BÀI 7. HỌC TẬP CHỮ TÍN
TRUNG TÍN
1. Ý niệm:
Trung tín là ăn ở ngay thẳng, trước sau như một, không thay lòng đổi dạ trước những thay đổi của cuộc đời.
Là Kitô hữu, Chúng ta phải trung tín trước hết là đối với Thiên Chúa, với Giáo hội, rồi đến với tổ quốc và tha nhân.
2. Thế nào là trung tín với Thiên Chúa?
Ngày chịu phép Rửa tội, chúng ta đã thề nguyền cùng Chúa sẽ khước từ satan cùng mọi sự giầu sang của nó để quyết tâm theo Ngài đến trọn đời. Vậy, trung tín với Thiên Chúa là:
- Cương quyết trung thành với lời đã tuyên hứa, không bao giờ dám cố tình phạm một tội nào, dù là tội nhẹ.
- Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, cùng yêu tha nhân như chính mình” (Mt 22, 37- 40)
3. Trung thành với Giáo hội:
- Gắn người bó với Chúa Kitô và hiệp nhất với Hội thánh hoàn cầu.
- Gắn bó với Đức Giáo hoàng, vị Đại diện của Đức Kitô, người được Chúa trao cho trách nhiệm chăn dắt đoàn chiên của Người.
- Gắn bó với mọi chi thể của Hội thánh theo kiểu mẫu Giáo hội sơ khai: “Chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, không một người nào nói là mình có của gì riêng, nhưng đối với họ mọi sự điều là của chung” (Cv 4,32; 2,42)
- Sống tinh thần của Công đồng Vat,II: cởi mở, đối thoại, hòa mình với cộng đồng xã hội mình đang sống.
- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
- Xây dựng một nết sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc.
5. Trung tín với tha nhân:
a. Trước khi muốn làm một việc gì, phải suy nghĩ cẩn thận xem có khả năng thi hành không.
b. Đã hứa thì phải giữ, dầu thiệt cho ta đến mấy cũng phải giữ.
“Uy tín của thủ lãnh là đồ bỏ đi, nếu thủ lãnh hoang phí lời hứa và lời hay nuốt lời. Một thủ lãnh già giặn rất tiết kiệm lời hứa, và khi đã hứa thì dù thế nào cũng giữ đúng” (Hoàng Xuân Việt)