KHOAN DUNG VÀ NGHIÊM NGHỊ
“Chính sách khoan thì dân nhờn, thì lại phải
dùng chính sách nghiêm; nghiêm tức là mãnh, mãnh thì dân tàn, tàn lại phải dùng
khoan; khoan giúp cho mãnh, mãnh giúp cho khoan, có thế thì chính sách mới hòa
được.” (Khổng tử)
Đứng cương vị một người có
nhiệm vụ điều khiển chỉ huy (giám đốc một xí nghiệp, giáo viên điều khiển một lớp
học), đức nhân từ quả là cần thiết… Nhưng nhân từ không phải là nhu nhược. Bất
cứ nhân đức nào (theo triết gia Tôma) cũng đòi hỏi biết cư xử theo mức trung
dung… Khi cần phải cương quyết sửa trị, uốn nắn, chúng ta không được quá nhu
nhược, quá dễ dãi để mặc người dưới tự do hành động. Mức trung dung đòi khoan
dung mà nghiêm nghị và nghiêm nghị mà khoan dung (tuy là việc khó).
Sách Tả Khưu Minh kể chuyện:

Mấy tháng sau, Tử Sản mất,
Tử Thái Thúc thay làm tướng, không nỡ dùng nghiêm, sẽ có mãnh lực, cứ lấy khoan
dung mà trị dân.
Không được bao lâu, trong
nước sinh ra nhiều trộm cướp, thường núp náu ở các đồng lầy mà lấy của giết người,
nhũng nhiễu lương dân.
Tử Thái Thúc hối hận, nói
rằng: “Giá ta biết sớm theo lời Tử Sản
thì đâu đến thế này!”
Rồi liền đem quân đi đánh
bắt bọn cướp ở đồng lầy mà giết hết. Từ đấy nước Trịnh mới bớt được trộm cướp.
Đức Khổng tử nói rằng: “Được lắm! Chính sách khoan thì dân nhờn,
thì lại phải dùng chính sách nghiêm; nghiêm tức là mãnh, mãnh thì dân tàn, tàn
lại phải dùng khoan; khoan giúp cho mãnh, mãnh giúp cho khoan, có thế thì chính
sách mới hòa được.”
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công