SỰ KHÔN
NGOAN NƯỚC TRỜI
Câu hỏi về hạnh phúc sau cùng là nỗi
thao thức cho cả cuộc đời, như tâm sự của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...”
Lm. HK
Một nhà quý tộc nước Anh đưa cho anh hề của mình một chiếc gậy và nói rằng:
-
Hãy
giữ lấy nó cho đến khi ta tìm thấy một kẻ nào khờ dại hơn ngươi.
Anh hề vui cười nhận lấy cây gậy và dùng nó để múa may trong những dịp lễ
lớn. Ngày nọ nhà quý tộc hấp hối. Thấy anh hề đứng bên cạnh giường, ông nói:
-
Ta
sắp làm một chuyến đi xa. Đi mãi mãi.
-
Đi
đâu? Anh hề hỏi lại.
-
Ta
không biết, nhà quý tộc trả lời.
-
Ngài
đã chuẩn bị những gì cho chuyến đi này? Anh hề lại hỏi.
-
Không
có gì cả, nhà quý tộc nhún vai.
-
Vậy
thì, anh hề nói, đưa cây gậy cho nhà quý tộc, ngài hãy cầm lấy cái này. Bây giờ nó thuộc
về ngài.
Câu hỏi về hạnh phúc sau cùng là nỗi thao thức cho cả cuộc đời, như tâm
sự của Trịnh Công Sơn trong tác phẩm ‘Một cõi đi về’: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...
Tại sao lại đi loanh quanh cho đời mỏi mệt? Ông viết: “Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ, chẳng
biết nơi nao là chốn quê nhà.”
Mỏi mệt, ai cũng như ai, không phải vì đường dài năm tháng cho bằng vì
những đòi hỏi không khoan nhượng giữa các dục vọng nặng nề và tiếng mời gọi từ
chốn cao xanh, giữa những lạc thú chóng qua và thao thức về một mái nhà an vui
bền vững: “Ai trong loài người có thể biết
được ý định của Thiên Chúa? Hay ai có thể suy tưởng được sự Thiên Chúa muốn? Vì
những ý tưởng của loài hay chết thì mập mờ, và những dự định của chúng tôi đều
không chắc chắn.” (Kn 9,13-14)
Bởi đó, người ta cần đến sự khôn ngoan bởi trời cao: “Ai hiểu thấu thánh ý của Chúa, nếu Chúa
không ban sự khôn ngoan, và không sai Thánh Thần Chúa từ trời cao xuống?” Hoa
trái của sự khôn ngoan đó là một đời sống tốt đẹp theo ý Chúa: “Vì những ai sống đẹp lòng Chúa từ ban đầu
thì được ơn cứu độ nhờ sự khôn ngoan.” (Kn 17.18)
Sống đẹp lòng Chúa là kính sợ Thiên Chúa, mà “lòng kính sợ Thiên Chúa là khởi đầu sự khôn ngoan” (Cn 1,7)
Kính sợ Thiên Chúa, sống đẹp lòng Chúa, người khôn ngoan đặt Chúa làm
tiêu chuẩn duy nhất và tuyệt đối trên mọi giá trị, mọi tương quan khác trong cuộc
sống, như Đức Kitô, sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đã yêu cầu: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ
con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta.” (Lc
14,26)
Bỏ cả mạng sống mình sao?
Vâng, mạng sống con người là chi? Chúa nói với Ađam: “Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh
ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất,
và sẽ trở về với bụi đất." (St 3,19)
Là bụi đất, nhưng ơn gọi làm người không chỉ có thế. Ngay từ ban đầu,
khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã phán: “Chúng
ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta."
(St 1,26)
Chỗ đứng đặc biệt của con người trong tình yêu Chúa được bày tỏ trong sự
tự hạ của Đức Kitô: “Đức Giêsu Kitô vốn
dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với
Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ trở nên giống
phàm nhân sống như người trần thế.” (Pl 2,6-7)
Chúa hoàn toàn trút bỏ vinh quang để nói với người trần thế về tình yêu,
sự sống viên mãn, tràn đầy, mà họ được chia sẻ với Thiên Chúa. Đời sống yêu
thương đáng quý hơn tất cả, và thật có lợi cho ai sẵn lòng bỏ đi cái ‘sở hữu’ để
được cái ‘hiện hữu’ tốt hơn: “bất kỳ ai
trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ
Ta.” (Lc 14,33)
Có quên mình vì tình yêu thì sự sống siêu nhiên trong mỗi người mới có
thể vượt qua các ràng buộc mà lớn lên, đem lại hy vọng, và sinh hoa trái trong
mọi hạn chế: “Con thân mến, Phaolô già
nua, và hiện đang bị cầm tù, vì Đức Giêsu Kitô, cha nài xin con cho Ônêsimô, đứa
con cha đã sinh ra trong xiềng xích.” (Plm 9b)
Hakuin là một thiền sư Nhật bản, sống ẩn dật trên núi.
Ngày nọ, một thiếu nữ con nhà gia giáo bỗng có thai. Cô tuyên bố với mọi
người Hakuin là cha của đứa trẻ. Nghe tin đó mọi người đổ xô đến chòi của vị
thiền sư mà chửi rủa, lăng nhục ông đủ điều.
Nhà sư chỉ mỉm cười thốt lên: “Thế
à?”
Khi đứa bé chào đời, ông nhận đứa bé và đưa về lều, nâng niu chăm sóc nó
như con ruột của mình. Khoảng 18 tháng sau, cô gái bỗng nhiên hối hận và thú nhận
người cha của đứa bé là một ngư phủ trong làng. Nghe tin, cả làng ai cũng xấu hổ.
Họ kéo nhau đến lều Hakuin, sụp lạy tỏ lòng sám hối và ca tụng ông là một người
thánh đức.
Vị thiền sư chỉ mỉm cười thốt lên: “Thế
à?”
Lòng nhân ái mang lại sự bình tâm cho vị thiền sư. Hạnh phúc của tha
nhân là điều trước tiên ông quan tâm đến. Ông đọc được nỗi bất hạnh của cô gái,
thấy được thân phận tội nghiệp của đứa trẻ không ai muốn nhận là người thân để
làm người thân của mình... rồi vui vẻ và bình tâm thực hiện những gì trái tim mách
bảo.
Giáo lý yêu thương mang lại cho các môn đệ Chúa món quà quí giá từ thiên
cung, là đời sống hoàn toàn tự do bởi tình yêu: “Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ
hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt, và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu
hoàn hảo.” (1Ga 4,18)
Tình yêu không biết đến sợ hãi. Còn tôi?
Lm. HK