Người ta có thể dùng tiền bạc làm giá
đổi lấy quyền tự do, nhưng người ta cũng có thể tự do chọn làm nô lệ của tiền bạc.
Tại
một tiệm bán thực phẩm cho các loài chim kia, vì muốn thu hút khách hàng, nên
ông chủ tiệm bắt được con phượng hoàng đem nhốt vào cái lồng lớn đặt trong tiệm.
Một
hôm, có hai ông cháu từ miền núi xuống thành phố mua sắm. Khi đi ngang qua tiệm,
vừa trông thấy con chim phượng hoàng bị nhốt trong lồng, ông ta động lòng
thương hại, liền ngỏ ý với ông chủ tiệm xin mua con chim ấy.
Không
để mất cơ hội, ông chủ tiệm đòi giá tiền thật cao.
Không
một lời trả giá, người khách hàng đi thẳng tới ngân hàng, rút số tiền cần thiết
và trở lại tiệm mua chim phượng phoàng. Ông ta vui mừng ẵm con chim trên tay bước
ra khỏi tiệm. Vừa bước chân tới quãng đường vắng, ông ta liền mở tay ra để chim
được tự do bay bổng giữa bầu trời mênh mông của nó.
Ngạc
nhiên trước việc làm của ông, đứa cháu nhỏ tò mò lên tiếng hỏi:
-
Thưa ông nội, tại sao ông lại sẵn sàng hy sinh một số tiền lớn như vậy để
chuộc trả tự do cho con chim phượng hoàng ấy.
Ông
vui vẻ đáp:
-
Cháu hãy ghi lòng tạc dạ điều này: trên đời, giàu sang không chỉ căn cứ
trên những gì mình có thể chiếm đoạt được mà thôi, nhưng chính là trên những gì
mình cần phải cho đi, để có thể thực hiện được điều tốt lành cần phải làm.
Người
ta thường nói: "Có
tiền mua tiên cũng được".
Ðiều
đó nói lên giá trị và quyền lực của tiền bạc. Tuy nhiên, tiền bạc chỉ có giá trị
của nó nếu được dùng đúng đắn, tức là khi chúng ta biết để nó nên như đứa đầy tớ
chứ đừng để nó làm chủ chúng ta. Bởi vì tiền bạc có thể là đầy tớ tốt lành
nhưng lại là ông chủ rất độc tài ác nghiệt.
Người
ta có thể dùng tiền bạc làm giá đổi lấy quyền tự do, nhưng người ta cũng có thể
tự do chọn làm nô lệ của tiền bạc. Chỉ có những người đạt tới tự do nội tâm mới
hiểu được giá trị tự do là gì, mới biết quí trọng quyền tự do và vì thế cũng sẵn
sàng trả giá cao để đổi lấy quyền tự do cho chính mình cũng như cho tha nhân.
Người
tự do thật là người biết tạo ra bầu khí an bình, thoải mái chung quanh mình, để
người khác cũng có thể khám phá ra sự tự do của họ nữa. Tuy nhiên trên thực tế
chúng ta thường bị trói buộc bởi nhiều thứ điều kiện và rất khó được tự do an
bình nội tâm thực sự; nào là quyền bính, tiền bạc, danh vọng và dục vọng, chúng
như những mắt xích ghì chặt chúng ta dưới ách nô lệ của chúng, điều khiển chúng
ta bằng những thủ đoạn khôn khéo và khiến chúng ta thèm muốn những thỏa mãn mau
qua của chúng.
Tự
do đích thực của con người là tự do được làm con cái Chúa. Tự do ấy đã được
Thiên Chúa ban tặng cho mỗi người ngay từ khi mới được tạo dựng, và để duy trì
quyền tự do ấy mỗi người phải chấp nhận trả giá rất cao, không những chỉ một lần
thôi, nhưng là chấp nhận kỷ luật của từ bỏ và tự thoát suốt cả đời người, là
xác tín rằng chúng ta không thuộc về thế gian này, nhưng thuộc về Thiên Chúa, Ðấng
đã tạo dựng nên chúng ta và cũng là cùng đích chúng ta phải trở về lúc cuối đời
của mỗi người.
Niềm
xác tín đó, không phải là thứ lý thuyết trống rỗng hoặc những lời nói suông,
nhưng phải được cụ thể hóa qua lời nói cũng như hành động, làm như thế tức là
chúng ta đang tiến từng ngày, từng bước tới tự do nội tâm đích thật.
Lạy Chúa, con chỉ mong một điều, mong
Chúa lấy đi để chẳng còn gì thuộc về con, mong chẳng còn gì là của con nữa, để
con được trắng tay và chỉ còn Ngài để giữ lấy, để được trọn Chúa mãi là của
con.
Lạy Chúa, con chỉ mong được Chúa xóa
đi và chẳng còn gì để chiếm hữu, để chẳng còn gì ràng buộc con nữa, để con được
ngước lên tìm được Chúa là chân lý, và con được cùng Chúa đồng hành luôn mãi.
Amen.
Đặng
Thế Dũng