Công trình nghiên cứu của một người cho cái nhìn cặn kẽ
hiếm có về số lượng người Công giáo ở Thiểm Tây. Ông Liu Yunxiao có thể đã viếng
thăm các nhà thờ ở Trung Quốc nhiều hơn bất cứ ai, và chắc chắn rằng không ai đến
nhiều nhà thờ ở Thiểm Tây quê nhà hơn ông.
Một người đàn ông rắn rỏi với mái tóc bạc, ông Liu, 65 tuổi,
đã dành 30 năm qua để ghi nhận về đạo Công giáo ở tỉnh miền Trung này.
Trong cuốn sách ông tự xuất bản về giáo phận Zhouzhi, ông
Liu ghi chú rằng nhà xứ ở làng Fujiazhuang có một nhà bếp khiêm tốn rộng chỉ
5,4 m2, là một trong hàng trăm nơi mà ông đã đo đạc trên địa bàn tỉnh.
Ông nói, “Tôi đã đi xung quanh giáo phận này tám lần bằng
xe đạp và đã nghiên cứu về giáo phận Zhouzhi mất sáu năm”.
Trong kho tài liệu nghiên cứu của ông Liu có những dữ liệu
chi tiết và chính xác nhất mà chúng ta có về Giáo hội tại miền trung Trung Quốc
này, kể từ khi đảng Cộng sản cho phép tôn giáo hoạt động trở lại vào đầu những
năm 1980.
Như vậy, công trình của ông Liu cung cấp con số mới nhất
về người Công giáo ở đây, ba thập kỷ sau chính sách “cải cách và mở cửa” của Đặng
Tiểu Bình, nói rộng ra, một cái nhìn cặn kẽ hiếm có về công cuộc truyền giáo.
Cuộc sống của ông phản ánh sự thay đổi vận mệnh tôn giáo ở
Trung Quốc. Từ một chủng sinh thời gian 1955 đến 1960, ông trở thành một nông
dân khi đời tu hành là tất cả đối với ông, nhưng lại bị Mao Trạch Đông phá hủy.
Năm 1974, khi Cách mạng Văn hóa với cuộc thanh trừ khắc nghiệt của xã hội Trung
Quốc sắp kết thúc, ông Liu làm việc trong phòng khám làng cho đến khi trở thành
sử gia nghiệp dư vào năm 1984 theo khuyến khích của vị giám mục địa phương.
“Lịch sử Giáo hội trước giải phóng [bởi những người Cộng
sản vào năm 1949] đã được viết”, ông nói. “Nhưng sau khi giải phóng, rất ít người
viết về Giáo hội. Tôi muốn đền đáp lại bằng cách giữ lại lịch sử chân thực của
thời kỳ đó.”
Công
cuộc Truyền Giáo: Trò chơi các con số
Phần lớn các dữ liệu chúng ta có về người Công giáo Trung
Quốc thì bị bóp méo bởi chính trị, nó trở nên vô nghĩa.
Vào giữa thế kỷ 17 đầu triều đại nhà Thanh, triều đại cuối
cùng của Trung Quốc, có khoảng 300.000 người Công giáo được ghi nhận ở Trung Quốc,
khoảng một nửa trong số họ ở Thiểm Tây. Tỉnh miền Trung phía nam Vạn Lý Tường
Thành này là chỗ đứng vững vàng nhất của Vatican ở Trung Quốc vào thời điểm đó.
Với số lượng người Trung Quốc gia tăng khoảng mười lần kể
từ khi đó, hiện nay chính phủ tuyên bố có 6 triệu người Công giáo trên toàn quốc
mà nếu đúng, có nghĩa là người Công giáo tăng gấp đôi tỷ lệ phần trăm dân số so
với 370 năm trước, nhưng vẫn còn ít hơn 0,5 phần trăm dân số toàn quốc.
Các nhà nghiên cứu ngoài Trung Hoa đại lục đã đưa ra một
con số cao hơn nhiều. Trung tâm Nghiên cứu Chúa Thánh Thần, một cơ quan thuộc
giáo phận Hồng Kông, cho biết có 12 triệu người Công giáo ở Trung Quốc, trong
khi tổ chức Cánh đồng Châu Á sứ mạng đức tin của Mỹ quốc trong năm 2010 đăng
tin số lượng ước tính cao nhất gần đây là 21,3 triệu người Công giáo.
Dầu vậy con số nhỏ hơn nhiều, khi ông Liu sử dụng phương
pháp kiểm đếm chặt chẽ để làm việc. Viếng thăm mỗi làng của hai trong tám giáo
phận thuộc Thiểm Tây trong hơn một thập kỷ, ông nói rằng ông đếm từng người
Công giáo. Phát hiện gây tranh luận này nhấn mạnh rằng chúng ta biết thật ít về
kết quả cuối cùng của công cuộc truyền giáo gần đây ở Trung Quốc.
Trong nhiều năm qua, các giám mục đã tuyên bố rằng có ít
nhất 50.000 người Công giáo trong giáo phận Tam Nguyên. Nhưng nghiên cứu gần
đây của ông Liu chỉ có 29.000, có lẽ việc thổi phồng con số của các nhà lãnh đạo
Giáo hội là để biện minh cho việc xây dựng và sửa chữa nhà thờ với chính quyền,
theo một linh mục tại Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây.
“Còn các giám mục nói rằng các ngài không tin vào những
con số này, chúng quá nhỏ “, Liu nói.
Trái với sự suy giảm về số lượng người Công giáo, ông nói
Tam Nguyên là giáo phận thành công nhất ở Thiểm Tây về công cuộc truyền giáo.
“Trong thực tế, các con số đang gia tăng rất nhiều”, Liu
nói. Chúng chỉ không đúng ở lúc đầu.
Tam Nguyên là nơi mà nhiều người Công giáo Thiểm Tây gọi
là nhà truyền giáo thành công nhất trong toàn tỉnh, một người phụ nữ lớn tuổi
tuyên bố đã rửa tội cho hơn 1.000 người, bắt đầu một mình từ một khu định cư
Công giáo hoàn toàn mới.
Trong những năm gần đây, khuôn viên nhà thờ ở quê bà lập
một trường đào tạo giáo lý viên, có chỗ nội trú cho thanh niên từ khắp nước trọ
học; sau khi khóa học kết thúc, họ trở về nhà để loan truyền Lời Chúa.
“Mặc dù đang thiếu tiền, nhưng họ dành rất nhiều cho việc
đào tạo giáo lý viên”, Liu nói.
Trong giáo phận nhà, Zhouzhi, sự tăng trưởng ổn định về số
lượng người Công giáo có tính hữu cơ hơn, ông nói.
Theo truyền thống, nam nữ sinh ra trong gia đình Công
giáo, đi lễ, lớn lên và kết hôn với người Công giáo.
Nhiều làng ở tỉnh Thiểm Tây gần như hoàn toàn là người
Công giáo. Ra khỏi Tây An về phía tây nam của thành phố, cảnh quan sớm thay đổi
với những hàng cây nho để làm rượu – một số làm rượu Lễ – những ngọn tháp
chuông nhà thờ rải rác về phía đường chân trời. Trong khu vực này, nơi ông Liu
sống, nhiều ngôi làng gần như Công giáo toàn tòng và được duy trì như vậy kể từ
khi các thừa sai châu Âu bắt đầu hoán cải người dân ở đây hơn một thế kỷ trước.
Nhưng với việc di cư đến đô thị nhanh chóng ở Trung Quốc,
nhiều làng trở nên trống trải, thêm một vấn nạn khác cho nhiệm vụ tìm hiểu về
người Công giáo, và thách thức Giáo hội tái suy nghĩ về công cuộc rao giảng Tin
Mừng.
Giáo Hội
tại Trung Quốc đang thay đổi
Vào một ngày Chúa Nhật gần đây, nhà thờ chính tòa Tây An ở
trong những bức tường phố cổ chật kín người. Khoảng 450 người chật cứng bên
trong, một số đứng trên các lối đi. Bên ngoài, những người đến muộn kéo ghế nhựa
từ chồng cao và ngồi đối diện với cửa chính. Những chiếc ghế nhựa này đã được sử
dụng 5 năm qua, như vậy cộng đoàn đã tăng lên với người dân đến thành phố tìm
việc làm
“Có hai loại người nhập cư. Một số cảm thấy cô đơn khi họ
đến thành phố và vì vậy họ tìm đến nhà thờ và trở nên có niềm tin hơn,” Đức
giám mục Tây An Anthony Mingyan Dang nói. “Một số khác đánh mất niềm tin của họ.”
Bai Yunchuan, một người nhập cư từ ngôi làng cách Tây An
90 km, đến nhà thờ mỗi Chúa Nhật nhưng tham dự Thánh lễ ít hơn trước đây, cô
nói.
Kể từ khi cô rời làng cách đây sáu năm, Bai đã làm việc
trong các nhà hàng thành phố. Trong tháng ba, cô mở tiệm mì riêng trong khi chồng
cô làm cùng nghề gần đó, chỉ năm trạm dừng cách bến xe buýt liên tỉnh Tây An.
“Ở làng, bạn dừng công việc lại và đi đến nhà thờ vào buổi
tối ,” Bai nói. “Ở đây bạn không thể dừng lại bởi vì đang còn khách.”
Con trai 14 tuổi của cô sống trong làng với ông bà, nơi
đó số lượng người đang suy giảm. Tương tự như vậy, cộng đoàn đang trở nên nhỏ
hơn. Giống như nhiều người vợ Trung Quốc, Bai gặp chồng mình ở một ngôi làng gần
đó và rời quê để đi với chồng. Cha mẹ cô đã kiên quyết rằng cô nên kết hôn với
một người Công giáo. “Đó là điều bó buộc,” cô nói.
Linh mục Stephen Chen Ruixie, giám đốc Trung tâm Mục vụ
xã hội Công giáo có trụ sở trong khuôn viên nhà thờ Tây An, nói rằng đó là thái
độ mà Giáo hội phải bỏ để bắt đầu thấy một sự gia tăng lớn hơn trong việc truyền
giáo, đặc biệt khi người Công giáo thích ra ngoài hơn bao giờ hết để tìm kiếm
việc làm.
Đó là lối suy nghĩ khó thay đổi trong một Trung Quốc đang
phát triển nhanh chóng, ông nói.
Khi cháu cha Chen kết thân với một cô gái không Công giáo
ở trường trung học, hầu hết mọi người trong gia đình không khuyến khích mối
quan hệ của họ.
“Nhưng tôi đã nói ‘không’, điều đó ổn”, ông nói. “Bây giờ
họ đã kết hôn.”
Cha Chen nói rằng mặc dù thái độ này bắt đầu mất dần nơi
các linh mục, nhưng một số vẫn còn rao giảng rằng các tín hữu chỉ nên kết hôn với
người Công giáo.
“Một số linh mục cố gắng không ban các bí tích [cho những
người kết hôn với người không Công giáo], ” ông nói.
Trong khi Giáo hội đang đối diện với những thách đố là
văn hóa, và một số vấn nạn trong quỹ đạo đi lên của nền kinh tế Trung Quốc, có
lẽ trở ngại lớn nhất vẫn là chính quyền. Như hầu hết mọi nơi khác của Trung Quốc,
Thiểm Tây cũng gặp nhiều vấn đề với chính quyền.
Đối diện
với những kìm kẹp
Trong tháng 9 năm 2006, các quan chức chính phủ bắt giữ
Wu Qinjing, một giám mục được thụ phong bất hợp pháp tại Tây An, theo ghi nhận
ngài bị đánh khi họ ép ngài vào một chiếc xe. Sáu ngày sau, bệnh viện chẩn đoán
ngài bị chấn thương. Tháng 3 năm sau, theo báo cáo giám mục bị gửi đến trại cải
tạo chính phủ giáo dục ba ngày, việc giáo dục ép buộc mà đảng Cộng sản gần đây
đã hứa bãi bỏ.
Giám mục Wu vẫn chưa được sự chấp thuận của Hiệp hội Công
giáo Yêu nước do đảng kiểm soát, trong đó có ba nhân viên đặt trụ sở tại khuôn
viên Nhà thờ Tây An. Giám mục vẫn không thể đi ra ngoài Tây An mà không được sự
chấp thuận của cơ quan chức năng, có nghĩa là ngài không thể tiếp cận với người
Công giáo trong giáo phận Zhouzhi, tuy nhiên nhiều giám mục khác thì có thể.
Nghiên cứu của ông Liu cho thấy có 55.000 giáo dân trong
giáo phận Zhouzhi năm 2008, trong khi Bộ Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn
giáo (SARA) cho biết con số này là thấp hơn rất nhiều so với số liệu công bố mới
nhất của họ một năm sau đó.
Một nhà khoa học xã hội giấu tên tại Tây An người nghiên
cứu tôn giáo ở Thiểm Tây nói rằng cách thức mà SARA thu thập số liệu về số người
Công giáo không chỉ là không đúng, mà còn làm gia tăng sự hiềm khích chống lại
các tín hữu – của tất cả các tôn giáo khác
Cán bộ địa phương được hỏi về số lượng người Công giáo sống
trong khu vực của họ và những con số này được gửi trở lại cho Bắc Kinh, đi qua
các giai đoạn khác nhau của cấp huyện và cấp tỉnh.
“Thông thường, các con số này là rất thấp, trong khi
chúng thực sự cao hơn, nhưng phần lớn thấp hơn,” nhà khoa học xã hội nói.
Với việc tôn giáo vẫn còn bị xem như một mối đe dọa với đảng
và nhà nước, cán bộ địa phương Trung Quốc có khuynh hướng tự nhiên để chơi những
con số với cấp trên và ngược lại, biện minh và duy trì tính hợp lệ của chúng.
SARA tuyên bố rằng đó chỉ có 230.000 người Công giáo ở
Thiểm Tây, hay 0,85 phần trăm dân số của tỉnh. Các chủ chăn Giáo hội nói rằng
có khoảng 300.000 người Công giáo trong tỉnh, trong khi tổ chức Cánh đồng Châu
Á đưa ra con số ngất ngưởng, ở mức dưới 834.000.
Số liệu của ông Liu có lẽ là chính xác nhất. Nhưng ông chỉ
đạp xe xung quanh hai trong tám giáo phận Thiểm Tây, ghi nhận 84.000 người Công
giáo ở Zhouzhi và Tam Nguyên.
Nhà khoa học xã hội nói rằng mặc dù thiếu các số liệu rõ
ràng, tổng dân số Công giáo Thiểm Tây chắc chắn đang tăng lên, cả về số lượng
và tỷ lệ phần trăm tổng dân số. Ông Liu đồng ý với đánh giá này.
Vào cuối triều đại nhà Thanh, một thế kỷ trước, đã có khoảng
300.000 người Công giáo được ghi nhận trong tỉnh.
“Số lượng hiện nay là giống như trước đó,” nhà khoa học
xã hội nói.
Dân số năm 1912 là khoảng một phần ba bây giờ, như vậy tỷ
lệ người Công giáo ở tỉnh hiện nay giảm đáng kể. Nhưng thực tế Thiểm Tây đã hồi
phục về cùng các con số, và các con số này đang gia tăng, sự tiến triển trong một
tỉnh từng là quê hương người Công giáo nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trong cả
nước, ông nói.
Sau những ngày đen tối thời Mao chủ tịch, cuối cùng giáo
hội Công giáo ở đây “đang bắt đầu phục hồi,” ông nói thêm.
(UCAN 01.12.2013)