Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG
THỨ BẢY – TUẦN 24
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không có gì đáng trách, cho đến ngày Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta xuất hiện. (1Tm 6, 14)
Homer, thi sĩ cổ Hy Lạp đã viết bản trường ca mang tên Odyssey. Trong một cảnh, người hùng Ulysses gặp một nữ thần biển bất tử tên là Calypso. Trong quá trình gặp gỡ, Calypso chưa từng gặp một con người và đã ghen tị với Ulysses. Tại sao vậy? Calypso nhận ra rằng cuộc sống của Ulysses phong phú hơn vì ngày tháng cùa anh ta tính toán, do đó mọi quyết định và hành động đều trở thành khẩn cấp và quan trọng hơn, không như cuộc đời của bà ta, và đó là điều Calypso lấy làm hối tiếc. Thánh Phaolô cũng đưa một ý tưởng tương tự trong bài đọc hôm nay: quyết định và hành động của chúng ta rất quan trọng .
Tôi chia sẻ quan điểm của Calypso về cuộc sống con người như thế nào?
Trong ngày phán xét, Thiên Chúa không hỏi ta đọc được bao nhiêu, nhưng hỏi ta làm được bao nhiêu. (Thomas Kempis)
Bài đọc 1 Năm chẵn:
Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí. (1Cr 15, 42. 44)
Thứ ba tuần thứ hai sau lễ Phục Sinh là ngày đặc biệt đối với Kitô hữu Nga. Đó là ngày họ tưởng nhớ đến những người đã chết. Họ đến nghĩa trang, mang theo giỏ hoa và thức ăn. Sau khi trang hoàng phần mộ, họ ngồi xuống để sống ngày trại của gia đình. Những năm tháng vô thần không làm mờ nhạt niềm tin của người dân Nga là những người thân yêu của họ không ra đi mãi mãi. Trong trái tim họ vẫn bừng cháy ngọn lửa niềm tin là một ngày nào đó họ sẽ cùng nhau đoàn tụ.
Nếu được một phút để nói với người thân yêu đã khuất, thì tôi sẽ nói gì? Hãy nói điều đó ngay đi!
Tại sao bạn không tin rằng bạn vẫn hiện hữu sau cuộc sống này? Có khó hơn đối với Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng thân xác bạn từ hư vô và tái tạo nó khi nó đã hiện hữu không? (Thánh Irênê)
Bài Tin Mừng:
[Sau khi kể dụ ngôn người gieo giống, Chúa Giêsu nói với các môn đệ:] “Hạt rơi vào bụi gai, đó là những kẻ nghe, nhưng những lo lắng… cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành” ( Lc 8, 14)
Một giáo viên đọc dụ ngôn người gieo giống, sau đó cô bảo các học sinh viết đoạn văn giải thích xem các em thuộc loại hạt giống nào: hạt rơi trên đường, trên đá, ở giữa bụi gai, hay trên đất tốt. Một học sinh đã viết: “Tôi sống như hạt giống rơi vào bụi gai, bởi vì tôi sống trong gia đình với một người cha thiếu tình cảm. Tôi đón nhận Lời Chúa nơi nhà thờ, nhưng trở về nhà với những cãi vã. Điều này làm chết ngộp Lời Chúa trong tôi và rốt cuộc tôi đánh mất niềm hy vọng tôi đã gầy dựng”.
Tôi nhận thức thế nào về những sầu khổ trong cuộc đời những người xung quanh tôi? Điển hình là ai?
Mỗi người đều có nỗi sầu khổ chôn kín mà không ai biết được, và đôi khi chúng ta gọi người đó là kẻ lạnh lùng đang lúc anh ta buồn bã tôi. (Henry Wadsworth Longfellow)