếu thế giới nầy toàn người đạo đức và thánh thiện.
Chúng ta làm người công giáo để “giữ đạo” hay để truyền giáo và hoán cải thế giới? Nhiều khi chúng ta tiêu pha quá nhiều thời giờ, tiền bạc trong chuyện kiệu rước linh đình để biểu dương sức mạnh đức tin. Nhiều khi chúng ta làm văn nghệ gây quỹ để tân trang nhà thờ. Đó cũng chỉ là chuyện “giữ đạo” còn chuyện hoạt động xã hội như Quà Giáng Sinh cho người nghèo (Christmas Hamper) hay bữa ăn cho người vô gia cư . . . thì thế nào? Hàng ngày có năm, hay sáu mươi ngàn trẻ em ở Phi Châu chết đói, có bao giờ chúng ta nghĩ đến một giúp đỡ nào chăng? Nếu chúng ta chỉ “giữ đạo” theo kiểu đóng khung trong xứ đạo, trong “lũy tre làng” ngày xưa. Coi chừng! Càng giữ đạo chúng ta càng mất đạo nơi thế hệ con cháu nối tiếp. Người trẻ ngày nay sinh ra, lớn lên và được giáo dục theo hướng sống xã hội không biên giới. Người trẻ sẽ thắc mắc về cách “giữ đạo” nhiều kinh hạt và kiệu rước rình rang của chúng ta. Nhưng lại phớt lờ những đóng góp giúp người nghèo hay làm ngơ trước những người đang khốn khổ vì chiến tranh, thiên tai, bão tố.
 Lm Phêrô Trần Thế Tuyên