THỨ
HAI SAU CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN
NĂM CHẴN
BÀI ĐỌC: 2 V 17, 5-8.
13-15a. 18
5 Thời đó, vua Át-sua là San-ma-ne-xe
tiến đánh Ít-ra-en, đến Sa-ma-ri và vây hãm thành này ba năm. 6 Năm
thứ chín triều vua Hô-sê, vua Át-sua chiếm được Sa-ma-ri và đày Ít-ra-en sang
Át-sua. Vua cho họ định cư ở Khơ-lác, và ở ven sông Kha-vo thuộc vùng Gô-dan, và
trong các thành xứ Mê-đi.
7 Sự việc đó xảy ra, vì con cái Ít-ra-en
đã đắc tội với Đức Chúa, Thiên Chúa của họ, là Đấng đã đem họ lên từ đất Ai-cập,
đã giải thoát họ khỏi tay Pha-ra-ô, vua Ai-cập, và vì họ đã kính sợ các thần
khác. 8 Họ theo những thói tục của các dân Đức Chúa đã trục xuất cho
khuất mắt con cái Ít-ra-en và những thói tục các vua Ít-ra-en đã tạo ra.
13 Nhưng Đức Chúa đã dùng tất cả các ngôn
sứ và các thầy chiêm mà cảnh cáo Ít-ra-en và Giu-đa: "Hãy trở lại, bỏ con
đường tà của các ngươi, hãy tuân giữ các mệnh lệnh và quy tắc của Ta, đúng theo
Lề Luật Ta đã truyền cho cha ông các ngươi, và Ta đã chuyển đến các ngươi nhờ
các ngôn sứ tôi trung của Ta.”14 Nhưng họ đã không nghe lời, họ cứng
đầu cứng cổ như cha ông họ, những người không tin vào Đức Chúa, Thiên Chúa của
họ. 15a Họ đã khinh dể những quy luật của Người, cũng như giao ước
Người đã lập với cha ông họ và những chỉ thị Người đã truyền cho họ. 18
Đức Chúa nổi cơn thịnh nộ với Ít-ra-en và đẩy Ít-ra-en cho khuất nhan Người. Chỉ
còn lại chi tộc Giu-đa.
ĐÁP CA: Tv 59
Đ. Lạy Chúa, xin ra
tay cứu độ, và đáp lời chúng con. (c 7a)
3
Lạy Thiên Chúa, Ngài đã ruồng bỏ chcon và làm cho tan nát; Ngài đã từng nổi cơn
thịnh nộ, nhưng xin trở lại với chúng con!
4
Chúa đã làm cho đất chuyển rung và nứt nẻ, xin hàn gắn lại cho khỏi lung lay. 5
Dân Ngài, Ngài bắt nếm chua cay, ép chúng con cạn chén nồng choáng váng.
Đấng đã từng
ruồng bỏ chúng con, chẳng còn dẫn ba quân xuất trận? 13 Xin Ngài
thương cứu viện cho chúng con thoát khỏi quân thù, chứ người phàm giúp đỡ chỉ
bằng không.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Dt 4, 12
Hall-Hall: Lời
Thiên Chúa là Lời sống động và hữu hiệu, Lời đó phê phán tâm tình cũng như tư
tưởng của lòng người. Hall.
TIN MỪNG: Mt 7, 1-5
1 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ
rằng: "Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, 2
vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy;
và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em. 3
Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt
của mình thì lại không để ý tới?4 Sao anh lại nói với người anh em:
"Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn", trong khi có cả một cái xà
trong con mắt anh?5 Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh
trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.
VẤN
ĐỀ XÉT ĐOÁN
Chúa có cho phép ta xét đoán đồng loại không?
-
Nếu ta xét đoán đồng loại nhằm mục đích
hạ anh em, thì Chúa không cho phép.
-
Nếu ta xét đoán anh em với trách nhiệm
Chúa trao để vực anh em vươn lên, thì ta phải chu toàn sứ mệnh người lính canh,
như ngôn sứ Ed 33, 7-9: “Phần ngươi, hỡi
con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Ít-ra-en. Ngươi sẽ nghe
lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ
gian ác rằng: „Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết“, mà ngươi không chịu
nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết
vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó. Ngược lại, nếu ngươi đã báo
cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không trở lại, thì
nó sẽ phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống mình”.
Nhất là đối với người mà ta có trách nhiệm chăm sóc. Thánh
Phao-lô dạy: “Phải chăng anh em không
được xét xử người trong nhà? Ta được phán xét cả thiên thần nữa, huống hồ là
việc đời này” (1Cr 5, 12; 6, 3).
Nhưng để làm tròn bổn phận vực anh em trở về đường ngay nẻo
chính, Đức Giê-su dạy: “Phải móc cái đà
nơi mắt mình trước rồi mới thấy rõ mà móc cái rác nơi mắt anh em” (Mt 7, 3-5:
Tin Mừng). Có một Linh mục kia khi về nhận quyền chánh xứ, ngài nhận xét trẻ
trong giáo xứ nói tục nhiều, thành thói quen, mất ý thức để sửa. Cha xứ mời ông
chánh trương tới phàn nàn và nhắc: “Tôi
nhờ ông nói với bọn trẻ phải sửa tật xấu nói tục”. Một tháng sau, cha xứ
gặp ông chánh hỏi: “Thế nào, bọn trẻ đã
bớt nói tục chưa?” Ông chánh vui vẻ đáp: “Đ. M. thưa cha, con bảo chúng nó đừng nói tục mà chúng cứ thế!”.
Như vậy ta phải sửa lỗi mình trước để có thể nói với mọi người:
“Anh em hãy bắt chước tôi như tôi bắt
chước Đức Giê-su” (1Cr 11, 1). Nơi Đức Giê-su, “Ngài làm rồi mới dạy” (Cv 1, 1), hoặc ít ra biết xin lỗi người khác
trước, khi lỗi lầm mình đã công khai.
Để giúp ta nhìn biết rõ tội mình mà sám hối, ta phải thuộc về
Chúa Kitô, kết hợp và cầu nguyện với Ngài, để có tâm tư như đã có nơi Đức Giêsu
(x. Pl 2, 5) và ban cho ta Thần Khí để nhận biết việc mình phải làm, vì “ta chỉ nhìn bề ngoài anh em, còn Thiên Chúa
thì nhìn tận đáy lòng” (1Sm 16, 7). Thế mà ta đòi làm quan tòa xét xử anh
em trước khi Chúa xét xử họ, là “Đấng đã
lập ra Luật, và Ngài có quyền cứu và tiêu diệt” (Gc 4, 12). Mà Chúa chỉ xét
xử mỗi người vào ngày cánh chung, khi đã hoàn tất cuộc đời (x. 1Cr 4, 5).
Nếu ta chỉ “bới lông tìm vết” nhằm hạ phẩm giá anh em, thì Chúa
sẽ phó mặc ta làm chính điều ta kết án. Vì thế thánh Phaolô nói: “Ngươi vô phương chữa mình hỡi con người xét
đoán, bất cứ ngươi là ai, vì chính nơi ngươi điều ngươi xét đoán kẻ khác, ngươi
kết án chính mình ngươi, bởi ngươi, người
xét đoán, ngươi cũng làm như thế”
(Rm 2, 1-2).
Vua Đavid đã ăn ở bất chính với vợ tướng Uria, làm bà có thai, rồi
vua lại âm mưu giết tướng Uria để cướp vợ ông! Tội nặng như thế mà vua không
biết sám hối ăn năn, nhưng khi vừa nghe ngôn sứ Nathan nói có một ông quan giàu
có nhiều chiên cừu, khi khách đến nhà không bắt chiên của mình mà lại bắt chiên
của người nghèo làm thịt đãi khách! Vua chưa biết rõ ai mà đã thịnh nộ đòi giết
ngay tên quan độc ác đó, mà không nhớ tội mình đã cướp vợ người, còn nặng hơn
ông quan bắt chiên người nghèo! (x. 2Sm 12, 1t)
Nói tóm lại, ta chỉ có thể vực anh em vươn lên để anh em được ơn
cứu độ, một khi chính ta đã được Thiên Chúa cứu độ. Vì thế mà lời kinh ta vẫn
cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin ra tay cứu độ
và đáp lời chúng con” (Tv 60/59, 7a: ĐC năm chẵn).
Vậy để bớt nóng nảy khi ta phải lên tiếng xét đoán người anh em,
làm tròn sứ mệnh người lính canh, ta phải thực hành những việc sau:
1.
Phải sửa mình trước (chừa tội, ít là sám
hối) trước khi sửa lỗi anh em.
2.
Nhận trách nhiệm về phía mình:biết đâu
tại ta thiếu sót bổn phận hoặc gây cớ vấp phạm làm người anh em sai lỗi.
3.
Hãy biết ơn Chúa, vì nếu Chúa không gìn
giữ, chắc chắn ta không hơn họ, có khi còn tồi tệ hơn. Nhất là Chúa che mắt mọi
người không thấy tội ta.
4.
Ta nhớ đến một tật xấu nào của mình mà
chưa từ bỏ được, biết đâu người anh em cũng thế thôi. Về vấn đề này cả đến đại
thánh Tông Đồ cũng không thoát (x. Rm 7, 18-19; 2Cr 12, 7t).
5.
Khi nói về lỗi của ai với người khác, mà
không sợ người mắc lỗi nghe được, thì hãy nói, còn nếu sợ thì đừng. Bởi vì ta
sợ người có lỗi nghe ta nói về họ, mà lại không sợ Thiên Chúa nghe rõ ta nói. Lời
Kinh Thánh dạy: “Nơi lòng mến không có sợ
hãi, trái lại lòng mến trọn hảo thì xua đuổi sợ hãi ra ngoài, vì sợ hãi có liên
quan đến hình phạt, và kẻ sợ hãi ắt không được thành toàn trong lòng mến”
(1Ga 4, 17b-18).
6.
Nhất là ta phải cầu nguyện với Chúa xin
Ngài giúp ta thực hành Lời Chúa, để có thể động viên người anh em lầm lạc trở
về đường ngay nẻo chính, vì “Lời Thiên
Chúa là Lời sống động và hữu hiệu, Lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng
của lòng người” (Dt 4, 12: Tung Hô Tin Mừng). Kẻ nào không làm theo Lời
Chúa dạy, thì tự chuốc họa vào thân. Thực vậy, lịch sử dân Do Thái đã minh
chứng điều này: Từ vua đến dân không tuân giữ Lời Chúa mà làm theo thói tục của
dân ngoại, “Chúa đã dùng tất cả các ngôn
sứ và các thầy chiêm mà cảnh cáo Ít-ra-en và Giu-đa: “Hãy trở lại, bỏ con đường
tà của các ngươi, hãy tuân giữ các mệnh lệnh và quy tắc của Ta, đúng theo Lề
Luật Ta đã truyền cho cha ông các ngươi, và Ta đã chuyển đến các ngươi nhờ các
ngôn sứ tôi trung của Ta.” Nhưng họ đã không nghe lời, họ cứng đầu cứng cổ như
cha ông họ, những người không tin vào Đức Chúa, Thiên Chúa của họ. Họ đã khinh
dể những quy luật của Người, cũng như giao ước Người đã lập với cha ông họ và
những chỉ thị Người đã truyền cho họ. Đức Chúa nổi cơn thịnh nộ với Ít-ra-en và
đẩy Ít-ra-en cho khuất nhan Người. Chỉ còn lại chi tộc Giu-đa” (2 V 17, 13-15a.
18: Bài đọc năm chẵn). Trái lại, việc làm của tổ phụ Abraham luôn luôn hành
động theo Lời Chúa hướng dẫn: Ông bỏ xứ sở họ hàng và nhà cha ông mà đi tới đất
Chúa chỉ cho, lúc ấy ông đã được 75 tuổi, ông đem vợ là bà Sara cùng với cháu Lót,
và mọi tài sản đã gầy dựng được, cùng với gia nhân, họ ra đi về phía đất
Canaan”. Nhìn như thế ai mà chẳng kết án ông Abraham là người điên khùng: thả
mồi bắt bóng. Vì tuổi đã già mà đi lập nghiệp nơi xứ xa lạ chưa hề biết tới. Chỉ
có Thiên Chúa chúc phúc cho ông, Ngài nói: “Ta
sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, Ta sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên
tuổi ngươi được lẫy lừng và ngươi sẽ là một mối phúc lành. Ta sẽ chúc phúc cho
những ai chúc phúc ngươi; ai nhục mạ ngươi Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia
tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (St 12, 1-9: Bài đọc năm lẻ).
Như vậy, lối sống của tổ phụ Abram đã minh chứng cho giá trị lời
kinh: “Hạnh phúc thay dân nào Chúa chọn
làm gia nghiệp” (Tv 33/32, 12b: ĐC năm lẻ).
THUỘC LÒNG
Chúa đã đặt tôi làm người lính canh dân
Ngài, khi nó phạm tội, tôi phải dùng Lời Chúa mà răn dạy nó, để nó trở lại và
được sống. Nếu tôi không răn dạy nó, để nó chết trong tội, Chúa sẽ đòi tôi phải
đền nợ máu nó (Ed 33, 7-9).
Linh
mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH