THỨ HAI SAU CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN
NĂM LẺ
Hc 1, 1-10; Mc 9, 14-29
BÀI ĐỌC: Hc 1, 1-10
1 Tất cả sự khôn ngoan
đều phát xuất từ Đức Chúa, và khôn ngoan vẫn ở với Người đến muôn đời.2
Cát biển, giọt mưa và tháng ngày của vĩnh cửu,ai đếm được cho hết? 3
Trời cao, đất rộng, vực sâu và sự khôn ngoan, ai dò cho thấu? 4 Khôn
ngoan đã được tác thành trước vạn vật, sự hiểu biết anh minh đã có tự muôn đời.
6 Gốc rễ của khôn ngoan đã được mặc khải cho ai? Và những công trình
kỳ diệu của khôn ngoan, ai nào biết rõ? 8 Chỉ có một Đấng khôn ngoan
rất đáng sợ, ngự trên ngai của Người. 9 Đó chính là Đức Chúa. Người
đã tạo dựng, đã thấy, đã đếm và làm cho khôn ngoan nổi bật trên mọi công trình,
10 nơi mọi phàm nhân, theo lòng quảng đại của Người,và Người đã rộng
ban khôn ngoan cho những ai yêu mến Người.
ĐÁP CA: Tv 92
Đ. Chúa là Vua hiển trị, Chúa mặc oai phong tựa
cẩm bào. (c 1a)
1ab
CHÚA là Vua hiển trị, CHÚA mặc oai phong tựa cẩm bào, Người lấy dũng lực làm
cân đai.
1c
Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu không lay chuyển. 2 Ngai vàng Chúa
kiên cố tự ngàn xưa: Ngài hiện hữu tự muôn ngàn đời.
5
Lạy CHÚA, thánh chỉ Ngài thật là bền vững, nơi đền vàng rực lên toàn thánh
thiện triền miên qua mọi thời.
TUNG HÔ TIN MỪNG: x. 2Tm 1,10
Hall-Hall: Đấng
Cứu Độ chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô, đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin
Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh. Hall.
TIN MỪNG: Mc 9, 14-29
14 Khi Đức Giê-su và ba
môn đệ là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trở lại với các môn đệ khác, thì thấy một
đám người rất đông đang vây quanh các ông, và các kinh sư tranh luận với các
ông.15 Thấy Đức Giê-su, lập tức tất cả đám đông kinh ngạc. Họ chạy
lại chào Người.16 Người hỏi các môn đệ: "Anh em tranh luận gì
với họ thế? "17 Một người trong đám đông trả lời: "Thưa
Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy; cháu bị quỷ câm ám.18
Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập vào là vật cháu xuống. Cháu sùi bọt mép, nghiến răng,
cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn đệ Thầy để họ trừ tên quỷ đó, nhưng
các ông không làm nổi."19 Người đáp: "Ôi thế hệ cứng lòng,
không chịu tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng
các người cho đến bao giờ nữa? Đem nó lại đây cho tôi."20 Người
ta đem nó lại cho Người. Vừa thấy Người, quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã
xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép.21 Người hỏi cha nó: "Cháu
bị như thế từ bao lâu rồi? " Ông ấy đáp: "Thưa từ thuở bé.22
Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có
thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi."23
Đức Giê-su nói với ông ta: "Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có
thể đối với người tin."24 Lập tức, cha đứa bé kêu lên:
"Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi! "25
Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giê-su quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc
kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa! "26
Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho
nhiều người nói: "Nó chết rồi! "27 Nhưng Đức Giê-su cầm
lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên.28 Khi Người vào nhà, các môn
đệ mới hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ
ấy? "29 Người đáp: "Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới
trừ được thôi."
PHẢI
NÓI VỀ THIÊN CHÚA MỚI ĐƯỢC SỐNG THỰC!
Để hiểu được lý do
tại sao phép lạ trừ quỷ Đức Giêsu làm sau khi Ngài từ núi Hiểu Dung đi xuống,
thì chỉ có ông Marcô ghi: “Đức Giêsu
trừ quỷ câm xuất khỏi một em bé. Và
Ngài dạy các môn đệ loại quỷ câm này chỉ trừ được nhờ cầu nguyện” (Mc 9,14-29:
Tin Mừng); trong khi ông Matthêu lại
ghi: “Đức Giêsu chữa lành một em bé bị kinh
phong và Ngài dạy các môn đệ nếu có Đức Tin bằng hạt cải thì có thể chuyển
núi dời non” (Mt 17,14-21); còn ông Luca
lại ghi: “Đức Giêsu xua đuổi thần ô uế
xuất khỏi một em bé làm cho mọi người kinh ngạc trước sự oai nghi của Thiên
Chúa” (Lc 9,39-43).
Sở dĩ chỉ có Tin
Mừng Marcô ghi Đức Giêsu trừ quỷ câm xuất khỏi em bé và Ngài dạy các môn đệ
muốn trừ quỷ ấy phải cầu nguyện, vì dưới ngòt bút của ông Marcô suốt đời Đức
Giêsu phục vụ trên dương thế không ai biết nói “Ngài là Con Thiên Chúa”
hòng được cứu độ (x. Ga 17,3), kể cả các môn đệ đã chứng kiến Thầy quát bảo
biển không cho sóng gió nổi lên, thế mà các ông quay lại hỏi nhau: “Ông này là ai vậy mà gió và biển phải vâng
phục?” (Mc 4,35-41).
Cả đến ông Phêrô
được Thầy đặt làm thủ lãnh Nhóm Mười Hai (Giáo hoàng tiên khởi), vậy mà khi ông
nói về Thầy Giêsu, ông chỉ nói giới hạn “Ngài
là Đức Kitô” (x. Mc 8,29), chứ không nói được “Ngài là Con Thiên Chúa hằng sống” như ông Matthêu (x. Mt 16,16).
Như thế, Đức Giêsu thấy hết mọi người bị Satan cột lưỡi, làm cho câm, không
tuyên xưng Đức Tin về “Con Thiên Chúa
hằng sống”. Đó là lý do các môn đệ Đức Giêsu đã bất lực không trừ được quỷ
câm xuất khỏi em bé, khiến Đức Giêsu phải rên lên: “Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin! Tôi còn phải ở cùng các người cho
đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa?” Rồi Ngài ra
lệnh đưa em bé bị quỷ câm ám đến cho Ngài, cha em thưa cùng Ngài: “Nếu Ngài có thể làm được gì, thì xin thương
cứu giúp chúng tôi”. Đức Giêsu liền trách ông: “Sao lại nói nếu Thầy có thể? Mọi sự đều là có thể đối với người tin”.
Lập tức cha đứa bé kêu lên: “Tôi tin,
nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi”. Vì lòng tin khiêm tốn của
cha đứa bé xin Đức Giêsu trợ giúp, mà Ngài trừ quỷ câm xuất khỏi con ông” (x. Mc
9,14-27: Tin Mừng).
Ta được biết mãi
đến khi Đức Giêsu kết thúc đời phục vụ, tim Ngài bị đâm thủng, nước và máu dốc
xuống khơi nguồn các Bí tích. Lúc đó ông sĩ quan Roma, người đầu tiên trong nhân
loại, lại là dân ngoại, nhìn thấy Đức Giêsu bị đâm ông vội hô lên: “Đích
thực người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39).
Như vậy khi Đức
Giêsu dâng Lễ trên đồi Sọ, Ngài mới thực sự trừ quỷ câm xuất khỏi những ai tham
dự Hy Tế của Ngài như ông sĩ quan Roma.
Phép lạ trừ quỷ
câm đã minh chứng Đức Giêsu chiến thắng sự dữ đi vào vinh quang mà Ngài đã hé
mở cho ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan được chiêm ngưỡng trên núi Hiển Dung.
Ba ông đã chứng kiến vinh quang ấy vào thời điểm “sáu ngày sau” (x. Mc 9,2) làm
cho chúng ta nhớ lại khi Thiên Chúa tạo dựng vạn vật trong vũ trụ, thì cũng
“sáu ngày sau” Ngài hoàn tất. Đỉnh cao cuộc sáng tạo ấy là con người dựng nên
giống Thiên Chúa (x. St 1,26-27). Nhưng người ta chỉ thực sự được nên giống
Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Phục Sinh mà thôi, đó là hiệu quả Hy Tế của Ngài đã
khởi sự dâng trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Hy Tế này mới thực sự làm cho công
cuộc sáng tạo của Thiên Chúa hoàn tất cách tốt đẹp, vì cả đến ông sĩ quan Roma
ngoại giáo, người chỉ huy thi hành bản án giết Đức Giêsu, lại được Ngài cứu độ
nhờ ông biết tuyên xưng Đức Tin: “Đích
thực người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39 = Ga 17,3). Vì thế thánh Phaolô
nói: “Tin trong lòng thì được nên công chính, nói ra ngoài miệng thì được ơn
cứu độ” (Rm 10,10).
Như thế con đường
phục vụ loài người dưới ánh sáng Tin Mừng dù phải chết, thì dưới con mắt người
đời là điên khùng. Nhưng dưới cái nhìn của Thiên Chúa lại là sự khôn ngoan để
đem ơn cứu độ cho hết thảy những ai có lòng sám hối tội mình mà đến kết hợp với
Chúa Giêsu Thánh Thể, một Đấng bị treo trên thập giá (x. 1Cr 1,18-25). Bởi thế
thánh Tông Đồ nói: “Đấng Cứu Độ chúng ta
là Đức Giêsu Kitô, đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ
phúc trường sinh” (2Tm 1,10: Tung Hô Tin Mừng).
Thực ra, khôn ngoan nơi người đời là một phẩm
tính, và khôn ngoan đó có khi là “khôn
khéo trong sự ghen tương chua chát, và tranh chấp, khôn ngoan như thế không
phải là tự trời cao ban xuống, mà là của thế gian, của con người tự nhiên, của
ma quỷ! Thật vậy, ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đó có xáo trộn và đủ mọi
thứ tệ đoan! Cho nên đừng có ai tự cao tự đại mà nói dối trái với sự thật. Đức
khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu
hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không
thiên vị, cũng chẳng giả hình.1Người xây dựng hoà bình thu hoạch
được hoa trái đã gieo trong hoà bình, là cuộc đời công chính” (Gc 3,4-18:
Bài đọc năm chẵn). Đúng là “huấn lệnh
Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng” (Tv 19/18,9a: ĐC năm
chẵn). Bởi thế “ai là người khôn ngoan
hiểu biết? Người ấy hãy dùng lối sống tốt đẹp mà chứng tỏ rằng: những hành động
của họ phát xuất từ lòng hiền hậu và Đức Khôn Ngoan” (Gc 3,13: Bài đọc năm
chẵn).
Bởi lẽ “tất
cả sự khôn ngoan đều phát xuất từ Đức Chúa, và khôn ngoan vẫn ở với Người đến
muôn đời. Khôn ngoan đã được tác thành trước vạn vật, sự hiểu biết anh minh đã
có tự muôn đời. Chỉ có một Đấng khôn ngoan rất đáng sợ, ngự trên ngai của
Người. Đó chính là Đức Chúa. Người đã tạo dựng, đã thấy, đã đếm và làm cho khôn
ngoan nổi bật trên mọi công trình, nơi mọi phàm nhân, theo lòng quảng đại của
Người,và Người đã rộng ban khôn ngoan cho những ai yêu mến Người” (Hc
1,1-10: Bài đọc năm lẻ).
Vì “Chúa là
Vua hiển trị, Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào” (Tv 93/92,1a: ĐC năm lẻ).
Vậy ta muốn được Chúa Giêsu trừ quỷ câm để biết
hân hoan nói về Thiên Chúa như thánh Tông Đồ:
-
Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải
là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân
tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! 17 Tôi
mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý,
thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó (1Cr 9,16-17).
-
Tôi có sự thật về Đức Kitô thì không ai bịt
miệng tôi được! (2Cr 11,10).
Muốn có tinh thần sốt sắng và tích cực nói về
Thiên Chúa như Tông Đồ Phaolô, cách hiệu quả nhất là siêng năng tham dự Thánh
Lễ để được Chúa đáp cứu Đức Tin yếu kém của mình như cha đứa bé đã xin Đức
Giêsu, nhờ đó mà con ông được thoát quỷ câm thống trị (x. Mc 9,24: Tin Mừng).
THUỘC LÒNG
Chúa
Giêsu dạy: “Hãy cầu nguyện luôn, đừng nhàm chán” (Lc 18,1).
Linh mục GIUSE
ĐINH QUANG THỊNH