5 phút cho Chúa _ Chúa quan tâm đến con người


05/12/12 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 1 MV
Mt 15,29-37
CHÚA GIÊSU QUAN TÂM
ĐẾN ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Bấy giờ, Người truyền cho đám đông ngồi xuống đất. Rồi Người cầm lấy bánh và mấy con cá dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông.  (Mt 15,35-36)
Suy niệm: Khi xuống thế làm người, Đức Giêsu Kitô đã thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ trọn vẹn thân phận của con người. Ngài đã ân cần với nỗi đau của người bệnh tật, cảm thông với kẻ ưu phiền, và quan tâm cả đến những nhu cầu vật chất thường ngày của họ; biết bao lần Ngài đã chạnh lòng thương cứu giúp những con người bé mọn đang lâm cảnh khốn cùng. Việc Chúa cầm lấy bánh, bẻ ra trao cho đám đông không chỉ để nuôi dân về mặt vật chất mà còn là dấu chỉ tấm thân của Ngài cũng sẽ được hiến dâng làm giá cứu chuộc và trở thành lương thực thiêng liêng trong hy tế thập giá và mầu nhiệm Thánh Thể.

Mark Link _ Lời Chúa thứ tư tuần I mùa vọng

THỨ TƯ - Tuần I MÙA VỌNG
Bài đọc 1:
Thiên Chúa sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần. Ngài sẽ lau khô dòng lệ trên mọi khuôn mặt… Ngày ấy, người ta sẽ nói: “Đây là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta từng trông đợi Ngài và đã được Ngài thương cứu độ” ( Is 25,8-9).
Cuốn tiểu thuyết: “Ngày thứ tám” của Thornton Wilder liên quan đến một gia đình mà ngày sống đầy đau khổ do những kẻ gian ác gây ra… Nhưng cũng có một dấu hy vọng. Wilder so sánh hoàn cảnh bi đát của gia đình này với tấm thảm: một mặt trông xấu nhưng mặt kia lại rất đẹp. Nói khác đi, Wilder như muốn nói rằng theo cách nhìn của loài người, sự bi đát của gia đình này thật thảm hại, nhưng dưới cái nhìn của thiên Chúa, nó lại có một giá trị tốt đẹp”.
Tôi tin tưởng sâu xa một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ lau khô nước mắt trên mọi khuôn mặt như thế nào?

Suy niệm hạnh thánh _ 05/12

Thánh SABAS
 (439-532)
Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ

5 phút cho Chúa _ lòng thương xót cứu độ

15/01/09       THỨ NĂM TUẦN 1 TN
Mc 1,40-45
LÒNG THƯƠNG XÓT CỨU ĐỘ
Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh. (Mc 1,41)
Suy niệm: Những người phong, cư dân trên đảo Molokai, xôn xao khi thấy cha Đamiêng đến chung sống với mình. Họ càng cảm động hơn khi biết vị linh mục trẻ này hoàn toàn lành lặn, chỉ vì yêu thương họ quá, nên tình nguyện đến chia sẻ và phục vụ họ ngay trên mảnh đất khốn khổ này. Ngài đã phá đổ hàng rào vô hình ngăn cách giữa người lành/người phong, da trắng/da mầu, Kitô hữu/ngoại đạo. Qua cử chỉ giơ tay đụng vào người phong, Đức Giêsu cũng xóa tan hố sâu ngăn cách xã hội thời đó đặt ra. Thật vậy, ngoài những đau đớn khủng khiếp nơi thân xác, người phong thời ấy còn phải chịu nỗi đau buồn cùng cực trong tinh thần khi bị cộng đồng ruồng bỏ. Đức Giêsu đã đụng đến người phong không chỉ bằng bàn tay, nhưng còn bằng lòng thương xót trước nỗi khổ của con người.

5 phút cho Chúa _ hạnh phúc vì được thấy


04/12/12 THỨ BA TUẦN 1 MV
Th. Gioan Đamasô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh        
Lc 10,21-24
HẠNH PHÚC VÌ ĐƯỢC THẤY
“Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.” (Lc 10,24)
Suy niệm: Ngày 19/11 vừa qua, tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc viếng thăm lịch sử Myanmar, ông được chào đón bởi một đám đông cuồng nhiệt tại Yangoon, thủ đô cũ của nước này. Chắc hẳn nhiều người dân Myanmar cảm thấy hân hạnh được dịp thấy tận mắt vị nguyên thủ của cường quốc số một thế giới hiện nay. Chúa Giêsu nói các môn đệ hạnh phúc vì được thấy, được nghe điều mà nhiều người khác muốn mà không được, điều đó là chính Ngài, là Ngôi Lời Nhập Thể, ai thấy Ngài là thấy chính Chúa Cha (x. Ga 14,9); Ngài là Đấng còn cao trọng hơn cả vua Salômon mà nữ hoàng phương Nam từ tận cùng trái đất tìm đến để nghe những lời khôn ngoan (x. Lc 11,31).

Daily Reflection _ peace and prosperity

PEACE AND PROSPERITY
If the nations are ever to beat their swords into plowshares, we must beat down our own personal feelings of hatred and contempt into love and concern.  
Deacon John Ruscheinsky

Mark Link _ thứ hai tuần 01 mùa vọng

THỨ HAI - Tuần I MÙA VỌNG
Bài đọc 1:
(Isaia tiên báo một kỷ nguyên hòa bình:) “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác lên liềm lên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau nữa” (Is 2,4).
Người Nhật tổ chức một ngày lễ có tên gọi là “Đại tiệc diều”: trong ngày đó trẻ con và người lớn thả diều rợp trời. Nhìn những cách diều dập dờn trên đầu, người ta thật khó tượng tượng được những cánh diều đầu tiên đã được sử dụng như một thứ vũ khí chiền tranh. Edward Hays viết: “Vào năm 1200 trước công ngyên, người Trung Hoa đã dùng diều dể đưa những bức mật mã giữa các trại lính với nhau. Họ làm những cách diều nhẹ tênh như máy bay không người lái, và cuộc không tặc đầu tiên là cuộc xâm chiếm một quần đảo bằng lực lượng diều.
Điều gì tôi có thể làm cho thế giới được hòa bình hơn?
Khi ờ trên biển hồ Galilê, Chúa Kitô thí thầm hai tiếng “hòa bình” (John Greenleap Whittier).