NĂM C
BÀI ĐỌC I: St 18,20-32
20
Khi ấy, Đức Chúa phán: "Tiếng kêu trách Xơ-đôm và Gô-mô-ra thật quá lớn!
Tội lỗi của chúng quá nặng nề!21 Ta phải xuống xem thật sự chúng có
làm như tiếng kêu trách đã thấu đến Ta không. Có hay không, Ta sẽ biết."
22
Hai người kia bỏ nơi đó mà đi về phía Xơ-đôm, nhưng Đức Chúa còn đứng lại với
ông Áp-ra-ham.23 Ông lại gần và thưa: "Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt
người lành một trật với kẻ dữ sao?24 Giả như trong thành có năm mươi
người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ
cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao?25 Ngài làm như
vậy, chắc không được đâu! Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người
lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không
xét xử công minh sao? "26 Đức Chúa đáp: "Nếu Ta tìm được
trong thành Xơ-đôm năm mươi người lành, thì vì họ, Ta sẽ dung thứ cho tất cả
thành đó."
27 Ông
Áp-ra-ham lại nói: "Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép
thưa với Chúa:28 Giả như trong số năm mươi người lành lại thiếu mất
năm, vì năm người đó, Ngài sẽ phá huỷ cả thành sao? " Chúa đáp:
"Không! Ta sẽ không phá huỷ, nếu Ta tìm được bốn mươi lăm người."29
Ông lại thưa một lần nữa: "Giả như trong thành tìm được bốn mươi người thì
sao? " Chúa đáp: "Vì bốn mươi người đó, Ta sẽ không làm."
30 Ông nói:
"Xin Chúa đừng giận, cho con nói tiếp: Giả như ở đó có ba mươi người thì
sao? " Chúa đáp: "Nếu Ta tìm được ba mươi người, Ta sẽ không làm."31
Ông nói: Con xin mạn phép thưa với Chúa: "Giả như tìm được hai mươi người
thì sao? " Chúa đáp: "Vì hai mươi người đó, Ta sẽ không phá
huỷ."32 Ông nói: "Xin Chúa đừng giận, cho con nói một lần
này nữa thôi: Giả như tìm được mười người thì sao? " Chúa đáp: "Vì
mười người đó, Ta sẽ không phá huỷ Xơ-đôm."
ĐÁP CA: Tv 137
Đ. Lạy Chúa, ngày con kêu cứu, Chúa đã thương đáp lại. (c 3a)
1 Lạy Chúa,
con hết lòng cảm tạ, Ngài đã nghe lời miệng con xin. Giữa chư vị thiên thần,
xin đàn ca kính Chúa, 2a hướng về đền thánh, con phủ phục tôn thờ.
2bc Xin cảm
tạ danh Chúa, vì Ngài vẫn thành tín yêu thương, đã đề cao danh thánh và lời hứa
của Ngài trên tất cả mọi sự. 3 Ngày con kêu cứu, Chúa đã thương đáp
lại, đã gia tăng nghị lực cho tâm hồn.
6 Chúa tuy
thật cao cả, nhưng vẫn nhìn đến kẻ thấp hèn;đứa ngạo mạn ngông nghênh, từ xa
Ngài đã biết. 7ab Cho dù con gặp bước ngặt nghèo, Chúa vẫn bảo toàn
mạng sống con. Địch thù đang hằm hằm giận dữ, Ngài ra tay chận đứng.
7c Ngài lấy
tay uy quyền giải thoát con. 8 Việc Chúa làm cho con, Ngài sẽ hoàn
tất; lạy Chúa, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Công trình do tay Ngài
thực hiện, xin đừng bỏ dở dang.
BÀI ĐỌC II: Cl 2,12-14
12 Thưa anh
em, anh em đã cùng được mai táng với Đức Ki-tô khi chịu phép rửa, lại cùng được
trỗi dậy với Người, vì tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng làm cho Người
trỗi dậy từ cõi chết.13 Trước kia, anh em là những kẻ chết vì anh em
đã sa ngã, và vì thân xác anh em không được cắt bì, nay Thiên Chúa đã cho anh
em được cùng sống với Đức Ki-tô: Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi
lầm của chúng ta.
14
Người đã xoá sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống
lại chúng ta. Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá.
TUNG HÔ TIN MỪNG: x. Rm 8,15bc
Hall-Hall: anh em đã nhận được Thần Khí làm cho nên
nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên rằng: “Áp-ba! Cha ơi!” Hall.
TIN MỪNG: Lc 11,1-13
1 Một hôm, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu
nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy,
xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông."2
Người bảo các ông: "Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: "Lạy Cha,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, 3 xin
Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; 4 xin tha tội cho
chúng con,vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ."
5 Người còn nói với các ông:
"Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói:
"Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh,6 vì tôi có anh bạn lỡ đường
ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả";7 mà
người kia từ trong nhà lại đáp: "Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng
rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh
được?8 Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho
người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta
cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
9
"Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy,
cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.10 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì
thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.11 Ai trong anh em là một người cha,
mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó?12 Hoặc nó
xin trứng lại cho nó bò cạp?13 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà
còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không
ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao? "
CẦU NGUYỆN ĐỂ THÁNH THẦN LÀM CHỦ ĐỜI TA!
Người
ta thường lẫn lộn cầu nguyện giống như cầu xin. Thực ra, cầu xin chỉ là một
phần của cầu nguyện. Vì cầu nguyện nhằm bốn mục đích này:
Ä
Nhận biết Thiên Chúa.
Ä
Khám phá ra tội lỗi của mình và sám hối.
Ä
Cảm tạ và ca tụng Chúa về những sự lành Chúa
đã ban cho.
Ä
Sau cùng mới xin Chúa khỏa lấp khát vọng của
mình.
Nhưng ta
không thể cầu nguyện đẹp lòng Chúa, nếu ta không xin Chúa ban cho ta Thánh Thần
của Ngài. Thánh Phaolô nói: “Thần Khí
giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào
cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng
rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói
gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa”
(Rm 8,26-27). Đó là lý do Đức Giêsu nói: “Chúa
sẽ ban Thánh Thần cho những ai hằng kêu xin Người” (Lc 11,13: Tin Mừng). Cụ
thể, Thánh Thần giúp ta:
°
Biết gọi Thiên Chúa là Cha.
°
Tạo điều kiện cho ta được nhận ơn.
°
Ban sự sống cho ai biết cầu xin.
I. THÁNH THẦN DẠY TA BIẾT GỌI
THIÊN CHÚA LÀ CHA (ABBA).
Thánh Phaolô
nói: “Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa
hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận
Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí
làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Abba! Cha
ơi!" Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con
cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa
kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với
Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.” (Rm 8,14-17).
Trong văn
hóa Hy Lạp, tiếng kêu “Abba” (lạy Cha), là
ngôn ngữ của một đứa bé đầu tiên bật miệng kêu, vì từ khi sinh ra đã được cha
mẹ chăm sóc, bồng ẵm, nâng niu, vỗ về, mà nó vẫn chưa nhận biết người đang nuôi
dưỡng có liên hệ gì với nó? Nhưng đến một ngày trí khôn bé chớm nở, em mới nhận
ra đó là người yêu thương em, em bập bẹ tiếng gọi đầu tiên “Abba”. Đây chính là
giây phút sung sướng, hạnh phúc nhất của người sinh dưỡng em, vì từ đây có
người gọi họ là cha (mẹ). Khi đứa bé còn nằm trên nôi, còn bú mớm, chưa giúp gì
cho ai, thế mà nó lại làm vua trong nhà: Hết mọi người ai cũng phải lo cho nó,
còn hơn khi bé biết mở miệng xin!
Để chăm lo
cho người biết gọi mình là “Abba” (Cha),
thì không chỉ là trách nhiệm của người cha mẹ phải dưỡng dục con mà thôi, mà nhất
là còn vì danh dự của bậc sinh thành ra chúng! Do đó, người con có quyền thưa:
“Lạy Cha, vì danh dự của Cha, xin cho con được sống!” (Tv
143/142,11), và xem ra còn dọa Thiên Chúa: “Lạy
Cha, nếu Cha không đưa con ra khỏi âm phủ, thì còn có ai ca tụng Cha?” (x. Is
38,18-19)
II. THÁNH THẦN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO
TA ĐƯỢC NHẬN ƠN.
Cụ thể:
1/ Biết chăm lo cho mọi người.
Ngài không
dạy ta “xin cho con” mà là “xin cho chúng con”. Vì mỗi người chỉ thực sự được
hạnh phúc, khi họ sống giữa những người đầy tràn hạnh phúc . Như thế, quan tâm
chăm sóc cho người mới chính là chăm lo cho bản thân. Thánh Phanxicô nói: “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”
(Kinh Hòa Bình). Cụ thể ông Gióp suốt thời gian bị ma quỷ quấy phá, làm ông quá
khổ, những ngày đầu ông còn chịu đựng, vẫn dâng lời tạ ơn: “Chúa đã ban cho Ngài lại lấy đi, xin tạ ơn
Chúa” (G 1,21b). Nhưng thời gian sau, vì sự chịu đựng con người có giới
hạn, ông lại cất tiếng than: “Tại sao tôi
không chết đi vừa lúc chào đời, không tắt thở ngay khi lọt lòng mẹ” (G
3,11). Sau những ngày dài Chúa huấn luyện ông qua gian khổ, ông biết mở rộng
tầm mắt, ông đã biết cầu nguyện cho các bạn hữu của mình, nên được
Chúa ban gấp đôi những gì ông đã mất về tài sản, và Chúa cho ông sinh thêm bảy
trai ba gái xinh đẹp, khỏe mạnh thông minh hơn trước (x. G 42,10t).
Vậy ta hãy
xin cho mọi người nhận biết Thiên Chúa là Cha chung, và tất cả đều bình đẳng
trong tình anh em con một nhà, và như thế Thiên Chúa được nhận biết là Cha vô
cùng giàu có, đầy tình thương sẵn sàng ban phát ơn.
2/ Kiên nhẫn tin tưởng tuyệt đối nơi
Thiên Chúa.
Qua ví dụ
người chủ nhà cho anh hàng xóm vay ba chiếc bánh, hành động ấy không phát xuất
từ tình thương, mà chỉ vì không muốn bị quấy rầy! Thế mà anh xin bánh vẫn kiên
trì, dù đã nghe tiếng chủ nhà khước từ: “Xin
anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được”
(Lc 11,7: Tin Mừng).
Rõ ràng ông
chủ nhà đã nói “không”, rồi lại “có” cách miễn cưỡng! Nơi Thiên Chúa thì không như
thế, vì Thiên Chúa luôn luôn là Cha Hằng Có (x. 2Cr 1,20), nơi Ngài không hề thay đổi (x. Gc
1,17). Thế nên không
phải ta cứ kêu réo riết, cho dù Chúa không thương, không muốn, cuối cùng Ngài cũng
phải đổi ý mà cho! Đó là ý của chủ nhà chứ không phải tâm tư của Thiên Chúa.
Bởi vì Đức Giêsu nói: “Ai xin thì nhận
được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người
cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng
lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình
của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những
kẻ kêu xin Người sao?” (Lc 11,10-13: Tin Mừng). Mà tình thương của Thiên
Chúa trổi vượt hơn tình của các bậc làm cha mẹ. Ngài nói: “Có khi nào người mẹ quên con mình đã cưu mang? Cho dù người mẹ có quên
con, thì Thiên Chúa cũng chẳng quên ngươi bao gìơ!” (Is 49,15). Vì thế Đức
Giêsu dạy: “Khi cầu xin bất cứ điều gì,
các con hãy tin là đã được và các con sẽ thấy thành” (Mc 11,24). Tuy nhiên
ta phải xác tín rằng: Điều gì ta càng kiên nhẫn cầu xin, thì Chúa càng ban ơn trọng
đại; điều gì xảy ra sau khi ta cầu xin, dù không vừa ý ta, cũng tin thật là
Chúa ban điều tốt! Cụ thể, Đức Giêsu tha thiết xin Chúa Cha: “Nếu có thể được, xin cho Con khỏi uống chén
đắng này (khỏi chết cách đau khổ)”. Thế mà ngay sau khi Ngài cầu xin, thì kẻ
ác ập đến bắt, xem ra Đức Giêsu vừa xin thì sự ác đến mau hơn! (x. Lc 22, 42t).
Nhưng qua đau khổ Đức Giêsu chịu, Ngài đem lại ơn cứu độ cho muôn dân hơn lòng
mọi người mong ước (x. Ep 3,20).
Ta cứ xem
gương đời sống cầu nguyện của bà Monica cho con là Augustin được theo đạo Công
giáo, bà đã cầu nguyện ròng rã suốt 30 năm, đến khi gần chết, bà mới thấy Chúa
cho người con được lãnh Phép Rửa! Sau ông Augustin làm Linh mục, rồi Giám mục,
cuối cùng trở thành thánh Tiến sĩ của Hội Thánh, và cả người mẹ cũng được phong
thánh!
Vậy ta phải
có lòng kiên nhẫn, tin tưởng cầu xin và luôn nhớ rằng: Điều ta xin thì dường như
không thấy, nhưng điều được lại vượt qúa ước mơ! Đúng với kinh ta
đọc: “Lạy Chúa, ngày con kêu cứu, Chúa đã
thương đáp lại” (Tv 138/137,3a: Đáp ca).
3/ Cho ta nghị lực để tha thứ.
Bởi vì Cha
trên trời sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi cho những ai biết sám hối và xin Chúa
thương xót, như Lời Kinh Thánh dạy: “Chính
nhân có ngã 7 lần cũng đứng lên được” (Cn 24,16). Nhưng Ngài dứt khoát
không tha một lỗi nào (đồng xu: x. Mt 5,26) cho kẻ không biết tha thứ cho đồng
loại! (x. Lc 11,4) Mà kẻ không được Cha tha tội, thì họ không thể được ơn cứu
độ. Thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa đã xóa
sổ nợ bất lợi cho ta, sổ nợ mà các Giới Luật xưa chống lại chúng ta. Người hủy
bỏ nó đi bằng cách đóng đinh vào thập gia. Ơn này ta được lãnh nhận từ khi lãnh
Bí tích Thánh Tẩy là ta đã được cùng mai táng với Đức Kitô. Trước kia ta là kẻ
đáng chết vì tội sa ngã, nhưng nay Thiên Chúa đã cho ta cùng sống với Đức Kitô:
Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta” (Cl 2,12-14:
Bài đọc II).
III. THÁNH THẦN BAN BÁNH SỰ
SỐNG CHO KẺ HẰNG CẦU XIN CHÚA.
Qua ví dụ ban
đêm có người đi xin cho bạn ba tấm bánh, là nhắc cho ta: hãy xin cho đồng loại
được lãnh Bí tích Khai Tâm: Thánh Tẩy, Thêm Sức, Thánh Thể, và ta biết các Bí
tích này ban trong Thánh Lễ, thời Giáo Hội sơ khai vẫn cử hành về ban đêm. Đó
là ba tấm bánh nuôi hồn xác đồng loại.
1/ “Bánh Thánh Tẩy”: Ai được
tái sinh trong Đức Giêsu (Bí tích Thánh Tẩy), thì tội lỗi họ phạm đã được mai
táng với Chúa Giêsu, được thanh tẩy và sẽ được phục sinh vinh hiển (x. Cl
2,12-14: Bài đọc II).
2/ “Bánh Thêm Sức”: Ơn biết
lo cho người khác được Chúa cứu độ (Bí tích Thêm Sức), như ông Abraham xin Chúa
tha phạt cho thành Sôđôma vì người công chính (x. St 18,20-32: Bài đọc I).
3/ “Bánh Thánh Thể”: Được
tham dự Thánh Lễ (Bí tích Thánh Thể). Vì nhờ dự Lễ ta mới được nhận 5 bánh sự
sống sau:
a-
Đức Tin: Người công chính sống bởi Đức (x. Rm 1,),
b-
Hiểu và yêu mến Lời Chúa, như Chúa nói: “Người ta sống không
nguyên bởi bánh nhưng bởi mọi Lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).
c-
Thánh Thể: Chúa Giêsu đã xác định: “Thịt máu Ta là của
ăn thật, ai ăn thì có sự sống đời đời” (x. Ga 6,35). Vì “ai ăn tôi nó sống nhờ
tôi như tôi sống nhờ Cha tôi” (Ga 6,57).
d-
Thực hành Lời Chúa. Như Đức Giêsu nói: “Của ăn của tôi là
làm theo ý Thiên Chúa sai” (x. Ga 4,34).
e-
Của cải vật chất không dư không thiếu (x. Cn 30,9).
Tưởng rằng
Chúa Giêsu dùng 5 bánh nuôi dân được no nê và còn dư, là báo trước Chúa sẽ ban
5 bánh vừa kể trên để ta được sống và sống cách dồi dào (x. Ga 10,10).
Xưa kia ông
Abraham xin Thiên Chúa tới 6 lần vì người công chính để Chúa đã tha phạt cho cả
thành Sôđôma. Ông đặt sự công bằng với Thiên Chúa: Không lẽ Chúa lại giận cá
băm thớt? Vì kẻ có tội mà mười người công chính cũng phải chết oan, như thế
không hợp với bản tính Thiên Chúa!? (x. Bài đọc I)
Thực ra, ông
không hiểu rằng: “Chỉ cần một người công
chính trong thành Giêrusalem, thì Chúa cũng tha phạt cho cả thành” (x. Gr
5,1). Người công chính ấy là Đức Giêsu. Do đó cả đời Ngài – người công chính
trong thành Giêrusalem – xin với Chúa Cha 6 lần cho kẻ tội lỗi được sống:
1- Ga 12,27:
Xin Cha cứu Con khỏi gìơ này.
2- Ga 12,28:
Xin Cha làm vinh hiển Con.
3- Lc 22,42:
Xin Cha cất chén đắng khỏi Con.
4- Lc 23,34:
Xin Cha tha cho họ.
5- Mt 27,46:
Xin Cha đừng bỏ Con.
6- Lc 23,46:
Xin Cha đón nhận hồn Con.
Vậy Lời Thiên Chúa hứa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia (5,1)
trong Thánh Lễ mỗi ngày Chúa Giêsu đã thực hiện cho ta. Do đó thánh Giacôbê nói:
“Lời cầu nguyện của người công chính rất
có hiệu lực” (Gc 5,16).
Một họa sĩ vẽ một bức tranh tuyệt đẹp: Chúa Giêsu đang đứng
trước cửa một ngôi nhà đóng kín. Ngài gõ mãi mà cửa vẫn không mở! Người xem
tranh phê bình: Họa sĩ này không phải là kiến trúc sư, nên vẽ cửa nhà mà không
có nắm đấm bên ngoài, thì làm sao người đứng ngoài mở được cửa? Người họa sĩ
trả lời: Cửa nhà ấy chính là cửa tâm hồn mỗi người, vì thế nắm đấm phải nằm ở
phía trong!
Thế ra không còn phải là “con gõ cửa nhà Cha xin Bánh hằng sống” mà chính “Cha đến gõ cửa nhà con. Nếu con mở cửa Cha
sẽ vào dùng bữa tối với con, và con với Cha” (x. Kh 3,20).
THUỘC LÒNG.
Lời cầu nguyện của người công
chính rất có hiệu lực! (Gc 5,16)
http://phaolomoi.net
Lm
Giuse Đinh Quang Thịnh