(c.
304)
Cả hai thánh nhân
là người Rôma và coi sự tù đầy như một cơ hội để rao giảng
và hoán cải những lính canh tù và gia đình của họ.
Mặc dù chúng không biết gì nhiều về
hai vị tử đạo dưới thời Diocletian này, nhưng chắc chắn rằng giáo hội thời tiên
khởi đã sùng kính hai vị. Chứng cớ của sự tôn kính ấy là đền thờ mà hoàng đế
Constantine đã cho xây trên mộ của các ngài, và tên của các ngài được nhắc đến
trong Lời Nguyện Thánh Thể I.
Thánh Giáo Hoàng Damasus nói rằng
ngài nghe biết câu chuyện về hai vị tử đạo từ người đao phủ mà sau đó người này
đã trở lại Kitô Giáo.
Marcellinus là một linh mục, còn
Phêrô là người trừ tà, cả hai từ trần năm 304. Theo truyền thuyết về sự tử đạo
của các ngài, cả hai là người Rôma và coi sự tù đầy như một cơ hội để rao giảng
và hoán cải những lính canh tù và gia đình của họ. Truyền thuyết cũng nói rằng
cả hai bị chặt đầu ở trong rừng để người Kitô không có cơ hội chôn cất và tôn
kính thi thể của các ngài. Tuy nhiên, hai phụ nữ đã tìm thấy các thi thể ấy và
họ đã chôn cất tử tế.
Lời
Bàn
Tại sao các vị này được nhắc đến
trong lời nguyện Thánh Thể và có ngày lễ tôn kính riêng, dù rằng hầu như chúng
ta không biết gì về họ? Có lẽ vì Giáo Hội tôn trọng ký ức còn ghi nhận được
trong lịch sử. Và đã một lần, các ngài là động lực khuyến khích toàn thể Giáo Hội.
Họ đã thể hiện một bước đức tin tột bực.
Lời
Trích
"Giáo Hội luôn tin rằng các tông
đồ, và các vị tử đạo của Ðức Kitô là những người đã đem lại bằng chứng đức tin
và đức ái cao cả qua việc đổ máu của họ, thực sự kết hợp chặt chẽ với chúng ta
trong Ðức Kitô" (Hiến Chương về Giáo Hội, 50).