Chúng ta bỏ Chúa chứ
không bao giờ Chúa bỏ ta. Từng giờ phút, Chúa mong đợi ta trở về với Chúa, để sẵn
sàng tha thứ mọi tội lỗi, và lúc nào cũng sẵn sàng nhận ta là con cái của Chúa.
Các
bài đọc trong Thánh lễ hôm nay đều nói nên lòng thương yêu, nhân từ, quảng đại
của Chúa. Chúa sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi, và kêu mời ta hãy thống hối, hãy
tin tưởng vào lòng từ bi thương yêu của Chúa, hãy trở lại xin Chúa thứ tha, dù
ta là con người yếu hèn đầy tội lỗi.
Bài đọc Cựu Ước nhắc lại việc dân Do Thái được Chúa cứu khỏi
cảnh nô lệ, áp bức của người Ai cập, qua nhiều phép lạ nhãn tiền. Nhưng dân vẫn
luôn luôn sa ngã; tái phạm những lầm lỡ, oán trách Chúa, xa bỏ Chúa, thờ thần phật
v.v. Nhưng rồi Chúa vẫn tha thứ qua lời cầu bầu của Moisen, và qua mỗi lần dân
thành thực thống hối trở lại.
Bài đáp ca được trích một phần thánh vịnh thống hối:
thánh vịnh 50. Lòng thống hối thành thực, khiêm nhượng luôn luôn đưa lại niềm
tin tưởng, và hy vọng được Chúa sẵn sàng thứ tha.
Bài Thánh thư trích thư Thánh Phaolô gửi môn đệ Timôtê (1Tm
1, 12-17) Thánh Phaolô quả quyết Chúa chọn Ngài, cho Ngài làm Tông Đồ Chúa, mặc
đầu trước đó Ngài đã sống cuộc đời kiêu căng, nói phạm thượng, bắt bớ, hành hạ
các tín hữu của Chúa. Câu nói đầy xây đựng của Ngài đáng ghi nhớ luôn luôn: "Đức Giêsu Kitô đã đến trong thế gian
này để cứu độ những người tội lỗi, trong số ấy, cha là người thứ nhất".
Riêng bài Phúc Âm: Chúa đưa ra ba dụ ngôn: Con chiên lạc, đồng
bạc đánh mất, và đứa con phung phá có người cha đầy nhân hậu, để quả quyết và
nhắc nhở chúng ta, dù chúng ta tội lỗi đến mức độ nào chúng ta phải nghĩ tới
lòng yêu thương, lòng nhân hậu của Chúa. Chúng ta bỏ Chúa chứ không bao giờ
Chúa bỏ ta. Từng giờ phút, Chúa mong đợi ta trở về với Chúa, để sẵn sàng tha
thứ mọi tội lỗi, và lúc nào cũng sẵn sàng nhận ta là con cái của Chúa.
Mấy
điểm ta cần ghi nhớ trong dụ ngôn: "Đứa con phung phá của người cha nhân
hậu"
* Khi người con thứ xin cha chia gia tài,
mặc đầu người Cha tiên toán: con mình sẽ phá tán hết gia tài đó, sẽ
sống cuộc đời tội lỗi, nhưng người Cha vẫn sẵng sàng làm theo ý con.
Điều này cho ta biết: Thiên
Chúa luôn luôn trọng sự tự do của con người. Người đầy quyền phép, nhưng Ngài không
dùng quyền phép để cưỡng ép ta. Ngài để ta được tự do lựa chọn. Sở
dĩ thế gian đầy tội lỗi là vì con người có tự do. Cũng vì có tự
do, mới có người xấu người tốt, mới có sự thưởng công, phạt tội.
Chúng ta đừng lạ gì khi trong cánh đồng của Chúa có cỏ lồng vực
mọc chen lẫn với lúa; trong Hội Thánh có kẻ lành người dữ. Tất cả
là do “tự do” của con người
* Thiên Chúa không dùng quyền năng để
cưỡng bách ta trở lại, nhưng Thiên Chúa vẫn mong chờ ta biết dùng sự
tự do của mình để trở về với Chúa; Ngài không ra uy quyền nhưng Ngài
đã để xảy ra những biến cố, khiến ta nhờ những biến cố đó mà nhận
ra đường lối sai lạc của mình để trở về với Chúa. Đứa con phung phá cũng do cơ hội phải
đói khát, phải đi ở đợ, nên mới nghĩ tới việc về nhà Cha.
* Bài Tin Mừng nói rõ: khi người con trên
đường trở về, dù còn ở cách xa nhà, người Cha đã nhận ra con và tự
động chạy ra ôm con. Như vậy có thể là từ lúc con bỏ nhà ra đi, ngày
nào người Cha cũng lên sân thượng nhìn về chân trời xa xa, mong đợi
bóng dáng con trở về. Tuy
ta tội lỗi nhưng Chúa vẫn luôn luôn mong đợi ta thống hối để trở về
với Chúa.
* Dù con người không nghĩ dám nghĩ tới
lòng thương yêu trời bể của Cha, chỉ xin trở lại để làm đầy tớ, vì
không còn xứng đáng với địa vị làm con, nhưng coi như người Cha không
để ý tới câu nói của con, bắt đem nhẫn đeo vào tay con (đeo nhẫn chỉ
dành cho chủ và con cái, bật tôi tớ, nô lệ không dược đeo nhẫn): Người
Cha mừng rỡ, coi như quên hết tất cả không hề đả động đến tội lỗi,
đến sự bất hiếu của người con.
* Khi nhắc tới thái độ của người anh cả:
Chúa hữu ý nhắc tới thái độ của những người Biệt Phái thời đó vì
người Biệt Phái thời đó khinh bỉ kẻ tội lỗi, đồng thởi Chúa cũng
nhắc tới thái độ kiêu hãnh, hẹp hòi, ích kỷ của mỗi người chúng
ta, đứng trước những người tội lỗi và Chúa
nhắc chúng ta phải biết thương yêu người tội lỗi, cầu xin cho họ trở về với Chúa
Lm.
Giuse Đỗ Đình Tiệm
- Đề tựa của Lm. HK