GIÁO LÝ PHÚC ÂM
CHÚA NHẬT III QUANH NĂM A
CHÚA NHẬT III QUANH NĂM A
I.
Giáo Huấn Phúc Âm:
Chúa Giêsu đúng là Đấng
Cứu Thế muôn dân trông đợi. Ngài thực hiện đúng y chang những gì đã tiên báo về
Đấng Cứu Thế:
Rao Giảng tin mừng sám
hối - Chọn gọi các Tông Đồ và Chữa lành bệnh tật.
II.
Vấn nạn Phúc Âm:
Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: Nầy đất Giêbulun và
Naptali….Tại sao Chúa Giêsu phải làm đúng y chang những gì các Tiên Tri đã loan
báo về Đấng cứu Thế?
Phúc Âm Matthêô ra đời
khoảng năm 70 và được gọi là Phúc Âm viết cho Kitô hữu gốc Do Thái ở thế kỷ đầu
(Jewish Christian Gospel). Biểu tượng của Phúc Âm Matthêô là hình người. Vì
Ngài bắt đầu bằng gia phả của Chúa Giêsu Abraham sinh Isaác; Isaác sinh Giacóp…
và kết thúc là từ Giêssê xuất sinh Giuse. Do quyền phép Chúa Thánh Thần, Bà
Maria người đã đính hôn với Giuse, thuộc dòng Davit, đã mang thai Con Thiên
Chúa. Nên Chúa Giêsu thuộc dòng tộc Đavit như lời tiên tri loan báo trước.
Kinh Thánh Cựu Ước là
quyển sách duy nhất làm thành văn hoá Do Thái. Người Do Thái phải học Thánh
Kinh Cựu Ước. Người Do Thái phải đến Hội Đường vào mỗi ngày Thứ Bảy để lắng
nghe Lời Chúa và nghe các Rabbi dẫn giải Lời Chúa từ trong Thánh Kinh. Họ đã
mong đợi Đấng Cứu Thế nhiều ngàn năm. Họ đã học biết về Đấng Messiah như thế
nào từ trong Sách Cựu Ước, nhất là sách các tiên tri. Một thanh niên như Chúa
Giêsu xuất hiện trước công chúng, làm sao để nói cho dân chúng biết mình là
Đấng Cứu Thế? Chỉ có một cách duy nhất là làm y chang những gì đã được loan báo
về Đấng Cứu Thế trong sách các tiên tri. Dân chúng thấy một người đến làm đúng
những gì họ học biết. Họ sẽ tự kết luận: Đích thị đây là Đấng Cứu Thế!
Tuy nhiên trong thực tế
và trong lịch sử, người Do Thái đã không nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế,
vì làm sao Đấng Cứu Thế lại là con bác thợ mộc Giuse và bà Maria tầm thường
trong khu xóm Nadarét nghèo nàn? Nên Thánh Matthêô đã phài luôn luôn chứng minh
Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Ngài đến làm ứng nghiệm những gì các tiên tri đã
tiên báo về Ngài. Mục đích nầy được tìm thấy dễ dàng khi so sánh bài Phúc Âm
hôm nay và Bài Đọc thứ nhất trích từ sách Tiên Tri Isaia.
Những từ ngữ như “Lập tức hai Ông bỏ chài lưới mà đi theo người!”
khi Chúa gọi Simon và Anrê. Rồi khi Chúa gọi hai anh em khác Giacôbê và Gioan,
con Ông Giêbêđê thì cũng “lập tức các Ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo người”?
Có thật vậy không?
Không thật vậy chút nào.
Cứ thử
đặt trường hợp chúng ta
thì sẽ thấy: Thí dụ, chúng ta đang làm ăn sinh sống như mua bán đồ đạc hay bán
nhà hàng, rồi có một thanh niên 30 tuổi xuất hiện. Thanh niên đó bảo: Hãy theo
ta! Chúng ta có lập tức bỏ cha mẹ, vợ con và công việc làm ăn đi theo Thanh
Niên đó không? Chuyện đó không sao có được trong thực tế. Vì chúng ta thấy câu
Chúa nói “các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành kẻ lưới người như
lưới cá” sẽ được nói sau nầy trên thuyền của Simon sau mẻ cá đầy, chứ không
phải nói trên bờ như hôm nay. Hơn thế nữa, Matthêô, gốc thu thuế làm việc cho
đế quốc La Mã, không có mặt trong những ngày đầu cuộc đời công khai của Chúa
thì làm sao mà biết là “lập tức!” hay không lập tức.
Nhưng tại sao Phúc Âm
Thánh Matthêô lại bảo là “lập tức” Simon và Anrê cũng Như Giacônê và Gioan bỏ
nghề nghiệp, thuyền ghe và cả cha già mà đi theo Chúa? Hoá ra Matthêô đặt điều,
bịa chuyện nói láo à? Như có lần đã nói: Phúc Âm không là bài tường thuật sống
động sự việc đang xảy ra theo kiểu phóng sự chiến trường hay kiểu truyền thông
tận mắt, đưa tin nóng và giật gân, nhưng là sách dạy giáo lý. Như Thánh Gioan
đã nói: Tất cả được viết ra để anh chị em tin và ai tin thì được cứu độ.
Nên Matthêô đã nói “lập
tức” để ám chỉ rằng: Chúa đang xuất hiện đúng như các tiên tri loan báo và
người ta tuôn đến nghe Chúa giảng. Hể Chúa kêu gọi ai thì người ta bỏ mọi sự mà
theo Ngài ngay. Hơn thế nữa, Matthêô cũng nói đến khía cạnh đứt khoát trong
việc đáp ứng ơn gọi. Có thể không lập tức theo cách thể lý nhưng phải lập tức
từ bỏ mọi sự và nghề nghiệp để theo Chúa dứt khoát và phải thay đỗi hoàn toàn:
không còn kiếm ăn sinh sống nuôi thân, nhưng làm việc cho nước Chúa. Không còn
Cha Mẹ vợ con hay thân nhân, nhưng tất cả mọi người là Cha Mẹ, vợ con và anh
chị em của người theo Chúa.
Chúa đi đó đây rao giảng tin mừng sám hối – Chúa chọn gọi các tông
đồ - Chúa chữa lành bệnh tật và trừ quỉ… Chính Chúa thiết lập Giáo Hội để tiếp
tục công việc Chúa đã làm, nhưng xem chừng Giáo Hội làm khác: Chuyên lo thành
lập địa phận – thiết lập giáo xứ - xây nhà thờ, cất nhà xứ, mở trường dạy học….
Giáo Hội của Chúa nhưng xem chừng làm không giống chúa? Chú trong nhiều đến cơ
cấu hệ thống, luật lệ nhưng coi nhẹ: truyền giáo – đào tạo các tông đồ và chữa
lành bệnh tật.
Giáo Hội phát triển không
ngừng về mọi mặt:
Từ nhóm 12 tông đồ ban
đầu hiện tại đã đạt tời con số 5000 Giám Mục, gần nửa triệu linh mục, 2500 địa
phận; 270,125 nhà thờ năm 2005 và 1 tỷ 300 triệu Công Giáo.
Thời Trung Cỗ và thời đại
văn minh ánh sáng có thể nói được là thời cực thịnh của Giáo Hội. Giáo Hội Công
Giáo nắm cả thần quyền và thế quyền. Giáo Hội rất chú trọng đến phát triển cơ
sở, nhà thờ và cung điện của Giáo Hoàng và Giám Mục. Nạn mại thánh phát xuất từ
thời nầy. Chính Luther năm 1517 đã phản đối việc dâng cúng để được ân xá hay
toàn xá. Thời đó người ta áp dụng từ Monseigneur có nghĩa là “Lạy Chúa tôi!” Hay
“My Lord” với các Giám Mục, nguyên là các lãnh Chúa trong các phần đất được
phân chia cho Giáo Hội mà nguyên gốc gọi là địa phận. Tinh thần khó nghèo hay
khiêm nhường, trong sạch rất khó kiếm trong Giáo Hội thời bấy giớ.
Đây cũng là nguyên nhân
sinh ra các giáo phái gọi chung là Protestant, hay thệ phản: thề chống lại
Vatican. Chúng ta có thể nói: Giáo Hội thời đó rất khác với Giáo Hội Chúa thiết
lập lúc ban đầu. Vì Chúa chọn các tông đồ và sai các ông đi “các con hãy đi rao
giảng tin mừng cho muôn dân và làm phép rửa cho họ nhân danh cha và Con và
Thánh Thần!” Tuy nhiên ngày nay Giáo Hội đã thay đồi tốt hơn nhiều: Vừa thể
hiện lệnh truyền rao giảng tin mừng, nhưng cũng vừa phát triển cơ cấu theo tổ
chức trần thế. Chúa Giêsu không xây nhà thờ. Chúa Giêsu không cất trung tâm mục
vụ. Chúa Giêsu ra chỉ có một luật: Mến Chúa yêu người… Tuy nhiên Xã hội mỗi
ngày một văn minh và mỗi ngày thêm phức tạp. Chúng ta không thể tiếp tục đi bộ
cho giống Chúa trong một thế giới mà khoảng cách quá xa xôi, cần phương tiện di
chuyển nhanh như xe hơi hay máy bay.
Không cần phải làm y
chang như Chúa làm, nhưng cần thích nghi với nếp sống văn minh thời đại mà vẫn
duy trì căn tính của Giáo Hội: truyền giáo, là làm cho người khác biết Chúa và
cho người ta nhận được ơn cứu độ.
III.
Thực hành Phúc Âm:
Khi đọc và soạn Giáo Lý
Phúc Âm Chúa Nhật III Quanh năm. Tôi liên kết giữa Chúa chọn gọi các tông đồ
đầu tiên và họ lập tức theo Chúa với ơn gọi làm linh mục của mình mà tôi sẽ
mừng kỷ niệm 21 năm vào ngày 22.1.2014 nầy. Xin chia sẻ tâm tình coi như cống
hiến một chút giải trí tâm linh.
Đẹp thay, bàn tay linh
mục!
Mở mắt chào đời, cần đôi
tay linh mục
Khép mắt lìa đời, vẫn cần
đôi tay ấy.
Siết chặt tay, thật ấm
tình tri kỷ!
Bất hạnh cuộc đời, chỉ mong thấy bàn tay.
Chiêm ngưỡng đôi tay ấy
dâng lễ tế
Bàn tay vương đế trên bệ
cao.
Không tay nào sánh được
bàn tay ấy
Cao cả, linh thiêng đứng một mình.
Đời lạc bước sa chước cám
dỗ
Lối đi xấu hỗ và tội tình
Đôi tay linh mục ban bình
an tha thứ
Không chỉ một lần nhưng mãi về sau,
Bước vào đời hôn ước vợ
chồng
Những bàn tay khác lo bày
tiệc vui
Chỉ bàn tay linh mục chúc
lành và kết hợp
Đẹp thay, đôi tay vị linh mục!
Tay thánh hiến
được giữ gìn cho việc thánh
Sờ chạm Mình Thánh Chúa
mỗi ngày.
Tội nhân có thể làm gì
cho nên tốt
Hơn là nhờ linh mục chỉ dẫn và chúc lành?
Khi giờ chết đến cận kề
Bàn tay linh mục giơ lên
nguyện cầu
Gia tăng sức mạnh ơn
lành.
Bàn tay linh mục, trên đời, đẹp thay!
Phỏng dịch:
Lm.
Phêrô Trần thế Tuyên