Trong
sự vâng phục tuyệt đối vào thánh ý Chúa, Đức Bà Maria sẵn sàng sống trong tình
yêu của Chúa đã hoạch định cho cuộc sống của mình với “lưỡi đòng đâm thâu qua
tâm hồn của mình”.
1. Những lời của Đức Bà Maria trong giờ Truyền Tin: “Vâng tôi
đây là nữ tỳ của Chúa; xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền” (Lc
1,38) nói lên thái độ đặc biệt về lòng mộ đạo của người Do Thái. Môisen, trong
buổi đầu của Giao Ước Xưa, đã đáp lại lời gọi của Chúa, xưng là người tôi tớ
(Ex 4,10; 14,31). Từ khởi đầu của Giao Ước Mới, Đức Bà Maria cũng đáp lại lời gọi
của Chúa bằng một cử chỉ tự do vâng phục và tự giác phú dâng theo thánh ý Chúa,
bày tỏ sự sẵn sàng trở thành “nữ tỳ của Chúa”.
Trong Cựu Ước, tính chất “người tôi tớ” của Chúa tập họp lại những
ai được gọi để thực hành sứ mệnh chăn dắt dân Chúa chọn: Abraham (Gn 26, 24),
Isaac (Gn 24,14), Jacob (Ex 32,13; Es 37,25), Josué (Jos 24,29), David (2S 7,8,
v.v.). Các đấng tiên tri và những thầy cả, mà Chúa đã giao cho trọng trách tập
họp dân chúng trung thành thờ phượng Chúa, đều là những người tôi tớ. Sách Tiên
tri Isaie ca tụng sự tuân phục của “Người Tôi Tớ khổ đau”, một gương mẫu trung
tín với Chúa trong niềm hy vọng chuộc tội cho thiên hạ (Is 42,53). Còn có nhiều
phụ nữ cũng nêu lên những gương mẫu về lòng trung tín, như Hoàng Hậu Esther,
trước khi đi cầu xin cứu vớt dân Do Thái, đã dâng lên Chúa lời cầu khẩn nhiều lần
bày tỏ là “người nữ tôi tớ của Chúa” (Est 4,17).
2. Đức Bà Maria,người đàn bà “đầy ơn phúc”, xưng là “nữ tỳ của
Chúa”, đã tự hiến dâng chính mình, một cách hoàn hảo, trong công việc mà Chúa
chờ mong cho toàn thể dân chúng. Những lời: “Tôi là nữ tỳ của Chúa” báo trước Đấng
sẽ nói về Chính mình: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ,
nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc
10,45; Mt 20,28). Chúa Thánh Thần cũng thực hiện giữa Đức Mẹ và Chúa Con, với sự
sắp đặt hài hòa trong nội tâm, điêù này giúp cho Đức Bà Maria đảm trách hoàn hảo
vai trò người mẹ của Chúa Giêsu, đồng hành cùng Chúa trong sứ mệnh của “Nguời
Tôi Tớ”.
Trong cuộc đời của Chúa Giêsu, ý hướng muốn phục vụ luôn kiên
trì và kỳ lạ: là Con của Thiên Chúa, thực vậy, Chúa có quyền để ngưới khác phục
vụ mình. Khi nhận lãnh tước vị “Con Người”, sự việc này sách Daniel xác nhận:
“mọi dân tộc, mọi quốc gia và ngôn ngữ phải phụng sự Ngài” (Dn 7,14) và Chúa có
quyền chế ngự tất cả mọi người. Trái lại, để đánh đỗ tinh thần của thời đại bây
giờ, mà các môn đệ của Chúa dã ước vọng là có một vai trò ở hàng đầu (Mc 9,34)
và phản kháng của Phêrô khi Chúa cúi xuồng rửa chân cho môn đệ (Jn 13,6), Chúa
Giêsu không muốn được phục vụ, nhưng muốn phục vụ cho đến việc ban cho tất cả sự
sống của mình trong công cuộc cứu chuộc.
3. Khi Thiên Sứ báo tin, Đức Bà Maria, nhận biết một vinh dự thật
cao cả được Chúa trao ban, nên tự nhiên bột phát nói “người nữ tỳ của Chúa”.
Trong sự ưng thuận phục vụ, trong đó gồm có việc phục vụ tha nhân, và điều đó
nói lên trong mối liên hệ qua giai đoạn Truyền Tin và Viếng Thăm: được Thiên sứ
báo là bà Elizabeth đang chờ sinh con, Đức Bà Maria vội vã lên đường đến Judea
với bà Elizabeth (Lc 1, 39) để phụ giúp người bà con trong lúc sinh sản, đã tỏ
ra sẵn sàng phục vụ. Đức Bà Maria nêu gương cho người Kitô hữu thuộc mọi thời đại
một gương mẫu cao cả trong việc phục vụ.
Những lời: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thiên sứ truyền” (Lc
1, 38), lời của người thốt ra là nữ tỳ của Chúa chứng tỏ một sự vâng phục tuyệt
đối vào thánh ý Chúa. Danh từ “genoito” “xin cứ làm cho tôi” mà Luca dùng,
không chỉ bày tỏ sự ưng thuận mà còn nhận lấy trách nhiệm được giao phó về kế
hoạch của Chúa, công việc mà Đức Bà Maria sẽ thực hiện với tất cả khả năng của
chính mình.
4. Để cho phù hợp với thánh ý Chúa, Đức Bà Maria dự đoán và xem
như chính cho mình thái độ của Chúa Kitô, mà trong Thư gởi cho người Do Thái,
khi vào trần gian, Chúa Kitô nói: “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã
tạo cho con một thân thể... Và bây giờ con mới thưa: này con đây, con đến để thực
thi thánh ý của Chúa”. (He 10, 5-7; Ps 40/39, 7-9)
Sự vâng phục của Đức Bà Maria loan truyền và báo trước sự vâng
phục của Chúa Kitô trong đời sống công khai và cho đến tận Đồi Calvê. Chúa Kitô
nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Jn 4, 35).
Cũng như vậy, Đức Bà Maria đã thực hành ý muốn của Đức Chúa Cha là nguồn cảm hứng
cho cuộc sống, tìm kiếm trong mình sức mạnh cần thiết để hoàn thành sự mệnh đã
được giao phó.
Nếu trong giây phút Truyền Tin, Đức Bà Maria chưa biết đến sự hy
tế trong sứ mệnh của Chúa Kitô, lời tiên tri của Symêon đã cho Đức Bà Maria thấy
định mệnh bi thảm của Chúa Con (Lc 2, 34-35), mà Đức Trinh Nữ đã nhận thức được
trong thâm tâm của mình. Trong sự vâng phục tuyệt đối vào thánh ý Chúa, Đức Bà
Maria sẵn sàng sống trong tình yêu của Chúa đã hoạch định cho cuộc sống của
mình với “lưỡi đòng đâm thâu qua tâm hồn của mình”.
(Trích từ báo
L'Observatore Romano)