LỜI CHÚA TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN
CÂU TRUYỆN MINH HỌA
THỨ HAI - PHÉP LẠ BÁNH HÓA NHIỀU
THỨ TƯ - LÒNG TIN BÀ MẸ NGOẠI GIÁO
THỨ SÁU - THEO CHÚA, HÃY VÁC THẬP GIÁ
THỨ BẢY - LÒNG TIN LỚN BẰNG HẠT CẢI
LỄ CHÚA HIỂN DUNG (năm A) - CON YÊU DẤU ĐẸP LÒNG TA
LỄ THÁNH LÔRENXÔ - HẠT LÚA THỐI ĐI, SINH NHIỀU BÔNG HẠT
CNTN 18A -
Lời
Chúa Mt 14, 13-21
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó, xuống
thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố
đi bộ theo Người. Ra khỏi thuyền, Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót
họ, và chữa những người bệnh tật trong họ.
Chiều
tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã
chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức
ăn." Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Họ chẳng cần phải đi,
các con hãy cho họ ăn." Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ
có năm chiếc bánh và hai con cá." Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại
cho Thầy."
Khi
Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai
con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ,
các ông này phân phát cho dân chúng. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm
được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn
ông, không kể đàn bà và con trẻ. Đó là lời Chúa.
TRUYỆN KỂ
1. Một tình yêu có thể sờ chạm đến được
Báo
“Người Canh Phòng” số ra ngày 19/6 có tường thuật rằng, theo một báo cáo của
liên hợp quốc, con số những người di dân phải rời bỏ quê hương hiện nay vượt
quá 50 triệu người trên khắp thế giới. Đây là con số kỷ lục kể từ sau thế chiến
lần thứ hai. Sự gia tăng số người di dân khiến các quốc gia tiếp nhận và các tổ
chức trợ giúp cũng phải khựng lại. Phân nửa số dân tị nạn là trẻ em. Họ đi một
mình hay từng đoàn, thất thểu tìm chốn nương thân, và thường bị rơi vào tay bọn
buôn người.
Tôi
chưa từng bị thiếu ăn một ngày nào, nhưng gia đình thân phụ tôi, khi phải di tản
sau thế chiến lần thứ 2, đã có kinh nghiệm này. Họ lê lết đi qua nhiều quốc gia
và sống nhiều năm trong các trại tị nạn. Một người bà con của bố tôi đã sống cảnh
ly tán từ năm 16 tuổi và sống sót sau chiến tranh nhờ được tiếp tế thực phẩm từ
những người Mỹ thiện nguyện. Câu chuyện bi thảm của người họ hàng đó mãi 30 năm
sau mới kết thúc, khi ông ta được đoàn tụ với mẹ và những người thân ở Canada.
Tình
yêu có thể sờ thấy, chạm thấy, đáp ứng những nhu cầu rất cụ thể của con người.
2. Ít thành nhiều
Có
một hành khách vừa mới bước lên chiếc xe taxi, anh liền nói với bác tài xế: Bác
lái giỏi quá. Bác tài nhìn anh và hỏi: Bộ anh định xỏ xiên tôi hả. Anh trả lời:
Không phải vậy đâu, tôi khen bác thực mà. Bác tài mỉm cười, lát sau bác nói:
Anh làm vậy với mục đích gì? Anh trả lời: Tôi muốn, đem lại tình yêu, niềm vui
mừng và hy vọng cho những người sống quanh tôi. Tôi nghĩ rằng một khi bác cảm
thấy vui, bác sẽ niềm nở với những khách hàng của bác. Rồi những người này cũng
sẽ niềm nở với những người mà họ gặp.
Như
vậy, sự niềm nở và tử tế sẽ được trải rộng đến hàng trăm, hàng ngàn người. Lời
nói của anh làm chúng ta nghĩ tới một câu danh ngôn: Thà thắp lên một ngọn nến
còn hơn là ngồi đó mà rủa sả bóng đêm.
Trở
lại với đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy em bé đã trao cho Chúa tất cả những
gì mình có. Và Chúa đã chia sẻ quà tặng ấy cho hàng ngàn người. Như thế, mỗi
người chúng ta đều có thể và phải trở thành dụng cụ cho Chúa thực hiện những
phép lạ. Mỗi người chúng ta đều có thể và phải trở trở thành phương tiện cứu
giúp cho hàng ngàn người.
3. Trở thành công cụ cho tình yêu Chúa
Ông
Malcolm Muggeridge, một nhân vật nổi tiếng trên đài TV Anh Quốc, đã trở lại đạo
Công giáo, điều mà trước đây ông đã thề sẽ không bao giờ làm. Ông nói, ông đã bị
cảm kích bởi những việc Mẹ Têrêsa Calcutta đã làm: “Không thể diễn tả bằng lời,
tôi đã mắc nợ Mẹ Têrêsa thế nào. Mẹ đã tỏ cho tôi thấy Kitô giáo trong hành động.
Mẹ đã tỏ cho tôi thấy sức mạnh của tình yêu có thể làm nổi dậy một ngọn thủy
triều tình yêu lan tràn khắp thế giới…”
Đó
cũng là sứ điệp của đoạn Tin Mừng hôm nay: dù chỉ là một cá nhân, nhưng hành động
của chúng ta vẫn có một tầm mức quan trọng và đáng kể, nếu chúng ta biết chia sẻ
những gì mình có với Chúa, thì Ngài sẽ làm phần còn lại, là biến cái ít ỏi, nhỏ
nhoi ấy trở thành hữu ích, đem lại hoa trái vượt quá điều chúng ta mong ước.
Chúng ta hãy dâng cho Chúa mọi khả năng, vật chất cũng như tinh thần để tuỳ
Ngài sử dụng. Và rồi Ngài có thể dùng chúng để làm những phép lạ.
Để
kết thúc, tôi xin ghi lại nơi đây lời thơ của một thi sĩ: Lạy Chúa, con chỉ là
một sợi dây, xin hãy biến con trở thành chiếc đàn. Con chỉ là một giọt nước,
xin hãy biến con trở thành một dòng suối. Con chỉ là một tia lửa, xin hãy biến
con trở thành một ngọn đuốc bùng cháy.
4. Hãy cho họ ăn
Cách
đây vài thập niên, Calcutta khi ấy là một thành phố đông dân: ban ngày, người
nghèo ngồi la liệt khắp phố, mong chờ lòng rộng rãi giúp đỡ của khách thập
phương; ban đêm, họ không nơi cư trú phải nghỉ đêm trên các vỉa hè, hẻm cụt của
thành phố. Một nữ tu trung niên người Albanie vốn đang phục vụ truyền giáo tại Ấn
Độ, đã động lòng xót thương họ. Đêm ngày đối diện những cảnh nghèo hèn đau khổ
của cư dân thành phố Calcutta, Chị đã tự hỏi: “Ta phải làm gì cho đám đông những
người đáng thương này?" Trở lại nhà dòng, Chị gom hết số tiền mình có, mua
một căn nhà rẻ mạt và sửa chửa nó thành nơi cư trú qua đêm cho những kẻ không
nhà. Bằng khả năng nhỏ bé nhưng với tấm lòng quảng đại to lớn, Chị muốn ra tay
làm một cái gì đó giúp người khốn cùng không còn phải bơ vơ hiu quạnh nữa.
Không
những lo cho họ có chỗ định cư, lại còn phải tìm nguồn cung cấp lương thực giúp
họ sống qua ngày. Làm thế nào Chị nữ tu ấy- mà sau này người ta quen gọi là Mẹ
Têrêsa- có thể nuôi đủ 9000 miệng ăn mỗi ngày? Chúa đã không chịu thua lòng bác
ái của Mẹ. Nhiều bàn tay yêu thương sẵn sàng liên đới công việc từ thiện của Mẹ:
một đôi bạn trẻ sắp lập gia đình, hy sinh không tổ chức tiệc cưới dành toàn bộ
chi phí giúp người nghèo; Ủy Ban Nobel trao tặng Mẹ giải thưởng Nobel Hoà Bình
năm 1979; nhiều phụ nữ thiện chí dâng hiến cuộc đời trong hội dòng Thừa Sai Bác
Ái nối dài việc cứu tế.
Biết
nhận ra những người nghèo đói quanh mình, sẵn sàng giúp đỡ tình trạng đau khổ của
họ là phương thế đáp ứng lời mời gọi của Chúa: “Các con hãy cho họ ăn” (Mt
14,16).
5. Hãy cho họ ăn lòng tốt của ta
*
Thánh Martin de Porrès: “đứa con bị từ chối” bởi người cha là một hiệp sĩ Tây
Ban Nha. Tuy gia đình nghèo khổ, mẹ Ngài vẫn kiên tâm giáo dục 2 chị em Martin
nên người tốt lành, hữu ích cho xã hội. Một ngày nọ đi chợ, Martin gặp người
nghèo túng bên đường, Martin đã bớt xén tiền chợ, bố thí giúp kẻ khốn cùng. Cậu
biết mình cơ cực nhưng nghĩ đến còn nhiều người khác neo đơn hơn: Martin đã rộng
tay san sẻ cái mình có.
*
Cơn bão Katrina 2005 làm nhiều cư dân VN vùng New Orleans và Bilosi gặp khó
khăn. Ngày ngày, họ nhận hàng viện trợ Red Cross cung ứng, tháng tháng lãnh phiếu
Food Stamps chi tiêu cho qua ngày đoạn tháng. Bất ngờ vài tháng sau đó, quê nhà
Việt Nam bị cơn bão số 9 tàn phá miền Trung dấu yêu: đồng hương đất Mẹ không
nhà cửa trú thân, mỗi bữa ăn chỉ được giúp tiêu chuẩn một gói mì tôm, cơn đói
hành hạ thê thảm. Kiều bào VN hải ngoại đã không ngại đóng góp tiền của, nhanh
tay cứu giúp anh chị em quê nhà còn khốn khổ hơn nỗi xót xa Katrina của mình.
*
Mahatma Gandhi đã nói: “Theo quan niệm cá nhân tôi, tất cả chúng ta xét ý nghĩa
nào đó đều là tên ăn cắp. Vì: ta có quá nhiều cái dư thừa không cần thiết,
trong khi người anh em quanh ta còn thiếu thốn đang cần đến nó. Chúng ta có vật
nào đó không cần, thì vật ấy chính là của ăn cắp mà chúng ta lấy từ những người
nghèo cần đến nó."
6. Chúa cần bàn tay con người
*
Trong một lớp Kinh Thánh, khi học hỏi tìm hiểu về phép lạ hoá bánh ra nhiều, một
học viên tân tòng đã hỏi Cha xứ rằng: “Thưa Cha! Ngày xưa Chúa đã làm phép lạ
nuôi 5000 người ăn, tại sao thời nay Chúa không tiếp tục làm phép lạ thêm, để
chúng ta khỏi phải đi làm đầu tắt mặt tối như thế này?" Cha xứ đã khéo léo
trả lời: “Chúa là Đấng quyền năng, Ngài vẫn thường xuyên làm phép lạ cho con
người. Ngài vẫn nuôi dân Chúa mỗi ngày bằng lương thực Lời Chúa và Mình Thánh
Chúa. Nhưng Chúa vẫn muốn chúng ta cộng tác với Ngài vì nếu Chúa cứ làm phép lạ
hoài, con người sẽ lười biếng, cậy dựa vào Chúa hoàn toàn, không trưởng thành
được."
*
Có một lần đi sang Hoa Kỳ, nghiên cứu cơ sở để lập các chi nhánh dòng Thừa Sai
Bác Ái tại quốc gia này, Mẹ Têrêsa Calcutta đã tâm sự: “Nhiều trẻ em sinh sống
tại Mỹ không nghèo vật chất nhưng thật tội nghiệp, chúng lại nghèo tình
thương." Đời sống sung túc đưa con người đến tình trạng hưởng thụ quá
đáng, quên cả sự hy sinh tiết kiệm để chia sẻ cho người nghèo,cộng tác với
Thiên Chúa giúp thế giới này bớt đau khổ hơn.
7. Đói khát tâm linh
Mới
đây, một người chị họ đến với tôi nhờ tôi giúp cho con của chị vì con của chị
đang bị “sơ cứng” về tâm linh. Chúng gần như bỏ đạo!
Nhìn
lại gia đình chị, cuộc đời của chị hoá ra là gia đình chị may mắn hơn nhiều người
là có của ăn của để và thậm chí dư ăn dư để nữa nhưng hiện tại đang phải đối đầu
với sự đói khát tâm linh. Giàu có đó nhưng chắc gì là hạnh phúc? Nhà lầu xe hơi
bạc tỷ đó nhưng lấy gì bình an? Hình như bên dưới sự dư dật về của cải vật chất
thì gia đình chị vẫn đói, vẫn khát về tâm linh. Và chuyện đói khát tâm linh này
chẳng ai có thể bù đắp cho chị, cho chồng, cho con ngoài Chúa. Linh mục, các
soeurs, các giáo lý viên, các đoàn thể cũng chẳng có thể giúp gì được cho chị nếu
như chị không “lắng tai và đến với Ta, hãy nghe Ta thì các ngươi sẽ được sống."
Thế
thôi! Đứng trước sự lựa chọn là lắng nghe Chúa hay bôn ba vất vả đi tìm cái đời
tạm này đó chính là lựa chọn không phải của riêng chị mà của mọi kitô hữu.
Lý
do tại sao? Lý do chắc ai cũng biết rồi: đó chính là không kết hợp mật thiết với
Chúa. Như Thánh Phaolô tông đồ, chúng ta ai cũng biết, gần như cả đời Ngài đã
không biết Chúa, Ngài đã bắt Chúa nhưng khi cảm nghiệm được tình yêu thương của
Chúa dành cho mình Ngài đã hoán cải cuộc đời. Chính tình yêu sâu đậm giữa Ngài
và Chúa thắm thiết để rồi Ngài gửi tấm chân tình của mình cho cộng đoàn Rôma mà
chúng ta cũng vừa nghe: “Thưa anh em, ai có thê tách chúng ta ra khỏi tình yêu
của Đức Kitô, phải chăng là gian truân, khốn khó, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ,
gươm giáo?” (Rm 8, 35)
8. Một đồng vàng
Một
nhà văn Kitô giáo đã dựng một vở kịch diễn tả vụ hành quyết một tên trọng phạm
tại một thị trấn nhỏ thời Trung Cổ. Theo phép nước, chỉ có một lối thoát chết
cho tử tội là nộp đủ 1000 đồng tiền vàng để chuộc mạng. Nhà vua tỏ ra hào hiệp
tặng hết số vàng 700 đồng mang theo trong một chuyến tuần du qua đây, hoàng hậu
theo gương có 200 đồng cũng giúp hết, các cận thần đi theo cũng dốc túi. Người
ta đếm được 999 đồng, còn thiếu một đồng. Công lý không thể nhân nhượng, đành
phải thi hành pháp lệnh.
Toán
hành quyết tròng dây thừng vào cổ tên tử tội thiếu may mắn. Khi sắp sửa rút dây
thì có một tiếng kêu lớn: “Khoan đã, lục soát người nó đi, biết đâu đấy”, tên
đao phủ lần mò khắp người tội nhân và móc ra được một đồng hắn giấu trong lưng
quần từ hồi nào mà hắn cũng không nhớ nữa. Thế là đủ 1000 đồng, tên tử tội được
thoát chết.
Có
lẽ chúng ta đều hiểu câu chuyện này phải không? Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng
ta, Mẹ Maria đã trợ giúp chúng ta, các thánh cũng trợ giúp chúng ta, và chính
chúng ta cũng phải góp phần. Tóm lại, dù chúng ta là ai, dù chúng ta hèn kém thế
nào, chúng ta hãy cố gắng với hết khả năng của mình, Chúa sẽ trợ giúp chúng ta.
9. Cây nến nhỏ
Vào
một đêm người đàn ông rút cây nến nhỏ từ trong ngăn kéo ra, thắp nó lên, và bắt
đầu bước lên chiếc cầu thang dài hình trôn ốc. Cây nến hỏi người đàn ông: “Ông
đi đâu vậy?”
Ông
trả lời: “Đi lên chỗ cao hơn nóc nhà nơi chúng ta đang ngủ." “Và ông sẽ
làm gì ở đó?” cây nến hỏi. “Tôi sẽ chỉ cho những con tàu ở biển khơi biết đâu
là hải cảng”, người đàn ông nói, “vì chúng ta đang ở ngay lối vào hải cảng, và
một số con tàu ngoài biển khơi đang gặp bão táp, có thể tìm thấy ánh sáng của
chúng ta." “Không có con tàu nào nhìn thấy ánh sáng của tôi cả”, ngọn nến
nói “tôi quá nhỏ bé mà." “Mặc dù ánh sáng của ngươi nhỏ bé”, người đàn ông
đáp, “cứ hãy thắp sáng nó lên, đừng e ngại, hãy để phần còn lại cho ta
tính."
Rồi
người đàn ông trèo lên những nấc thang cho tới đỉnh của ngôi nhà hải đăng, cầm
cây nến nhỏ bé, châm lửa vào những cái đèn vĩ đại đã đứng sẵn ở đó với những tấm
gương phản chiếu bóng láng ở phía sau. Một cây nến nhỏ cũng có thể làm nên một
ngọn lửa lớn hơn.
10. Lòng thương
Mẹ
Têrêsa Calcutta thuật lại một câu chuyện như sau: Một hôm, có một cặp vợ chồng
trẻ đến thăm tu viện và trao tặng cho chúng tôi một khoản tiền lớn, bảo là để
đóng góp vào chi phí mua thức ăn cho những người nghèo.
Ở
Calcutta mỗi ngày dòng Nữ Tử Bác Ái Truyền Giáo chúng tôi phải cung cấp lương
thực cho 9 ngàn người. Bởi đó không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng khoản tiền
họ tặng vào mục tiêu trên.
Thấy
họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi:
–
Hai con có thể cho mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?
Họ
trả lời:
–
Chúng con vừa cưới nhau được hai ngày. Chúng con quyết định không may đồ cưới,
cũng không tổ chức linh đình, để dùng tiền đó giúp những người kém may mắn hơn
chúng con.
Mẹ
Têrêsa hỏi tiếp:
– Ở
Ấn Độ, không có quần áo cưới và tiệc cưới là điều nhục nhã. Tại sao chúng con lại
quyết định táo bạo như thế, làm phật lòng cha mẹ và họ hàng?
Họ
thưa:
–
Chúng con yêu nhau và muốn tặng nhau món quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi
đầu cuộc chung sống bằng một hy sinh mà cả hai cùng đóng góp vào.
11. Lòng quảng đại
Lòng
quảng đại
Mẹ
Têrêsa Calcutta đã kể lại câu chuyện một lần kia mẹ đi ngang qua một gia đình
Hin đu đã đói nhiều ngày. Mẹ cầm theo một ít gao cho gia đình ấy. Điều xảy ra
sau đó làm mẹ kinh ngạc.
Không
chút lưỡng lự, người mẹ trong gia đình đã chia số gạo ra làm hai phần. Rồi bà
đem một nữa cho gia đình nhà bên cạnh, tình cờ là những người theo Hồi dào.
Thấy
điều đó, mẹ Têrêsa nói với bà mẹ “Bà còn lại được bao nhiêu? Liệu có đủ cho gia
đình bà không?"
“Nhưng
họ cũng đã nhịn đói nhiều ngày rồi”, người đàn bà ấy trả lời.
Phép
lạ hóa bánh ra nhiều ấy còn được gọi là phép lạ của lòng quảng đại. Trước hết
là lòng quảng đãi tuyệt vời của cậu bé, vì với món quà của cậu là năm chiếc
bánh và hai con cá mà phép lạ mới được thực hiện. Có thể tự nó là ít ỏi, nhưng
đối với cậu bé đó là to lớn vì đó là tất cả những gì cậu có. Cho vật gì mà cả
người cho lẫn người nhận rất cần. Đó mới thật sự là cho và là một sự hy sinh.
12. Lấy sỏi nấu súp
Một
hôm, có một người đàn ông vào nhà một bà dân làng xin ăn. Bà này từ chối:
Xin
lỗi. Hiện giờ trong nhà tôi không còn gì có thể ăn cả.
Không
sao. Chỉ nhờ Bà cho tôi mượn chiếc nồi nấu súp. Tôi có một viên sỏi có thể nấu
thành một nồi súp đặc biệt ngon, từ trước tới giờ chưa từng có món ăn nào ngon
bằng.
Bà
chủ nhà bằng lòng. Người khách đổ nước vào nồi, bỏ viên sỏi vào rồi bắt đầu nấu.
Trong khi đó, bà chủ nhà sang nhà hàng xóm tiết lộ bí mật của nồi súp tuyệt vời
ấy. Hàng xóm này lại tiết lộ cho hàng xóm khác. Chẳng bao lâu căn nhà đầy người.
Khi
nước bắt đầu sôi, người khách lạ múc lên một muỗng nếm: “Chà, rất ngon. Nhưng
phải chi có thêm chút ít khoai tây nữa thì sẽ ngon tuyệt." Một người vội
vàng chạy về nhà lấy khoai tây bỏ vào. Lát sau người khách lại nếm và lại nói
“Ngon hơn trước rồi. Phải chi có thêm một chút thịt nữa thì hết chỗ chê."
Một người khách vội chạy về nhà lấy thịt. Cứ như thế…
Cuối
cùng nồi súp chín. Người khách mời mọi người ngồi vào bàn. Mỗi người một tô. Ai
nấy đều khen món súp ngon tuyệt vời. Còn người khách thì vớt từ đáy nồi lên
viên sỏi của ông, bỏ vào túi, vui vẻ chào mọi người và ra đi.
13. Các con hãy cho họ ăn đi.
Một
bà già sống trong một nửa căn nhà có hai hộ. Bà rất túng nghèo về của cải vật
chất, nhưng giàu có về của cải tinh thần. Bà cầu nguyện rất nhiều. Trong khi
người chủ nhà sống ở căn hộ sát bên, ông ta không có đức tin, không cầu nguyện,
không tôn giáo.
Ông
ta lại thường chế nhạo bà già về lòng tin vào Thiên Chúa. Có một ngày bà già cầu
nguyện lớn tiếng, thưa với Chúa rằng: “Bà không còn chút thực phẩm nào trong
nhà." Người đàn ông không có đức tin ờ sát căn hộ bên nghe được, và quyết
định: “Ta phải chơi khăm mụ già này."
Thế
là ông ta đem một ổ bánh mì đặt ở trước cửa nhà, bấm chưông rồi vội vã trở về
căn hộ của mình, và lắng nghe qua bức tường tiếng kêu sung sướng của bà già: “Lạy
Chúa, con tạ ơn Chúa, con biết rằng Chúa không bỏ rơi con."
Ông
già nham nhở trở lại cửa trước nhà bà già và bảo bà: “Bà già thật ngờ nghệch.
Bà nghĩ rằng Thiên Chúa đáp lời bà xin ư! Phải, tôi là người đem ổ bánh mì cho
bà đấy!” –
Bà
già dũng cảm kêu lên: “Ngợi khen Chúa! Ngài luôn giúp đỡ tôi trong lúc thiếu thốn,
dù rằng Ngài phải dùng ma quỉ mà đáp lời tôi xin."
14. Chúa cần bàn tay con người
Đức
Giêsu đã làm phép lạ có lương thực nuôi năm ngàn người ăn thừa thải. Nhưng phép
lạ này bắt đầu từ 5 chiếc bánh và 2 con cá của một cậu bé.
Mẹ
Têrêxa hàng ngày nuôi chín ngàn người nghèo ở Calcutta. Nhưng số lượng lương thực
này là do phần đóng góp của biết bao người hảo tâm.
Một
hôm có một cặp vợ chồng trẻ đến trao cho Mẹ một số tiền lớn. Mẹ ngạc nhiên hỏi
:
-
Làm sao mà anh chị có được số tiền lớn này ?
-
Chúng con vừa cưới nhau hai ngày trước đây. Chúng con đã nhất trí với nhau
không tổ chức tiệc cưới, để dành tiền giúp những người nghèo.
- Tại
sao anh chị làm thế ?
-
Vì chúng con rất yêu nhau, chúng con muốn bắt đầu cuộc sống gia đình bằng một
việc hy sinh, để Chúa chúc lành cho chúng con.
CNTN 18B -
Lời
Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
Tìm kiếm giá trị tuyệt đối
Cách
đây khoảng 10 năm, tại bang California bên Mỹ, có hiện tượng thanh niên tự tử
hàng loạt. Tất cả đều là những thanh niên trẻ tuổi, con nhà giàu, có học thức.
Nguyên nhân tự tử là vì họ mong về Thiên đàng. Năm ấy có sao chổi xuất hiện. Họ
cho rằng sao chổi chính là chuyến xe về Thiên đàng. Mấy mươi năm mới có một
chuyến, nên họ vội vàng ra đi, sợ nhỡ chuyến.
Tính
tỉ lệ những người tự tử, ta thấy thanh niên các nước giàu tự tử nhiều hơn thanh
niên các nước nghèo. Hiện nay trong nước ta, tại các thành phố lớn, đang có hiện
tượng các thanh niên đua xe gắn máy, liều lĩnh coi thường mạng sống. Kết quả
các cuộc điều tra cho thấy đó là những thanh niên con nhà giầu có.
2.
Nạn đói trên thế giới
Báo
cáo về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới được thực hiện
tháng 7-2020, ước tính có khoảng 690 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn
trong năm 2019 – tăng thêm 10 triệu người so với năm 2018 và thêm gần 60 triệu
người trong vòng 5 năm.
Với
đại dịch Covid-19, tình hình thiếu đói lương thực còn nghiêm trọng hơn, nhất là
ở những quốc gia châu Phi và châu Á. Lương thực là một trong những nỗi lo căn bản
của con người. Nó cũng là nguyên nhân gây xung đột ở nhiều cấp độ: thế giới, quốc
gia, vùng miền và cá nhân.
3. Bánh
từ nhà đem tới
Trong
trận chiến ở Tây Ban Nha, một người lính bị thương nặng được đưa về bệnh viện
dã chiến. Chàng có hy vọng bình phục nhưng chàng lại không chịu ăn. Các y tá
các nữ tu đã tìm mọi cách thuyết phục, nhưng chàng từ chối mọi thức ăn đem tới.
Một
người bạn thân của chàng, biết chàng nhớ nhà, nên anh tình nguyện đi tìm nhà của
người bạn, anh kẻ rõ hoàn cảnh. Người cha của người bị thương chuẩn bị lên đường
thì mẹ chàng gói cho con bà một tấm bánh. Nạn nhân vui mừng khi thấy cha mình.
Nhưng anh vẫn chưa chịu ăn, đến khi cha chàng nói: “Này con, đây là tấm bánh mẹ
con đã nướng."
Người
con tươi nét mặt nói: “Vâng, bánh mẹ con làm, cho con một miếng." Từ đó,
chàng bắt đầu trên đường bình phục.
4.
Cái đói của tâm hồn
Thánh
Ignatiô, Đấng sáng lập Dòng Tên, một dòng trí thức nhất của Hội thánh, Ignatiô
lúc còn là đại úy, là quan, là hiệp sĩ anh dũng đầy những tham vọng, đòi giàu
sang, khát danh tiếng, mê lạc thú, khát khao đủ mọi của hư nát thế gian. Chẳng
may, Ignatiô bị thương nặng, què cẳng, phải nằm nhà thương lâu dài.
Ông
có dịp đọc sách “Gương Chúa Giêsu”, ông cảm thấy tâm hồn thanh thoát, phấn khởi
chan chứa niềm vui. Ông thấy niềm vui thánh thiện này khác hẳn với thú vui dục
vọng, danh vọng, giàu sang.
Niềm
vui thế tục như của ăn hư nát, vui chút là hết, lại sinh ra buồn chán, khổ sở,
cắn rứt bất mãn như kẻ say rượu, mê cờ bạc, nghiện ngập. Niềm vui nhân đức,
thánh thiện, việc lành, tồn tại mãi, an tâm, phấn khởi, thanh thoát, giống như
niềm vui của tuần tĩnh tâm, của mùa thương khó, của lễ Phục sinh và Giáng sinh.
5. Nhiều
thứ đói
Năm
1885 Vincent van Gogh đến viện bảo tàng Amsterdam để được ngắm một họa phẩm nổi
tiếng của họa sĩ Rembrandt, bức "Cô Dâu Do Thái." Sau khi ngắm xong,
Van Gogh thố lộ: "Tôi thà giảm thọ 10 năm để được ngồi 2 tuần trước bức
danh họa này, chỉ cần ăn bánh mì khô thôi cũng được. Thực ra, thứ mà tôi đói nhất
không phải là thức ăn mà là hội họa. Mỗi khi tôi có tiền tôi liền đi săn tìm
các mẫu vẽ cho tới khi nhẵn túi."
Không
phải chỉ cơ thể mới biết đói, mà con tim và tinh thần cũng biết. Cơm bánh không
thể nào thỏa mãn cơn đói của con tim và tinh thần. Nuôi sống một người không giống
như nuôi một con vật, chỉ cần cho nó ăn no. Chúng ta là người, chúng ta không
chỉ có một thứ đói mà có hàng trăm thứ đói. Ngoài cơm bánh ra chúng ta còn đói
rất nhiều thứ:
-
đói được người ta tôn trọng
-
đói được người ta chấp nhận
-
đói những tương giao
-
đói nguồn động viên
-
đói niềm tin
-
đói hy vọng
-
đói tình yêu
-
Và còn một thứ đói nữa, sâu xa nhất, hàm chứa trong mọi cơn đói khác, kể cả đói
tình yêu. Đó là đói sự sống đời đời, hay nói cách khác, đói Thiên Chúa.
6.
Đói tiền
Trong
một quyển truyện mang tựa đề "Chìa khóa Nước Trời", nhà văn
A.J.Cronin kể lại có một linh mục kia đi truyền giáo tại một vùng quê nước
Trung Hoa, ông truyền giáo bằng cách phân phát đồ viện trợ nào tiền nào gạo nào
thuốc men, những người giúp việc tông đồ cũng được trả lương tháng rộng rãi.
Kết
quả là chỉ trong vòng có một năm đã có tới 5000 người theo đạo. Nhưng sau khi
ông về hưu thì hầu như tất cả đều bỏ đạo, thậm chí Nhà thờ cũng bị những giáo
dân bỏ đạo ấy tháo gở đập phá về sửa nhà riêng.
Vị
linh mục thứ hai được gởi đến, tưởng mình sẽ gặp được một họ đạo đông đúc và sốt
sắng theo như bản báo cáo, nhưng đến nơi ông thấy chẳng có gì cả: Không một
giáo dân, không còn nhà thờ. Cuối cùng có hai người đến tự xưng là các giảng
viên giáo lý của linh mục trước, họ đòi lương 15.000 đồng một tháng. Linh mục mới
này quá nghèo không có tiền trả nên cả hai giáo dân đó cũng bỏ đi hết. Cha ấy
phải khởi sự tất cả lại từ con số không.
7.
Theo đạo từ tấm lòng
Trở
lại với câu chuyện truyền giáo của linh mục kia. Vì cha nghèo, không có tiền
nhiều để làm mồi câu những người tòng giáo - mà dù có cha cũng không muốn truyền
giáo theo kiểu đó - cha chỉ đem tinh thần bác ái của Tin Mừng ra để sống với
người khác:
Cha
thăm viếng những người bệnh, cha cư xử với những người khác tín ngưỡng như những
người bạn, cha nuôi những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. Một hôm đứa con trai duy nhất
của một ông điền chủ bị bệnh nặng. Nhờ có hiểu biết chút ít về Tây Y, cha đã cứu
cho nó sống. Ông điền chủ chiều hôm ấy tìm đem cha về xin theo đạo.
Nhưng
cha thẳng thắn từ chối vì thừa hiểu rằng ông ta chưa có niềm tin. Cha chỉ giữ
liên hệ láng giềng tốt với ông ta thôi. Phần ông ta càng ngày càng có cảm tình
với cha. Sau 30 năm truyền giáo như thế, vị linh mục nghèo tiền nhưng giàu lòng
bác ái ấy đã có được số giáo dân khoảng 500 người, nhưng đều là những giáo dân
có niềm tin vững chắc.
Một
ngày trước khi cha giã từ họ đạo để về hưu, cha nhận được một niềm vui to lớn:
ông nhà giàu kia lại xin theo đạo, và lần này vì một lý do rất vững chắc, ông
nói: Thưa cha, cách đây 30 năm tôi xin theo đạo để trả ơn cha đã cứu sống con
trai tôi, khi đó cha không nhận vì thấy tôi chưa có niềm tin. Hôm nay, 30 năm
sau tôi lại xin theo đạo, lần này không phải để trả ơn cha, mà vì tôi thấy tôi
cần có đạo.
Cuộc
sống của cha trong 30 năm đã giúp tôi thấy đạo rất là đẹp, rất là tốt và rất là
cần cho con người. Vậy lần này tôi mong cha đừng từ chối nữa. Dĩ nhiên là vị
linh mục già ấy nhận lời. Buổi lễ tiễn biệt được trở thành lễ Rửa tội thật là cảm
động.
8. Hoàng
đế Tần thủy Hoàng.
Tần thủy Hoàng còn muốn trường sinh trẻ mãi, nên đi
tìm đủ mọi danh y, pháp thuật, bói toán, chỉ dẫn cho uống thuốc, tập luyện và
sai quần thần đi khắp nơi tìm thuốc trường sinh, với bất cứ giá nào, dù phải vượt
biển Đông hão huyền cũng phải đi tìm, dù phải khổ luyện đến chết, vẫn nhắm mắt
theo.
Đồng thời, ông lại lo xây nhà mồ như cung điện nguy
nga, rộng lớn chín dặm vuông vức, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thủy tinh làm
sông Ngân hà, lấy vàng bạc xây tường và chôn sống hàng trăm cung nữ vây quanh
nhà mồ của ông...
Quả thực, Thủy Hoàng chỉ làm vua hơn chục năm và sống
hơn năm mươi tuổi. (Vũ Khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, nămB, tr 155).
9.
CNTN 18C -
TRUYỆN
KỂ
1. truyện
Lễ kính -
Lời Chúa
TRUYỆN
KỂ
1. truyện
THỨ HAI - PHÉP LẠ
BÁNH HÓA NHIỀU
Lời Chúa: Mt 14, 13-21
Khi ấy Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết,
thì Người rời bỏ nơi đó, xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng
nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Người. Ra khỏi thuyền, Người thấy
dân chúng đông đảo, thì thương xót họ, và chữa những người bệnh tật trong họ.
Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng:
"Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để
họ vào các làng mạc mà mua thức ăn." Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng:
"Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn." Các ông thưa lại rằng:
"Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá." Người bảo các
ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy."
Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người
cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ
ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng. Mọi người đều
ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số
người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ.
TRUYỆN
KỂ
1.
Lời cầu xin của người đàn bà
Truyện kể một người đàn bà nghèo về vật chất, nhưng
lại giầu về lòng tin. Người chủ căn phòng, nơi bà thuê là một người đàn ông
giàu có, nhưng keo kiệt và vô đạo; ông thường đem lòng tin của người đàn bà ra
làm trò cười.
Một hôm, người đàn bà cầu nguyện lớn tiếng với Chúa
rằng hiện trong nhà không còn lấy một hột gạo. Ðể cho người đàn bà một bài học
về sự mê tín dị đoan, kẻ vô đạo liền lấy một ổ bánh mì, rón rén đặt trước cửa
phòng người đàn bà, bấm chuông rồi chạy vội về phòng mình.
Người đàn bà mở cửa phòng lấy ổ bánh mì, trở lại
phòng và cầu nguyện: "Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì con biết rằng lúc nào
Chúa cũng nhậm lời con."
Người đàn ông rất tâm đắc khi nghe một lời cầu nguyện
như thế. Ông đến gõ cửa phòng người đàn bà và nói vọng vào: "Hỡi người đàn
bà ngu xuẩn, bà tưởng rằng Chúa đã nhậm lời cầu xin của bà ư? Chính tôi là người
đã mang ổ bánh đặt trước cửa phòng bà đó."
Làm như thể không để ý đến lời nói của người đàn
ông, người đàn bà nghèo lại tiếp tục cầu nguyện: "Lạy Chúa, chúc tụng
Chúa, vì Chúa luôn trợ giúp con trong lúc túng ngặt: Chúa dùng ngay cả một tên
quỷ để đáp lại lời cầu xin của con."
2.
Chúa mở rộng bàn tay ban bánh bởi trời
Nakamura, một thiếu nữ Nhật, 18 tuổi, gia nhập đạo
Công giáo được bốn năm, từ ngày vào đạo, hầu như không ngày nào bỏ tham dự
thánh lễ lúc 6g30 sáng.
Ngày 6/8/1945, Mỹ thả trái bom nguyên tử đầu tiên xuống
Hirôshima. Cảnh tượng tàn phá thật là khủng khiếp... Đã gần hai tuần, vị linh mục
phụ trách giáo điểm truyền giáo không thấy Nakamura đi lễ nên quyết định đi
thăm nàng. Ngài khổ sở len lỏi mãi, mới tới được nhà Nakamura. Hỡi ôi, nhà nàng
đã sụp đổ tan tành, chỉ còn cái tường cao chừng hai thước trơ trọi đứng đó... Vị
thừa sai thổn thức vòng lại phía sau nhà. Trời ơi, một cái chòi thô sơ, bốn góc
là bốn cái cột, chung quanh che bằng chiếu, mành, áo quần rách, trên nóc, mấy tấm
tôn kẽm xiêu vẹo. Ngài bước vào trong. Ôi lạy Chúa, một cái chõng thô sơ, ọp ẹp:
Nakamura nằm trên đó, áo xống tả tơi, cháy sém, hai tay hai chân co quắp như một
xác chết...
Vị linh mục khựng lại, không sao nói được một lời.
Sau một lát, ngài lấy can đảm gọi tên nàng. Nakamura nhúc nhích, nhưng không
sao trở mình được. Nàng bị thương nặng quá, chân tay mình mẩy, chỗ nào cũng thấy
sây sát. Ở đầu vai bên phải, thịt xương cháy xám lòi ra, để một lỗ hổng, có thể
đút lọt bàn tay. Vị linh mục xắn áo, lau chùi, dọn dẹp rồi giúp nàng xoay mình.
Nakamura mở hai mắt nhìn vị linh mục, tràn ra mấy giọt lệ, cựa quậy tay trái
như muốn giơ lên chào mà không giơ lên nổi. Nàng nói thì thầm: “Cha có đưa Mình
Thánh Chúa đến cho con không?" Vị linh mục chưa kịp trả lời nàng, thì nước
mắt đã trào ra. Sau ít phút trao đổi, vị linh mục được biết, đã 14 ngày qua, trừ
ra cha nàng, ông cũng bị thương nặng, mỗi ngày đem cho nàng chút ít đồ ăn, nước
uống, còn ngoài ra, chẳng ai lo lắng chăm sóc nàng. Vậy mà Nakamura không một lời
kêu ca than thở, không kêu xin xót thương giúp đỡ. Nàng như quên hết mọi đau đớn,
ê chề, chỉ nhỏ nhẹ hỏi: “Cha có đưa Mình Thánh Chúa đến cho con không?" Vị
linh mục nghẹn ngào cảm kích cực độ, nước mắt cứ thi nhau trào ra...
Ngài trở lại nhà, lấy Mình Thánh Chúa cho Nakamura
rước lễ, rồi ngài nán ở lại, lau chùi, dọn dẹp thêm chút nữa túp lều của
nàng... Nakamura nhỏ nhẹ nói với ngài: “… Đã bốn năm nay, con chuẩn bị vào
Dòng. Con muốn tận hiến đời con cho Chúa, muốn phục vụ hết mình những người
nghèo khó, bệnh tật. Hiện giờ, con thế này, không biết Chúa sẽ dẫn dắt con về
đâu? Dẫu sao, ở đâu, đi về hướng nào, ra sao, Chúa là nguồn sức mạnh, là nguồn
hạnh phúc, là tất cả của con...."
Hôm sau, vị linh mục trở lại, mang theo Mình Thánh
Chúa… nhưng Nakamura đã về trời với Bạn Chí Thánh Giêsu... không còn trên mặt đất
khổ đau này nữa. Nakamura mới gia nhập đạo được mấy năm, hằng ngày đi lễ ban
sáng và rước lễ... bị tai nạn, cửa nhà tan nát, thương tích đầy mình, đớn đau
tinh thần, thể xác, mà không một lời kêu ca, ta thán. Gặp linh mục Nakamura chỉ
hỏi đến Mình Thánh Chúa... Vị thừa sai xác tín: Ngoài trường “Thánh Thể” ra,
không còn trường nào khác dạy được như vậy!
3.
Công cụ cho tình yêu quan phòng của Chúa
Một người hồi giáo làm nghề đập đá có thói quen vào
đền thờ cầu nguyện với Đức Ala. Ngày nào anh cũng thấy một con chim cú mù đứng
bất động trên vách tường trước mặt và một con chim cú khác mang thức ăn đến cho
nó. Cảnh tượng ấy làm cho anh suy nghĩ: “Đấng Ala quan tâm lo lắng cho cả một
con chim cú mù. Còn ta, tại sao ta phải luôn luôn lo lắng về của ăn hằng ngày.
Ta phải biết phó thác cuộc đời cho sự quan phòng của Đấng Ala." Thế là anh
bỏ nghề và ngày ngày đến trước của đền thờ để chờ được Đấng Ala chăm sóc như
Ngài đang chăm sóc cho con chim cú mù.
Một người bạn biết chuyện, đến khuyên: “Tôi nghĩ là
anh chưa hiểu được đều mà Ala muốn nói với bạn qua hình ảnh hai con chim. Ngài
không hề muốn bạn trở thành con chim cú mù, nhưng hãy học lấy tấm gương chia sẻ
của con chim cú lành mạnh”
4.
Đói tình yêu
Khoảng nửa đêm, có một em bé tìm đến gõ cửa nhà mẹ
Têrêsa. Mẹ bước xuống nhà và mở cửa cho em. Vừa khóc nức nở em vừa nói:
- Thưa mẹ, con tìm về với mẹ con và mẹ con nói: “Ta
sẽ đánh mày." Con tìm về với cha con và cha con đã đuổi con đi. Mẹ ơi! xin
mẹ đừng đuổi con đi nữa nghe. Ít là mẹ, xin mẹ hãy thương con.
Mỗi ngày, ở nhiều nơi trên thế giới, những cảnh tượng
giống như thế vẫn thường xảy ra và không phải chỉ xảy ra ở những nước nghèo đói
như Ấn Độ, mà còn xảy ra ngay cả ở những nước giàu có và tiên tiến. Những đứa
trẻ đang khao khát được yêu thương và được chăm sóc. Đây chính là sự nghèo đói
sâu xa nhất!
Mẹ Têrêsa đã từng đón nhận hơn 40 ngàn người bị bỏ
rơi như vậy ở các ngả đường thành phố Calcutta. Mẹ mang họ về các viện mồ côi,
các trung tâm cấp cứu và ở đó, họ đã chết cách bình an dưới cái nhìn đầy yêu
thương của Thiên Chúa và với niềm xác tín là được Chúa yêu thương, một tình
thương được cụ thể hóa qua tình thương của Mẹ Têrêsa và các nữ tử Bác ái của mẹ.
Mẹ và các chị chưa từng thấy ai trong số những người nghèo bị bỏ rơi ấy từ chối
tình thương của Chúa. Trong những giây phút cuối đời, tất cả họ đều đã nói: “Lạy
Chúa, con yêu Chúa, và con tin Chúa rất yêu thương con."
5.
Hãy cho họ ăn đi
Lúc 7 giờ chiều thứ năm 30-5-2013, Đức Thánh Cha
Phanxicô đã chủ sự thánh lễ đầu tiên kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ
thánh Gioan Laterano. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đặc biệt quảng diễn câu
Chúa Giêsu nói với các môn đệ khi thấy đám đông dân chúng đến với Ngài và khi
chiều về họ không có gì để ăn: “Chính các con hãy cho họ ăn”[1]. Đức Thánh Cha
nhận xét rằng: “Đứng trước nhu cầu của đám đông, giải pháp của các môn đệ là mỗi
người hãy nghĩ đến mình: giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức
ăn! Bao nhiêu lần các tín hữu Kitô chúng ta cũng bị cám dỗ như thế! Chúng ta
không dám đảm trách những nhu cầu của người khác, chúng ta thường để họ ra đi với
câu nói đạo đức: ‘Xin Chúa giúp đỡ bạn!’. Nhưng giải pháp của Chúa Giêsu đi
theo một hướng đi khác, một hướng đi làm cho các môn đệ ngạc nhiên: ‘Chính các
con hãy cho họ ăn’.
Đức Thánh Cha giải thích rằng: Lời mời gọi của Chúa
Giêsu gửi đến các môn đệ là ‘Chính các con hãy cho, hãy chia sẻ.’ Và họ đã chia
sẻ 5 chiếc bánh và hai con cá. Nhưng chính những chiếc bánh và cá ấy, Chúa đã
làm cho đám đông được ăn no nê...
6.
Con đường dễ, con đường khó
khi Suy Niệm đoạn Tin Mừng này trong tác phẩm “5 chiếc
bánh và 2 con cá”, Đức Hồng Y Phanxico Nguyễn Văn Thuận cũng đã diễn tả cùng một
ý như Đức Thánh Cha. Đức Hồng Y nói: Các môn đệ muốn chọn con đường dễ nhất, khỏe
nhất: “xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức
ăn." Nhưng Chúa Giêsu muốn các môn đệ hành động ngay trong phút hiện tại.
“Chính các con hãy cho họ ăn." Chúng ta cũng hãy hành động ngay trong phút
hiện tại với tất cả những gì mình có. Không chọn dễ dãi nhưng chọn tình yêu.
Cũng như các môn đệ, chúng ta cần quan tâm học hỏi
cách xử sự của Chúa Giêsu: Ngài chạnh lòng thương yêu cứu giúp mọi người đến
quên bản thân mình. Chúng ta cũng chỉ có thể học được bài học này, nếu chúng ta
có trái tim của Chúa Giêsu: thương cảm sâu sắc trước tình cảnh của người anh em
chị em, tức là biết quan tâm đến hoàn cảnh sống của anh chị em mình, với trái
tim đầy tình yêu thương. Hãy học cách yêu thương như Chúa bằng cách đáp ứng
ngay, chia sẻ ngay, không tìm cách giải quyết né tránh, cũng không chọn cách phục
vụ theo kiểu dễ dãi không dính bén đến mình.
Ước gì khi cảm nghiệm Lời Chúa dạy qua Tin Mừng hôm
nay, chúng ta cũng dám dấn thân, dám chia sẻ ngay khi chúng ta chỉ có một phần
ít ỏi nhỏ bé.
THỨ BA - CHÚA ÐI
TRÊN BIỂN
Lời Chúa: Mt 14, 22-36
Khi dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn
đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân
chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện một mình. Ðến chiều, Người vẫn
ở đó một mình. Còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược
gió.
Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với
các ông. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: "Ma
kìa" và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các
ông rằng: "Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ." Phêrô thưa lại rằng:
"Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến
cùng Thầy." Chúa phán: "Hãy đến." Phêrô xuống khỏi thuyền bước
đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp
chìm xuống nên la lên rằng: "Lạy Thầy, xin cứu con." Lập tức, Chúa
Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: "Người hèn tin, tại sao lại nghi ngờ?"
Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến
lạy Người mà rằng: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa!"
Khi đã sang qua biển hồ, các ngài lên bộ và ghé vào
Ghênêsarét. Nhận ra Ngài, dân địa phương liền loan tin đi khắp cả vùng xung
quanh, và người ta đem đến cho Ngài hết mọi kẻ ốm đau. Họ nài xin Ngài cho họ rờ
đến tua áo choàng của Ngài thôi, và ai đã rờ đến thì đều được chữa lành.
TRUYỆN
KỂ
1.
Hãy bám chặt vào Ta
Có người kể: Tối qua, tôi mơ thấy mình đang cầu nguyện,
bỗng một luồng sáng xuất hiện; và Chúa Giêsu hiện ra mỉm cười và nói: “Con hãy
ngồi trên tấm thảm này với Ta."
Lòng tràn đầy vui sướng, tôi làm theo ý Ngài. Tấm thảm
từ từ bay bổng lên không trung đưa theo Chúa Giêsu và tôi ngồi trên đó. Tôi mỉm
cười, lòng đầy vui sướng và tự nhủ: thật không còn gì hạnh phúc cho bằng được ở
gần bên Chúa.
Một lúc sau, tôi quay nhìn Chúa Giêsu để tỏ bày niềm
vui: nhưng tim tôi bắt đầu đập mạnh vì Ngài không còn bận tâm gì đến tôi nữa, bởi
lẽ Ngài đang chăm chủ rút từng sợi chỉ của tấm thảm thả cho nó bay lơ lửng ở
trên không trung. Hết sợ chỉ này đến sợi chỉ khác từ từ bay lên theo gió. Chân
tay tôi bắt đầu run lên vì hoảng sợ, thế mà Chúa Giêsu vẫn thản nhiên tiếp tục
rút từng sợi chỉ. Sau cùng tôi kêu lên: “Lạy Chúa, Chúa làm gì thế? Chúa không
thấy là chẳng còn mấy chốc nữa tấm thảm sẽ tan tành hay sao?”
Chúa Giêsu mỉm cười nắm tay tôi và nói: Sao con nhát
đảm và kém tin thế? Hãy bám chặt vào Ta, con sẽ không sợ gì, dù có bị tước đoạt
mọi sự, cả đến sợi chỉ cuối cùng đi nữa."
Chúa Giêsu vừa dứt lời, thì quả thực sợi chỉ cuối
cùng của tấm thảm cũng bị rút đi luôn và tôi giật mình thức giấc.
2.
Ngài vẫn ở đó một mình
“Giải tán họ xong, Ngài lên núi cầu nguyện một mình.
Đến chiều, Ngài vẫn ở đó một mình!"
“Một là tự tử, hai là về thành phố, ba là ôm chặt
Chúa!" Đó là chia sẻ của cha René Voillaume khi ngài nói đến ‘thời gian
nhà tập’ của một Tiểu Đệ Chúa Giêsu tại sa mạc Sahara, nơi nhiệt độ thông thường
có thể lên đến 58°C và lạnh dưới - 45°C!
“Lạy Chúa, đừng để con sợ cô đơn, dạy con yêu mến
nó, một cô đơn đầy Chúa; nhờ đó, con có thể cảm nhận sự kỳ diệu của nó!”, Amen.3. Tham tiền là nguồn gốc mọi tội ác
Anh Nguyễn văn S. vừa cưới vợ, thì biến cố
30/04/1975 cũng vừa tới. Cha mẹ anh gặp khó khăn vì biến cố này, nên không đồng
ý cho vợ chồng anh sống chung, thế là anh và vợ phải chuyển xuống Rạch Giá sinh
sống.
Gặp thời điểm anh S. có người bạn rủ đi vượt biên và
cho vợ chồng anh thiếu nợ, khi nào tới nơi làm ăn sẽ trả!
Sang tới đất Mỹ, vợ chồng S vừa đi học, vừa cần cù
làm việc, nên đã sớm tạo được của hàng buôn bán, và trở thành người Việt giàu
có trên đất Mỹ!
Sau 18 năm xa quê hương, vợ chồng muốn về Việt Nam
thăm bố mẹ, và cũng là dịp để khoe với gia đình, chòm xóm về sự thành đạt của
mình!
Cha mẹ anh ở Việt Nam cũng gặp may, xây được một
ngôi nhà lớn làm khách sạn kinh doanh, nên giàu có hơn trước.
Vợ chồng S. về tới quê nhà, vì muốn gây bất ngờ cho
bố mẹ, nên anh để vợ ở tạm nhà một người bạn, còn anh đóng vai người khách đến
thuê khách sạn! Vì đã xa gia đình hơn 18 năm, nên mẹ anh không nhận ra con trai
mình, là thằng S. trước đây gầy và đen nay thành một người bảnh bao, xuất tướng!
Thuê được phòng, đêm ấy anh S mời mẹ và em gái lên
phòng, anh mở va-li ra cho hai mẹ con nhìn thấy va-li đầy ắp dollars, vàng, kim
cương! Thế là đêm đó hai mẹ con lẻn lên phòng thủ tiêu anh S để cướp số tài sản
ấy!?
Ba ngày sau,vợ S quá suốt ruột,không nghe tin chồng,nên
cô quyết định đến khách sạn của mẹ hỏi thăm về S, rồi kể lai lịch của vợ chồng
cho mẹ và em gái nghe. Như tiếng sét đánh phủ đầu, bà mẹ và cô em qúa hối hận
nên đã nhảy lầu tự tử!!
Thật đúng như lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy coi chừng,
tránh mọi thứ tham lam, vì không phải ai được sung túc là đời sống người ấy được
đảm bảo chắc chắn nhờ nơi của cải” (Lc 12,15).
Bởi thế thánh Phaolô dạy: “Tham tiền là nguồn gốc mọi
tội ác!” (1Tm 6,10).
THỨ TƯ - LÒNG TIN BÀ
MẸ NGOẠI GIÁO
Lời Chúa: Mt 15, 21-28
Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và
Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu cùng Người rằng:
"Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi: con gái tôi bị quỷ ám khốn
cực lắm."
Nhưng Người không đáp lại một lời nào. Các môn đệ đến
gần Người mà rằng: "Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta
mà kêu mãi." Người trả lời: "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà
Israel."
Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: "Lạy Ngài,
xin cứu giúp tôi." Người đáp: "Không nên lấy bánh của con cái mà vứt
cho chó." Bà ấy đáp lại: "Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những
mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống."
Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng bà ấy rằng:
"Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy." Và ngay lúc
đó, con gái bà đã được lành.
TRUYỆN
KỂ
1.
Sống Niềm Tin
Mahatma Gandhi, người có công giành độc lập cho Ấn Ðộ
bằng con đường bất bạo động, đã có lần tuyên bố: "Tôi yêu mến Chúa Kitô,
nhưng tôi không phục những người Kitô hữu." Câu nói của con người đã từng
lấy giáo lý của Chúa Kitô làm nền tảng cho chủ trương bất bạo động đáng làm cho
chúng ta suy nghĩ.
Giáo lý của Chúa Kitô thì cao đẹp, nhưng nhiều Kitô
hữu làm cho bao nhiêu người xa lánh Giáo Hội, chỉ vì cuộc sống của họ đi ngược
lại với những gì họ tuyên xưng. Người ta thường nói: "Bà con xa không bằng
láng giềng gần." Ðôi khi chúng ta cảm thấy gần gũi với những người láng giềng
hơn là với những người thân thuộc. Trong liên hệ với Chúa Giêsu cũng thế, có biết
bao người chưa từng được nghe nói đến Chúa Giêsu, có biết bao người không mang
danh hiệu Kitô, nhưng lại gần gũi với Chúa Kitô và sống tinh thần Kitô hơn
chính những người Kitô hữu.
2.
Niềm tin mạnh mẽ và lòng khiêm tốn
Một em bé vâng lời mẹ xách giỏ ra tiệm tạp hóa. Em cẩn
thận đọc cho người bán hàng tên của từng món đồ mà mẹ em đã ghi trên mảnh giấy.
Người bán hàng nhìn em và để ý theo dõi từng cử chỉ cẩn thận của em một cách
thích thú.
Sau khi đã xếp gọn các món vào giỏ cho em, người bán
hàng dẫn em đến trước cái hộp đầy kẹo. Vừa mở nắp hộp người bán hàng vừa bảo em
thò tay vào lấy kẹo. Em bé vui mừng rút ra một viên kẹo. Người bán hàng bèn
khích lệ em và nói: “Cháu hãy bốc cho đầy lòng bàn tay của cháu đi." Em bé
mỉm cười đáp: “Vậy ông hãy bốc kẹo giùm con." Người bán hàng ngạc nhiên hỏi:
“Tại sao vậy?” Em bé dí dỏm trả lời: “Tại vì bàn tay của ông lớn hơn bàn tay của
con rất nhiều."
Em bé nhìn nhận cái bé nhỏ của mình trước sự lớn lao
của người khác, nên đã được ban cho dư đầy.
3.
Niềm tin nửa vời
Một người vô thần rất mê leo núi. Ngày kia trượt
chân té ngã lăn từ đỉnh núi xuống. Nhưng may thay ông nắm được một cành cây nằm
chơ vơ giữa đỉnh cao và vực thẳm. Giữa lúc chỉ còn biết chờ chết, một ý nghĩ chợt
đến với ông: Tại sao không gọi Chúa đến cứu giúp. Thế là lấy hết sức lực, người
vô thần la lớn: “Lạy Chúa." Tuy nhiên, bốn bể chỉ có yên lặng và ông chỉ
nghe được tiếng dội của lời kêu van. Một lần nữa, người vô thần lại kêu xin tha
thiết hơn: “Lạy Chúa, nếu quả thật Chúa hiện hữu thì xin hãy cứu con. Con sẽ
tin Chúa và dạy cho người khác cũng tin Chúa." Sau một hồi thinh lặng, bỗng
người vô thần nghe một tiếng vang dậy cả vực thẳm và núi cao: “Gặp hoạn nạn thì
ai cũng cầu xin như thế." “Không, lạy Chúa, nghìn lần không. Con không giống
như những người khác. Chúa không thấy sao, con đã bắt đầu tin từ khi nghe tiếng
Chúa phán. Nào bây giờ xin Chúa hãy cứu con đi, và con sẽ cao rao danh Chúa cho
đến tận cùng trái đất." Tiếng ấy trả lời: “Được lắm, Ta sẽ cứu ngươi. Vậy
nếu ngươi tin thì hãy buông tay ra." Người vô thần thất vọng thốt lên:
“Buông tay ra ư, bộ Chúa tưởng tôi điên sao?"
4.
Những tư tưởng được ghi từ Internet:
- Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi
cái kén và trở thành con bướm biết bay.
- Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy mầm phải
tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày để thành cây cứng cáp.
- Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra sẽ
mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay.
- Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ
bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.
5.
Thử thách tăng sức sống
vỉa đá ngầm nổi tiếng kéo dài 1.800 dặm từ New
Guinea đến Úc mà khách du lịch một khi đã đến nơi đây, không thể không ghé
thăm. Tại đây, một người khách đã hỏi người hướng dẫn viên du lịch một câu hỏi
khá thú vị:
- Tôi quan sát thấy cũng vỉa đá này, ở ngoài đại
dương nó thật rực rỡ và sống động trong khi trong hồ nước nó lại xám xịt và thiếu
sức sống. Tại sao lại như thế?
Người hướng dẫn viên giải thích rằng: “Những vỉa đá
dưới hồ tuy chìm trong nước nhưng vì không phải đấu tranh sinh tồn nên chúng chẳng
thể hoàn thiện được. Trong khi đó, những vỉa đá phía đại dương lại không ngừng
đối diện với biết bao nhiêu là sức mạnh khắc nghiệt của thiên nhiên như sóng
gió, bão tố... để tồn tại. Và khi chịu đựng những thử thách như thế, nó mới có
cơ hội để thay đổi và thích nghi. Nó vẫn phát triển thật mạnh mẽ và liên tục
tái sinh."
6.
Nhà thơ Lý Bạch
Lý Bạch là một trong những thiên tài lừng lẫy nhất của
thế giới. Thơ ông bát ngát những ước mơ đẹp, thấm thía tình thương yêu con người.
Làm sao mà ông được như vậy?
Tương truyền, từ thuở nhỏ, Lý Bạch đã yêu say đắm
thiên nhiên, ao hồ, sông núi nhất là những con người trong vùng. Chú bé thường
mải mê đi tìm những hoa cỏ đẹp, có khi quên cả buổi học, chán cả lớp học.
Một hôm, chú men theo dòng suối đến chân núi, thấy một
người đàn bà tóc bạc ngồi mê mải với một phiến đá và một mảnh sắt nhỏ. Chú đến
gần xem và tò mò hỏi:
- Bà ơi, bà mài sắt làm gì thế bà?
Bà nhìn chú bé đáng yêu, đáp:
- Bà mài sắt để làm kim khâu cháu ạ!
Mặt bà sao phúc hậu thế. Giọng bà sao hiền từ thế. Rồi
bà bảo bé Lý Bạch ngồi bên bà. Chú nhìn đăm đăm hai bàn tay đưa đi đưa lại miếng
sắt hàng trăm ngàn lần trên phiến đá mài, chú khẽ hỏi:
- Miếng sắt to thế này mà làm kim được hở bà?
Bà bảo:
- Mài mãi, sắt cũng mòn đi, bé lại, rồi thành cái
kim.
Chú lại hỏi:
- Thế bao giờ mới xong hở bà?
Bà đáp, giọng ôn tồn, nhỏ nhẹ:
- Bà cứ mài, mài mãi, hôm nay, mai, một tháng, hai
tháng, năm nay, sang năm, thế nào cũng xong - bà nói tiếp, dằn giọng hơn - phải
xong.
Chào bà cụ, chú bé đứng dậy ra về. Suốt dọc đường,
chú suy nghĩ về lời bà: có công mài sắt, có ngày nên kim. Cái phút bà ngẩng
nhìn chú với ánh mắt sáng mà nói: “Thế nào cũng xong, phải xong”, cái phút ấy
làm bừng lên một luồng sáng thật sáng nơi lòng chú bé và suốt đời vẫn còn rung
động mãi trong tâm hồn, trái tim của Lý Bạch. Từ ngày ấy, Lý Bạch chú ý hơn đến
sách vở, lớp học, rồi quen dần, ham mê đọc thật nhiều sách, ghi chép cẩn thận.
Với tâm hồn dễ xúc động, với kiến thức rộng bao la, Lý Bạch để lại cho đời sau
những áng thơ tuyệt mỹ.
Xin được kết thúc bằng lời chúc của Thánh Giacôbê:
“Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi
luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến
Người.” (Gc 1,12).
7.
Cái không có
Cha Anthony de Mello kể chuyện một môn đệ đến thưa với
thầy:
- Con đến gặp thầy với hai bàn tay trắng.
- Hãy quăng nó ngay đi!
- Nhưng làm sao quăng được? Thưa thầy, có gì đâu mà quăng.
- Thế thì hãy mang nó theo!
Và cha kết luận: “Cái không có của bạn chính là của
cải có giá trị nhất của bạn.”
Cũng thế, lời cầu xin của người đàn bà Canaan thật
là mạnh mẽ, vì lòng thương xót của Chúa không thể từ chối lời nài van của người
không tìm được nơi nương tựa nào hết, và Ngài nói: “Bà muốn thế nào, sẽ được
như vậy.”
8.
Thế nào là lòng thương xót
Trong lời dẫn nhập cuốn “Lạy Chúa! Tại sao Ngài im lặng?”,
linh mục Giuse Đinh Thanh Bình, SDB. đã kể chuyện đời mình:
“Buổi sáng ngày 25 tháng 4 năm 1986, em trai tôi,
Giuse Đinh Công Khanh, hớn hở sắp xếp đồ đạc lên xe để đi chơi với bạn bè. Em
giơ tay vẫy chào từ giã mọi người trong gia đình - lần cuối - vì em không bao
giờ trở về nữa. Tối hôm đó, cảnh sát điện thoại báo tin em đã bị tử nạn xe hơi
gần một khúc quanh trơn trợt, lạc tay lái. Em qua đời khi vừa tròn 20 tuổi”…
‘1 giờ sáng ngày 27, tôi phóng xe tới nhà thờ thánh
Phanxicô, cửa đã đóng, tôi đứng hét giữa trời: “Tại sao? Tại sao em con lại chết?”
Như một thằng điên, tôi khản giọng hỏi Chúa.
‘Chúa im lặng.”
Liền sau đó, cha kể về cái chết của ông thân sinh ở
Việt nam vào cuối năm đó: “… tất cả các con đều ở ngoại quốc, chẳng có đứa nào ở
bên cạnh để Người nhắn nhủ đôi câu di ngôn trước khi an tâm nhắm mắt.
‘Lần này, tôi quì gối lặng lẽ, toàn thân cứng đờ bất
động, tuyệt vọng nhìn lên Thánh giá thều thào: “Lạy Chúa! Tại sao?”
‘Ngài vẫn im lặng.”
Đức Kitô thinh lặng để bà thấm thía được sự bất lực
của mình, và nhờ đó mà thấy được rõ hơn, rằng Thiên Chúa là nơi nương tựa duy
nhất của mình: “Vì nếu Ngài cứ im hơi lặng tiếng, thì con sẽ giống như kẻ đã xuống
mồ” (Tv 28,1); còn những lời khó nghe Chúa đã dùng là để cho bà thấy được ơn cứu
độ là một hồng ân Chúa ban bởi lòng thương xót, chứ không phải bởi sự xứng đáng
của bất cứ ai.
9.
Đức tin và lòng khiêm tốn
Christopher Columbus, còn được gọi là Kha Luân Bố,
sinh năm 1451 tại Genoa thuộc Ý Ðại Lợi, được coi là người đầu tiên phát hiện
ra Châu Mỹ, mặc dù lúc đó ông cứ ngỡ là ÁChâu. Năm 1482, ông thỉnh cầu vua Bồ
Ðào Nha là John II tài trợ cho chuyến thám hiểm Ấn Ðộ, nhưng nhà vua từ chối.
Không nản chí, Kha Luân Bố sang Tây Ban Nha diện kiến vua Ferdinand và hoàng hậu
Isabella để xin được giúp đỡ. Ban đầu cũng không được chấp thuận, nhưng sau đó
hoàng hậu Isabella đã đồng ý giúp đỡ tài chánh cho chuyến đi của ông.
Kha Luân Bố được trao quyền chỉ huy ba chiếc tàu
thám hiểm với đoàn thủy thủ gồm 88 người. Vào ngày 3 tháng 8 năm 1492, ông cho
đoàn tàu rời bến cảng ra khơi. Mục đích cuộc thám hiểm là tìm ra con đường ngắn
nhất đến Á Châu, cụ thể là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có nhiều
vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc. Chuyến đi dài hơn dự tính, nên sau hai
tháng lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn chán nản, bắt
ông phải cho tàu quay về. Ông hứa trong hai ngày nữa, nếu không thấy đất liền sẽ
làm theo ý họ. Thật may mắn, chưa đầy 48 giờ sau, ngày 12 tháng 10, họ đã gặp
được miền đất ngày nay có tên là Châu Mỹ.
Với sự kiên trì và niềm say mê khám phá, Kha Luân Bố
đã tìm ra châu lục mới. Nhờ niềm tin kiên vững và lòng khiêm tốn của người đàn
bà xứ Canaan mà con gái bà được Đức Giêsu chữa lành.
THỨ NĂM -
Lời Chúa
TRUYỆN
KỂ
1. truyện
THỨ SÁU - THEO
CHÚA, HÃY VÁC THẬP GIÁ
Lời
Chúa: Mt 16, 24-28
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ
bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống
mình thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ được sự sống. Nếu
ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người
ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình?
"Bởi
vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của
Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm. Thật,
Thầy bảo các con: trong những kẻ đang đứng đây, có người sẽ không nếm sự chết
trước khi xem thấy Con Người đến trong Nước Người."
TRUYỆN KỂ
1. Giá trị của đau khổ
Khi
nhắc đến ông Leonardo da Vinci, chúng ta thường nghĩ đến những phát minh khoa học
và những bức họa nổi tiếng của ông. Chúng ta không biết rằng để giải trí ông
Leonardo de Vinci còn sưu tầm những chuyện cổ tích, hoặc đặt ra những câu chuyện
vui sau đây về một cuộc đối thoại tưởng tượng giữa một tờ giấy trắng và cái
bút:
Tờ
giấy trắng từ lâu nằm ù lì trên bàn giấy cùng với những đồng bạn khác, nhưng bỗng
nó được chọn đem ra nằm giữa bàn và chịu cảnh cây viết mực đen ngòm vẽ lên nó
không biết bao nhiêu là dấu hiệu mà nó không hiểu gì cả. Nó phàn nàn với cái
bút như sau:
- Tại
sao anh lại làm thế? Anh vẽ trên mình tôi những dấu đen làm mất đi sự trong trắng
ban đầu. Anh làm nhục tôi như thế này sao? Anh làm hư cả cuộc đời tôi rồi.
Nhưng
cái bút trả lời:
-
Không đâu anh giấy ạ, anh hiểu lầm tôi rồi. Tôi không bôi đen anh đâu, tôi vẽ
lên anh những dấu hiệu, những dòng chữ kể từ nay anh không còn là tờ giấy vô dụng
nữa, nhưng có mang trên mình những sứ điệp. Anh trở thành kẻ cộng tác với con
người. Lưu giữ những tư tưởng cao siêu. Và vì thế được con người nâng niu, bảo
vệ. Anh sẽ được sống mãi để trợ giúp cho con người.
Tờ
giấy chưa kịp trả lời cái bút thì nó bỗng nhìn thấy một bàn tay người quơ lấy
những tờ giấy khác, trước kia trắng tinh nay đã đổi màu, đầy bụi mà quăng vào
ngọn lửa bên cạnh. Tờ giấy bị vẽ trên mình những lằn mực đen kia mới hiểu được
hành động của cái bút và lấy làm sung sướng, vì được trở thành như người cộng
tác lưu giữ trong kho tàng trí khôn con người
2. Thánh giá vừa sức mình
Thánh
giá ta đang mang là thánh giá vừa sức ta. Câu chuyện ngụ ngôn dưới đây chứng
minh điều đó: có một người luôn than van những nỗi khổ cực của mình. Một ngày
kia, thiên thần hiện đến phán bảo:
-
Con hãy theo ta ra nghĩa địa, nơi đó người ta để lại thánh giá của mình. Con
hãy mang thánh giá của con ra để đó và lựa chọn thánh giá vừa sức con.
Ông
ta mang thánh giá của mình ra quăng nơi nghĩa địa, ông bắt đầu chọn cái khác nhẹ
hơn, ông tìm kiếm mãi mà không được: có cây quá dài, cây quá ngắn, có cây thì
nhẹ nhưng sù sì, khó vác, có cây thì trơn tru nhưng nặng quá, và sau cùng ông
nói với thiên thần:
-
Thưa thiên thần, cây nào cũng khó vác, chỉ có cây con định vứt đi là vừa với
con thôi.
-
Phải, Chúa đã trao cho con một cây thánh giá vừa sức, con hãy vui lòng vác đi,
đừng than van gì nữa.
3. Hai cách đi theo Chúa:
Chính
Thánh Don Bosco đã tưởng tượng chuyện sau đây: Một hôm Chúa Giêsu bảo Phêrô và
Gioan theo Ngài lên núi. Ngài dặn mỗi ông mang theo một hòn đá. Phêrô suy nghĩ
một lúc rồi nhặt một hòn đá nhỏ bỏ vào túi; còn Gioan, do lòng quảng đại, vác cả
một tảng đá to. Dĩ nhiên, đường dài, vác nặng, Gioan thở hổn hển và lên đến nơi
sau cùng. Phêrô bước thảnh thơi và còn nói với Gioan: “Sao anh nhọc công vác tảng
đá to như thế!" Tới nơi, Chúa Giêsu bảo hai môn đệ ngồi xuống. Ngài đọc lời
chúc tụng và biến hai viên đá thành bánh. Dĩ nhiên, Phêrô chỉ được một chiếc
bánh nhỏ xíu không đủ cho cơn đói cồn cào của ông.
Lần
khác, Chúa lại bảo hai ông theo Ngài lên núi và cũng mang theo đá. Rút kinh
nghiệm lần trước, Phêrô mang một tảng đá thật to. Đến nơi, ông ngồi chờ phép lạ.
Nhưng Chúa Giêsu chỉ nói “Nào, mỗi người hãy ngồi lên tảng đá mà mình mang
theo. Không phải lúc nào Thầy cũng biến đá thành bánh đâu." Rồi Ngài nói
riêng với Phêrô: “Lòng quảng đại thật không phải là lòng quảng đại tính
toán."
Lạy
Chúa, xin dạy con biết sống quảng đại, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến
đấu mà không sợ thương tích, và không chờ một phần thưởng nào khác hơn là biết
mình đã làm theo ý Chúa.
4. Vì Chúa Kitô
Chị
Tiểu Phụng, bề trên cả dòng Thánh Gia ở Quảng Tây, vốn là một tân tòng. Thấy một
sinh viên trong trường có đời sống trong sáng vui tươi khác thường, lúc nào
cũng sẵn sàng quên mình vì bạn bè, tỏa ra một sức sống tinh thần thật hấp dẫn,
chị chơi thân với bạn ấy, rồi mới hỏi thật: “Bí quyết nào khiến bạn sống được
như thế?” Câu trả lời là: “Giêsu Kitô.”
Thế
là chị đọc Tân Ước từ đấy, muốn họa lại từng trang trong đời mình. Môn đệ hay
người đi theo Đức Giêsu không phải từ bỏ một, hai điều gì đó, nhưng là từ bỏ
cái quý giá nhất với mình là bản ngã, ý muốn bản thân, để trọn vẹn đặt Ngài làm
kiểu mẫu cho mọi suy nghĩ, cái nhìn, và lối sống. Nỗ lực làm đẹp lòng “Giêsu
Kitô” sẽ thật sự là động lực, là quy tắc cho mọi hành xử của họ.
Theo
Đức Giêsu là chấp nhận cung cách “liều mất mạng sống” như Ngài. Bạn sẽ không hỏi:
Tôi sẽ thu tích bao nhiêu, nhưng sẽ hỏi: Tôi sẽ ban phát bao nhiêu. Không hỏi:
Việc nào an toàn cho bản thân tôi, nhưng sẽ hỏi: Việc nào là điều tốt tôi nên
làm. Và bạn sẽ có hằng trăm câu hỏi như vậy.
5. Thánh giá của ngày hôm nay mới có giá trị
Vào
ngày thứ Năm Tuần Thánh năm 2012, Hugo Chavéz, tổng thống Venezuela, một Kitô hữu
từ lâu đã lơ là trong việc đạo đức, bất ngờ xuất hiện trước truyền hình quốc
gia. Trong Thánh lễ đồng tế, ông đứng trước công chúng, vừa khóc, vừa nói: “Lạy
Chúa xin cho con cuộc sống, thậm chí là một cuộc sống bị thiêu đốt, hoặc đau đớn
đi nữa cũng không quan trọng... Lạy Chúa Kitô, xin cho con thánh giá của Chúa,
một trăm thánh giá đi nữa con cũng chịu vác, nhưng xin cho con cuộc sống bởi vì
còn có nhiều thứ con chưa làm xong... đừng bắt con đi bây giờ.”
Hugo
Chavéz nói những lời trên khi ông đang chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn
cuối. Ông muốn đổi tất cả để lấy mạng sống, nhưng mọi nỗ lực đều vô vọng. Căn bệnh
đã cướp đi mạng sống của ông vào ngày 05/3/2013, sau 4 lần giải phẫu.
Quả
thực “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi
gì?” Nếu sự sống đời này mà không gì có thể đổi được, thì sự sống đời đời càng
phải khó hơn!
Không
gì có thể đổi được mạng sống – cho dù là cả thế giới; chỉ có một cách để giữ được
nó, là hãy liều mất mạng sống vì Chúa Kitô (c. 25).
THỨ BẢY - LÒNG
TIN LỚN BẰNG HẠT CẢI
Lời
Chúa: Mt 17, 14-19
Khi
ấy, có một người đến gần, quỳ gối trước mặt Chúa Giêsu mà nói rằng: "Lạy
Ngài, xin thương xót con trai tôi vì nó mắc chứng kinh phong và rất trầm trọng:
nó thường ngã vào lửa và lắm lúc nó ngã xuống nước. Tôi đã đem nó đến cùng môn
đệ Ngài, nhưng các ông không thể chữa nó được." Chúa Giêsu đáp: "Ôi
thế hệ cứng lòng tin và hư hỏng! Ta phải ở với các ngươi đến bao giờ? Ta còn phải
chịu đựng các ngươi đến bao giờ nữa? Hãy đem nó lại đây cho Ta." Chúa
Giêsu quát mắng quỷ và quỷ liền ra khỏi đứa bé. Và nó được lành ngay trong lúc ấy.
Bấy
giờ các môn đệ đến hỏi riêng Chúa Giêsu rằng: "Tại sao chúng con không thể
trừ quỷ ấy được?" Chúa Giêsu bảo các ông rằng: "Vì các con yếu lòng
tin! Thầy bảo thật các con: Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì các
con có khiến núi này rằng: 'Hãy rời khỏi đây mà sang nơi kia', thì nó liền đi
sang, và chẳng có gì các con không làm được."
TRUYỆN KỂ
1. Kiêu ngạo sẽ thất bại
Một
sự cám dỗ lớn lao nhất thường đến với con người, đó là cơn cám dỗ về sự kiêu ngạo.
Thật
vậy, sự kiêu ngạo nó thường trực trong con người, và mức độ nguy hiểm của chúng
là rất cao. Có thể ví rằng: sự kiêu ngạo luôn nhăm nhe bừng phát, chúng giống
như bình xăng còn ma quỷ như bó đuốc. Nếu không cẩn thận và đề phòng bằng sự
khiêm nhường, ắt không sớm thì muộn, chúng cũng làm cho bình xăng bốc cháy!
Đọc
lại lịch sử cứu độ, chúng ta thấy, từ xa xưa, người ta vẫn bị mắc vào cám dỗ
này.
Khởi
đi từ Nguyên Tổ loài người là Ađam và Evà; rồi câu chuyện tháp Babel, đến hành
động của Môsê, Aharon, Đavít, và ngay cả đến các môn đệ, tất cả đều bị ngã gục
trước sự cám dỗ của ma quỷ dưới lưỡi hái của sự kiêu ngạo.
Thật
vậy, cậy vào sức riêng của mình là chuyện bình thường. Tuy nhiên, vì tự tin đến
độ không cần đến Thiên Chúa thì lại là kẻ bất thường, vì thế, thất bại là lẽ
đương nhiên.
Hôm
nay, bài Tin Mừng cho thấy việc các môn đệ thất bại trong việc trừ quỷ. Nguyên
do chính là do các ông tự mãn và cậy vào khả năng riêng của mình chứ không phải
là niềm tin vào Thiên Chúa.
2.Đức tin phải cháy luôn
Thời
Thập Tự Quân (Croisade), một kỵ sĩ bị quân nghịch đạo tấn công sắp chết. Trong
cơn nguy hiểm đó, ông nhìn lên trời và khấn: “Lạy Chúa, nếu con đánh trận còn sống,
con sẽ thắp một cây sáp nơi mồ Chúa và đem cây sáp luôn cháy sáng về tận
nhà."
Ông
được thoát nạn. Giữ lời hứa, ông thắp một cây sáp nơi mồ Chúa và tìm cách mang
nó về tận nhà.
Trên
đường về, ông luôn che cho cây nến khỏi tắt vì gió mạnh. Sắp hết cây nến này,
ông thắp cây nến khác. Cứ thế, ông đem cây nến đó về tận nhà như lời đã hứa với
Chúa.
Thật
là một gương anh dũng!
Cây
đèn đức tin của chúng ta cũng vậy, trên con đường về quê Trời, phải luôn được
chúng ta thắp sáng.
3. Niềm tin trong chiến đấu
Cần
có niềm tin Một tướng quân quyết định tấn công cho dù binh lính của ông chỉ bằng
một phần mười quân địch. Ông quả quyết rằng sẽ thắng, nhưng lính của ông rất
nghi ngờ.
Vì
thế, trên đường đi tới trận chiến, ông dừng lại ở một nhà thờ và cầu nguyện.
Khi trở ra, ông nói với họ:
-
Tôi sẽ tung một đồng tiền lên. Nếu nó ngửa, chúng ta sẽ thắng. Nếu nó sấp,
chúng ta sẽ thua. Vận mệnh bây giờ sẽ được tiết lộ.
Ông
tung đồng tiền lên. Nó ngửa. Những người lính rất hăm hở vào trận đấu và tin tưởng
rằng họ sẽ thắng cách dễ dàng. Hôm sau, một sĩ quan có niềm tin mạnh nói với tướng
quân rằng:
- Kết
quả cho thấy rằng không ai có thể thay đổi cánh tay vận mệnh.
Tướng
quân trả lời:
- Rất
đúng - và ông cho hay rằng đồng tiền có hai mặt ngửa!
4. Cần sức mạnh của Chúa
Có
một người hỏi một học giả Á Đông nổi tiếng là người xác tín vào Thiên Chúa rằng:
- Tại
sao ông là người học cao hiểu rộng, đã biết đến nơi đến chốn về các tôn giáo, về
các triết lý cao siêu của Á Đông mà ông lại đón nhận Tin Mừng như vậy?
Vị
học giả trả lời:
-
Tôi vốn dĩ giống như một người chìm tàu giữa đại dương, sóng cả dập vùi, sức
người có hạn. Các vị lãnh đạo tôn giáo khác đã dạy tôi rằng: Con phải bơi lội
theo phương pháp này, tập dưỡng sức theo phương pháp nọ. Nhưng các lý thuyết ấy
không cứu vớt tôi ra khỏi biển sâu. Chỉ có Chúa Giêsu, Ngài đã nhảy xuống biển
và liều chết để cứu vớt tôi, vì vậy tôi tin vào Ngài.
5. Tin Chúa hay tin môn đệ Chúa?
Cha
Ngô Phúc Hậu kể chuyện ông Hai Hiếu nghỉ đạo 70 năm vì “Hồi xưa con ở Trà Lồng.
Có một lần đi lễ trễ, bị ông cố Quimbrôtz bắt nằm xuống, đánh cho một trận chảy
máu đít. Con sợ, con giận, con bỏ đạo luôn cho tới bây giờ. Hồi ấy con mới có
19 tuổi.” (Nhật Ký Truyền Giáo). Ta cảm thấy chua xót, vì nhiều người của Hội
Thánh thất bại trong việc giới thiệu khuôn mặt nhân hậu của Đức Giêsu. Tuy
nhiên, không phải vì thế mà người tín hữu có lý do để nghỉ đạo. Người cha trong
bài Tin Mừng là mẫu gương cho ta. Dù các môn đệ thất bại trong việc trừ quỷ cho
con mình, người cha vẫn không thất vọng. Ông đến gặp chính Đức Giêsu để van xin
Ngài. Mất lòng tin nơi người của Hội Thánh, nhưng ông không mất niềm tin nơi Đức
Giêsu.
“Một
ít người gây gương xấu đã làm xói mòn tính khả tín của nhiều người” (Đức
Gioan-Phaolô II). Đây đó trong Hội Thánh, các môn đệ của Chúa tiếp tục thất bại
khi trình bày sứ điệp Tin Mừng, để lộ những thói hư tật xấu, và không đối phó
được với những tệ nạn của xã hội.
6.
Gương sáng và đức tin
Năm 1961, một người phạm tội đốt nhà bị kết án mười
hai năm tù tại một nhà tù ở Stillwater, Minnesota. Khi được phóng thích vào năm
1973, ông ta cảm thấy rất khó thích nghi được với những thay đổi của xã hội đã
xảy ra trong những năm qua. Có lẽ ông đã trôi dạt lại với cuộc sống tù ngục, nếu
không nhờ một giáo sư đã tin tưởng và giúp đỡ ông. Ông nói: “Lòng tin của con
người đó đã chữa lành và cứu sống tôi.”
Điều gì đã gia tăng lòng tin của tôi vào Chúa và vào
người khác?
Giếng nước của Chúa Quan Phòng thì sâu, còn thùng đựng
nước của chúng ta lại nhỏ bé. (Mary Webb)
LỄ CHÚA HIỂN DUNG (năm A) - CON YÊU DẤU ĐẸP LÒNG TA
Lời
Chúa: Mt 17, 1-9
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông
tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông: mặt Người
chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Và đây ông Môsê và
Êlia hiện ra và đàm đạo với Người.
Bấy
giờ ông Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở
đây thì tốt lắm; nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho
Môsê, và một cho Êlia." Lúc ông còn đang nói, thì có một đám mây sáng bao
phủ các Ngài, và có tiếng từ trong đám mây phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu
rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người." Nghe thấy vậy, các môn đệ
ngã sấp xuống và hết sức sợ hãi. Bấy giờ Chúa Giêsu đến gần, động đến các ông
và bảo: "Các con hãy đứng dậy, đừng sợ." Ngước mắt lên, các ông thấy
chẳng còn ai, trừ ra một mình Chúa Giêsu.
Và
trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các ông rằng:
"Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ
cõi chết sống lại."
TRUYỆN KỂ
1. Thiên Chúa vẫn còn hiển dung
Trong
cuốn sách The Golden String, văn sĩ người Anh Bede Griffiths mô tả lại một khám
phá diệu kỳ của ông khi còn là một cậu học sinh.
Một
buổi chiều hè, Bede Griffiths ung dung thư thái dạo chơi ở bìa rừng. Trong lúc
thơ thẩn một mình bỗng dưng cậu nhận ra tiếng hót líu lo của đàn chim trên tàng
cây mới tuyệt vời làm sao! Cậu rất ngạc nhiên vì từ hồi nào đến giờ chưa bao giờ
được nghe chúng hót hay đến thế.
Đang
lúc tiếp tục bước tới, cậu gặp thấy những đoá hoa của những bụi táo gai như
đang mỉm cười niềm nở chào đón cậu trông dễ thương lạ lùng và đang toả hương
trong gió. Bede cũng rất ngạc nhiên vì từ trước tới nay cậu đã từng thấy những
bông hoa như thế nở rộ cả trăm lần mà không hề nhận ra vẻ đẹp tinh khôi và
hương thơm dịu dàng của chúng.
Sau
cùng cậu tìm đến một nơi yên tĩnh, đứng tựa vào thân cây, lặng ngắm vầng kim ô
đang dần dần chìm xuống sau rặng núi lam cuối chân trời. Bỗng chốc cậu cảm thấy
trời đất vô cùng huyền diệu và bất giác cậu nghiêng mình quì gối xuống biểu lộ
một niềm cảm xúc rất thánh thiêng: cậu vừa trải nghiệm được sự hiện diện rất
nhiệm mầu của Thiên Chúa trong tạo vật của Ngài.
2. Khi chúng ta hiển dung
Jiddu
Krishnamurti, người Ấn-độ (1895- 1986) là một tác giả và nhà diễn thuyết nổi tiếng
về các vấn đề triết học và tinh thần, cho rằng, trong mỗi con người có ba “nhân
vật” đang chung sống:
* Một
là “tôi-là." Đây là con người thật của tôi, chân tướng của tôi. Ví dụ: bản
chất tôi (tôi-là) là người tham lam, ích kỷ, lười biếng…)
*
Hai là “Tôi-muốn-là." Đây không phải là bản chất con người tôi, nhưng là
con người mà tôi mong muốn trở thành. Ví dụ: Tôi hiện là người tham lam, ích kỷ,
lười biếng nhưng tôi muốn sống như là người quảng đại, vị tha, năng động…
*
Ba là “Tôi-tưởng-tôi-là." Đây cũng không phải là bản chất con người tôi,
nhưng là ảo tưởng tôi có về mình. Ví dụ: Một số kinh sư và Pha-ri-sêu thời Chúa
Giêsu thực chất là người tham lam dối trá, nhưng cứ tưởng mình là người công
chính đạo đức.
3. Hãy biết mình
Ngày
xưa thỏ và sư tử sống gần nhau, nhưng sư tử rất kiêu ngạo, vẫn cho mình là to
khoẻ nên xem thường loài thỏ. Sư tử thường mắng thỏ và doạ nạt thỏ suốt ngày.
Thỏ tức mình không chịu nổi mới nghĩ ra cách báo thù.
Một
lần kia nó nói với sư tử rằng:
–
Thưa ông anh, em vừa gặp một thằng to lớn và trông giống anh lắm. Nó bảo em rằng:
“Trên đời này nó chưa sợ ai, và cũng chưa ai dám đối mặt với nó." Thằng cha
này không coi ai ra gì cả!
Sư
tử tức giận và bảo rằng:
–
“Thế mày có nhắc đến tên tao không?”
Thỏ
trả lời:
–
Sao lại không? Em vừa nhắc đến tên anh thì nó lồng lộng lên và bảo rằng anh chỉ
đáng đàn em nó thôi.
Sư
tử càng tức điên người lên và hỏi:
–
Nó ở đâu? dẫn tao đến ngay.
Thỏ
liền dẫn sư tử ra sau núi, và chỉ một cái giếng ở đàng xa và bảo: Đấy, nó ở
trong đó đấy!
Sư
tử đi lại gần giếng vẻ mặt căm tức nhìn xuống đáy giếng. Quả thực, nó trông thấy
ngay một tên, với cặp mắt giận dữ đang trừng trừng nhìn nó. Sư tử rống lên một
tiếng, tên kia cũng rống lên một tiếng. Sư tử xù lông cổ lên tên kia cũng xù
lông cổ lên. Sư tử nhe nanh múa vuốt đe doạ, tên kia cũng hăm dọa lại. Sư tử
căm tức đến tột độ dồn hết sức mình nhảy phốc xuống giếng để cho thằng khốn nạn
kia một trận. Thế là, con sư tử ngạo mạn tự huỷ diệt đời mình dưới giếng sâu…
4. Đường về đỉnh vinh quang
Đây
là một câu chuyện xưa có tên “Người kế vị”, nội dung như thế này: Ở ngôi chùa
kia có vị cao tăng với nhiều đồ đệ đông đến hàng trăm người. Cũng như mọi người
bình thường, vị cao tăng biết rõ ràng quy luật “sinh, tử” của Tạo Hóa là không
có ngoại lệ. Nay tuổi cao, sức yếu, vị cao tăng muốn tìm một người kế vị mình.
Ngặt nỗi, người kế vị chỉ có một, còn đồ đệ thì rất nhiều. Vị cao tăng nghĩ là
một kế và tiến hành lựa chọn người kế vị.
Cứ
khoảng vài ba ngày, vị cao tăng tự đem giấu một món đồ vật và phàn nàn với đồ đệ
rằng nơi đây có trộm cắp.
Ít
lâu sau, vị cao tăng bỗng la lên: Trộm! Trộm! Có kẻ trộm!
Nghe
tiếng thầy kêu, dù đang ngon giấc, các đồ đệ đều bật dậy, vội chạy tới. A là một
đồ đệ rất siêng năng, nhanh nhẹn, tháo vát, luôn quí trọng thầy, thương yêu sẵn
sàng giúp đỡ bạn, có uy tín vào bậc nhất trong các đồ đệ của vị cao tăng. A chạy
đến trước tiên, hy vọng sẽ giúp thầy tìm bắt kẻ trộm, bảo vệ tài sản.
Thấy
A, vị cao tăng vội túm lấy áo của A và nói lớn: Bắt được kẻ trộm rồi.
Trước
đông đảo các môn đệ, vị cao tăng tuyên bố:
A
là kẻ trộm vừa bắt được và đuổi A đi.
Bị
thầy đuổi, không một lời thanh minh, không một lời oán thán, A nhẫn nhục ra đi.
Ba
ngày sau, A trở lại Chùa, quỳ trước vị cao tăng và nói: “Thưa thầy, con ngộ
(giác ngộ – nhận thức) được rồi."
Vị
cao tăng đỡ A dậy, trong lòng cảm thấy rất vui vì đã lựa chọn được người kế vị
xứng đáng đúng như lòng muốn.
5. Biến hình
Một
nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông như sau: Khi
còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin
Chúa một điều là: “Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này."
Khi
đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi
được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: “Lạy
Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con.”
Giờ
đây tôi đã già và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu
nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho
con nghị lực để biến đổi chính mình con.”
Và
ông kết luận: “Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã
không uổng phí cả cuộc đời.”
6. Dõi theo
bước Chúa – R. Veritas
Người
ta kể rằng năm ấy dù mới lên mười tuổi, cậu Chai-san đã được bố cho đi theo một
đoàn lữ hành phải vượt cao nguyên trùng điệp với những đỉnh đồi, những ngọn núi
vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Đêm đến đoàn lữ hành trú ngụ trong những chiếc lều vải
thô sơ. Một đêm nọ cậu bé Chai-san cảm thấy có một sức mạnh từ bên trong thúc đầy
cậu trốn ra khỏi lều. Và kìa, giữa miền núi cao, bầu trời đầy trăng sao lấp
lánh như bao trùm lấy cậu. Một cảm giác hạnh phúc nhẹ nhàng xâm chiếm tâm hồn
Chai-san. Cậu có cảm tưởng như cả vũ trụ xinh đẹp này đã được tạo dựng để ban tặng
cho cậu, và nó đang nâng tâm hồn cậu lên với Đấng Tạo Hóa.
Bỗng
chốc bầu khí yên tĩnh và an bình bị xáo trộn vì tiếng gọi của người cha:
“Chai-san, mày trốn đi đâu rồi? Trở vào lều đi." Chai-san miễn cưỡng trở
vào lều và tiếc nuối nói với cha: “Bố ơi, bầu trời trăng sao đẹp quá chừng!"
7. Chúa tỏ hiện vinh quang
Nếu
có xuống Bà Rịa, đi ngang qua nghĩa địa ở làng Phước đến gần nhà thờ các Thánh
Tử Đạo, hãy vào thăm một ngôi mộ, đây là ngôi mộ của một tu sĩ tên là Lazarô
Phiền.
Tên
của nhân vật có thể gợi lên cả cuộc đời của vị tu sĩ này là một chuỗi những
ngày khổ đau, những phiền muộn. Mẹ ông qua đời vì bệnh dịch tả năm ông mới được
ba tuổi. Năm ông lên mười hai tuổi, cùng với ba trăm tín hữu công giáo khác,
cha của cậu bé Phiền đã bị Văn Thân thiêu sống trong ngục, còn cậu bé thì tay
chân bị phỏng nặng nhưng cậu bé đã cố lết ra ngoài và được cứu thoát. Một sĩ
quan Pháp thương tình đưa cậu bé Phiền lên Sàigòn và giới thiệu cho một gia
đình Việt Nam giàu có. Cùng với người con trai trong gia đình này, Lazarô Phiền
đã được cho ăn học đến nơi đến chốn. Sau khi đã thành tài, được bổ nhiệm đi làm
thông ngôn, hai người thương nhau như là anh em ruột thịt. Tình nghĩa giữa hai
người bạn lại càng thắm thiết hơn khi chính gia đình của người bạn này đã đứng
ra lo chuyện gia đình cho Lazarô Phiền, nhưng niềm vui của cuộc sống hôn nhân
không được trọn vẹn, bởi vì có một người đàn bà khác vì yêu Thầy Lazarô Phiền
nhưng không được đáp trả nên đã tìm cách hãm hại Thầy.
Qua
hai lá thư giả mạo của người đàn bà này, Lazarô Phiền nghi ngờ người vợ của
mình có tư tình với người bạn thân của mình, cho nên không làm chủ được cơn
ghen, ông đã lập mưu giết người bạn thân và dùng thuốc độc để sát hại vợ mình.
Hai cuộc mưu sát đã được tính toán một cách tài tình, cho nên kẻ sát nhân đã
tránh được lưới của pháp luật. Thế nhưng về phần mình, Lazarô Phiền ngày đêm bị
tòa án của lương tâm cắn rứt. Cuối cùng ông xin vào tu trong một tu viện ở
Sàigòn. Sau sáu năm tu luyện, Lazarô Phiền được thực sự trở thành một tu sĩ, mọi
người trong tu viện đều thầm khâm phục sự thánh thiện của thầy, nhưng riêng thầy
vì không bao giờ xưng thú hành động sát nhân của mình, cho nên đêm ngày không
bao giờ được sự bình an trong tâm hồn. Phải cho đến lúc lâm bệnh nặng và ngày
trước khi qua đời, thầy mới xin phép nhà Dòng cho về thăm quê hương ở Bà Rịa,
tìm đến vị linh mục chánh xứ để xưng tội. Chỉ sau khi cảm nhận được ơn tha thứ
của Chúa, thầy mới nhắm mắt lìa đời và ra đi trong bình an.
8. Khuôn mặt ngời sáng
Một
vị ẩn sĩ nọ suy niệm và chay tịnh đến độ suốt ngày không động đến thức ăn, ai
ai cũng thấy có một ngôi sao xuất hiện giữa ban ngày, đó là dấu hiệu trời cao
chấp nhận lễ hy sinh của ông.
Ngày
nọ, vị ẩn sĩ quyết định leo lên núi cao. Ông muốn vươn lên cao hơn trong sự khổ
chế. Vừa lúc ông đang leo núi, thì một cô bé trong làng chạy tới xin đi theo.
Không thể từ chối được, vị ẩn sĩ đành để cho cô bé đi cùng. Họ ra đi khi mặt trời
vừa lên. Nhưng không mấy chốc, ánh nắng mỗi lúc một chói chang, cả vị ẩn sĩ lẫn
cô bé đều cảm thấy khát nước. Vị ẩn sĩ vẫn cố gắng khắc phục cơn khát của mình,
nhưng ông lại giục cô bé hãy uống nước. Vị ẩn sĩ không uống nước vì lời thề của
mình, còn cô gái không nỡ uống một mình.
Họ
càng đi, cơn khát càng dằn vặt. Đến một lúc vị ẩn sĩ không nỡ nhẫn tâm nhìn thấy
cô bé phải quằn quại trong cơn khát. Ông đành lỗi lời thề. Ông cầm lấy nước đưa
lên miệng và cô bé cũng mỉm cười uống nước với ông.
Sau
khi đã uống nước, vị ẩn sĩ không dám nhìn lên trời cao nữa. Ông cứ đinh ninh rằng
vì sao hiện ra mỗi ngày như một chứng giám cho sự khổ chế của ông, giờ đây có lẽ
đã biến mất. Thế nhưng, khi ông ngước mắt nhìn lên đỉnh núi. Ngạc nhiên biết chừng
nào, hai vì sao đang chiếu sáng như mỉm cười với ông.
Sau
khi đã chay tịnh nhiều ngày và chấp nhận vươn lên cao trong sự khổ chế, vị ẩn
sĩ đã được trời cao chứng giám bằng cách cho một vì sao ngời sáng giữa ban
ngày.
9. Gọi điện thoại trong địa phương
Một
người cao cấp trong ngành kinh tế Hoa-Kỳ sang thăm Canađa và đã gọi một cú điện
thoại viễn liên (long distance) từ nơi ông ở Toronto sang tận Montreal. Sau khi
nói chuyện xong, ông đã hỏi giá và được cho biết là cú điện thoại viễn liên ấy
tốn mười bốn đồng, năm mươi xu tiền Mỹ-kim. Vị kinh tế gia ấy nổi sùng lên và
nói: “Sao đắt quá vậy? Ở xứ tôi ở, tôi gọi đến hỏa ngục hay gọi từ đó cũng chỉ
mất có mười bốn đồng năm mươi xu!” Nhân viên tổng đài điện thoại trả lời: “Đúng
vậy thưa ông, nơi ông ở và chỗ ông gọi đó cùng trong vùng mà thôi!”
Có
những lúc trong cuộc sống, chúng ta cảm thấy Chúa Toàn Năng là Đấng quá xa vời
với chúng ta. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc ta lại cảm thấy Thiên Đàng lại rất gần
với chúng ta. Bài Tin Mừng hôm nay mô tả lại một mối cảm nghiệm chót đỉnh trong
cuộc sống của Chúa Giêsu và ba vị Tông Đồ.
10. Hãy vâng nghe lời Người – Jude Siciliano
Một
người bạn đã kể với nhóm chúng tôi về một doanh gia mà ông quen biết. Doanh gia
này thường xuyên di chuyển bằng máy bay để tham dự các buổi hội họp làm ăn. Ông
nói: “Tôi là khách hàng quen thuộc của một hãng máy bay, đến nỗi tôi nghĩ họ phải
cho tôi một cổ phần của hãng.” Ông ta thuộc lòng các đường bay. Trước khi lên
máy bay, ông mua một tờ thời báo kinh tế, một ly cà phê và rồi ở trên máy bay
ông kéo hành lý của mình đến ghế dành riêng, cột dây an toàn, uống cà phê và đọc
tin tức. Gần đến nơi ông coi lại các ghi chép về nội dung buổi họp sắp tới. Người
nữ tiếp viên xuất hiện chỉ dẫn cách thức đề phòng các sự cố bất ngờ. Ông ta làm
ngơ không để ý tới, bởi đã quá quen thuộc những thủ tục ấy. Ông lẩm bẩm với
hành khách bên cạnh: “ Khổ lắm, biết rồi, nói mãi.”
Ngoại
trừ lần gần đây, máy bay đã tới sát phi trường, nhưng lúng túng không đáp được.
Giọng nói hồi hộp của phi công từ buồng lái vọng ra: “Thưa quý hành khách,
chúng ta đang gặp rắc rối, các bánh xe hạ cánh không hoạt động. Chúng ta cần lượn
quanh vài vòng để xả bớt nguyên liệu, tránh may bay bốc cháy, khi đáp không
bánh xe lăn.” Cô tiếp viên lại xuất hiện, cặn kẽ chỉ dẫn an toàn cho hành khách
lúc gặp nguy hiểm vì đáp khẩn cấp. Người ta phải ngồi hướng về đằng trước, hai
tay ôm đầu gối phía cẳng dưới. Ông thương gia kể tiếp: “Lúc ấy tôi dương to cả
hai tai nghe cho tỏ. Vị trí của các cửa thoát hiểm ở đâu? Đèn báo đi ra cửa như
thế nào? Dây nịt an toàn ra sao và ngồi đúng tư thế đã chỉ định, không sót chi
tiết nào. Tôi tái mặt chờ đợi điều khủng khiếp sắp xảy ra. Rồi tôi lờ mờ nhìn
thấy ánh sáng của các xe cứu hộ sẵn sàng hai bên đường băng và tôi ý thức ra tầm
quan trọng của lời cô tiếp viên chỉ dẫn. Nó nằm giữa sự sống và cái chết. Tôi
lâm râm cầu khẩn Chúa liên tục. May quá cuối cùng các bánh xe hoạt động trở lại
và chuyến đáp an toàn. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Đó là một kinh nghiệm để đời
không thể quên.”… Quý vị có lẽ đã mường tượng ra sứ điệp của câu truyện. Nó cho
chúng ta hay tầm quan trọng của việc lắng nghe và làm theo những chỉ dẫn của tiếng
nói định mệnh trong lúc nguy hiểm. Những lời hướng dẫn rất trọng yếu. Nó là sự
sinh tử của một đời người. Nó ban cho người ta ý nghĩa để sống hay chỉ là những
giây phút qua đi vô hồn hời hợt, không có mục tiêu nào cả và như thế là một kiểu
chết chóc vậy.
11. Mầu nhiệm ấy phải lôi cuốn ta
Vậy
biến cố Đức Giêsu biến đổi hình dạng (17,1-9) là để giúp các môn đệ thấy rõ hơn
Ngài là ai theo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ta được đặt đối diện với vực thẳm của
mầu nhiệm Thiên Chúa nơi Đức Giêsu – mầu nhiệm ấy phải đánh động ta, lôi cuốn
ta, khiến ta say mê! Nhưng chìa khoá để mở cho ta thấy mầu nhiệm lại do chính Đức
Giêsu nắm giữ! Một câu chuyện nhỏ có thể giúp ta nhận ra vấn đề vừa nêu.
Tác
giả cuốn “Bảy Thói Quen của Những Người Thành Đạt” (The Seven Habits of Highly
Effective People. Fireside. New York 1989) là ông Trần Cao Vọng (Stephen R.
Covey).
Sáng
Chúa Nhật hôm ấy, ông Vọng bước vào toa xe điện ngầm ở Nữu Ước. Ông đặt mình
vào bầu khí yên lặng, trong đó người thì đọc báo, người trầm ngâm suy nghĩ, người
trầm ngâm suy nghĩ, người lim dim ngủ. Thật là một cảnh an bình.
Bỗng
một người đàn ông và các con ông bước vào toa tầu. Bọn trẻ ồn ào, khó bảo, làm
cho không khí trong toa tầu thay đổi hẳn.
Ông
Vọng kể lại: “Người đàn ông ngồi xuống cạnh tôi, nhắm mắt, hình như không chú ý
đến những gì đang xảy ra. Bọn trẻ la hét, ném đồ vật, vồ cả mấy tờ báo của người
khác. Chúng quấy phá quá sức, nhưng người đàn ông ngồi cạnh tôi vẫn không làm
gì.
Thật
khó mà không nổi cáu. Tôi không thể tin rằng ông ta vô tâm đến thế, để cho bọn
trẻ chạy loạn lên mà không làm gì cả, choi như không có trách nhiệm. Dễ nhìn thấy
những người khác trong toa cũng đều nổi giận. Sau cùng, không thể chịu đựng được
nữa, tôi quay sang ông ta và nói: “Thưa ông, bọn trẻ nhà ông quấy đảo quá, ông
không bảo chúng được một câu hay sao?”
Người
đàn ông ngước mắt như lần đầu tiên biết được tình hình này và nhẹ nhàng nói:
“Vâng, thưa ông, ông nói phải. Tôi nghĩ rằng tôi phải làm một cái gì. Vâng,
chúng tôi vừa ở bệnh viện ra, mẹ các cháu vừa mất cách đây khoảng một giờ. Tôi
không biết nghĩ như thế nào. Tôi cho rằng chúng cũng không biết xử trí ra sao.”
Ông
Vọng nói tiếp: “Bỗng tôi nhìn sự vật một cách khác và bởi vì tôi nhìn khác nên
tôi cũng nghĩ khác, cảm thấy khác, hành động khác. Cơn giận của tôi biến mất.
Tôi không phải lo kiểm soát thái độ hay hành vi của tôi; con tim tôi tràn đầy nỗi
đau của người đàn ông ấy. Một thiện cảm và lòng thương dâng lên trong tôi: “Vợ
ông mới mất ư? Ồ, xin lỗi! Ông có thể cho tôi biết chuyện được không? Tôi giúp
gì được ông đây?” Mọi cái đã thay đổi trong chốc lát.” (ibd., trang 30-31)
12. Chọn lựa là từ bỏ
Nguyễn
Công Trứ là một vị quan văn võ song toàn, quê ở Hà Tĩnh. Từ thuở hàn vi, ông đã
có chí lớn giúp đời, lập công danh, sự nghiệp: “Làm trai đứng ở trong trời đất,
phải có danh gì với núi sông.”
Năm
42 tuổi ông đỗ Giải Nguyên, và bắt đầu bước vào quan trường, hoạt động trong
nhiều lãnh vực, từ quân sự đến kinh tế, thi ca.
Bởi
bao thành tích trổi vượt trong nhiều lãnh vực, ông đã được thăng đến chức thượng
thư, tổng đốc. Nhưng sự đời “vinh liền nhục”, “khóc trước cười”, năm 63 tuổi
ông bị kết án trảm quyết rồi lại được tha, năm 65 tuổi bị cách làm lính thú… rồi
mất ở nhà quê năm 80 tuổi.
Chua
chát cuộc đời vẫn không làm ông mất đi cái khí phách quân tử, trong bài thơ gẫm
cuộc đời thăng trầm: “Ngồi buồn mà trách ông xanh: Khi vui muốn khóc, buồn tênh
lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo.” (Vịnh
cây thông)
13. Tự nhiên phải nhường chỗ cho siêu nhiên,
Sáng
ngày 02.3.2011, ông Shahbaz Bhatti, bộ trưởng Công giáo duy nhất của Pakistan về
người thiểu số đã bị một nhóm vũ trang sát hại. Tất cả đeo mặt nạ, chặn xe ông
Shahbaz Bhatti lại, lôi ông ra khỏi xe và bắn thẳng vào người ông, rồi trốn chạy
bằng một chiếc xe. Những kẻ giết người để lại hiện trường một bức thư ngắn, nội
dung là nhóm TTP (Tehrik-e-Taliban Pakistan) nhận trách nhiệm về vụ ám sát ông,
vì ông đã lên tiếng chống lại luật phỉ báng.
Shahbaz
Bhatti đã đứng ra bảo vệ Asia Bibi, một Kitô hữu chịu những cáo buộc sai trái
và bị kết án tử hình vì tội phỉ báng. Khi bảo vệ Asia Bibi, ông đã trở nên mục
tiêu hàng đầu của những kẻ cực đoan.
Trước
đó ông đã nhận được những lời đe dọa. Một người bạn của ông, Robinson Asghar,
đã khuyên ông rời khỏi Pakistan một thời gian do bị đe dọa, nhưng ông đã từ chối.
ĐHY
Jean Louis Tauran đã thú nhận trên Radio Vatican: “Tôi đã cảm động sâu xa khi đọc
di chúc thiêng liêng mà – theo tôi – ngang tầm một bản văn của một trong những
giáo phụ,” và gọi ông là một “vị tử đạo thực sự.”
ĐHY
đọc di chúc của ông: “Tôi không còn sợ hãi nào nữa, tôi hiến dâng mạng sống tôi
cho Chúa Giêsu. Tôi không tìm kiếm danh tiếng, tôi không muốn những vị trí quyền
lực. Tôi chỉ muốn một chỗ ở chân Chúa Giêsu.” và kết luận:
Shahbaz
Bhatti đã “không bao giờ có một lời hận thù. Ông đã đồng hóa Tin Mừng cách tuyệt
vời. Chúng ta hết thảy đều bé nhỏ khi đối diện với một mẫu gương cao cả này. Một
con người 42 tuổi – rất trẻ – đã sống như một hiến tế.”
14. Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình
Một vị truyền giáo kể lại: Phải qua nhiều thủ
tục tôi mới được phép vào thăm một tử tù. Khi đến phòng giam, tôi thấy anh đang
quì, hai tay ghì chặt cây Thánh Giá mà khóc. Tôi yên lặng ngồi cạnh anh như muốn
nói lên sự đồng cảm. Khi nỗi xúc động lắng xuống, người tử tù nói:
-
Thưa Cha, con khóc không phải vì sợ chết, nhưng vì 40 năm qua, con đã bỏ Chúa để
chạy theo những đam mê và đám bạn bè. Hôm nay sợ liên lụy, chúng làm như không
hề biết con. Gia đình cũng không muốn nhìn mặt, vì phải nhục nhã và xấu hổ do
những tội ác con đã làm. Giờ đây con rất hối hận và chỉ biết hoàn toàn trông cậy
vào Đấng đã chết trên thập giá để tẩy xóa tội con.
Kể
đến đây, vị linh mục ấy nói:
-
Tôi tin rằng ơn Chúa đã biến đổi tâm hồn người tử tội và anh sẽ được hưởng lòng
thương xót của Chúa như người trộm lành năm xưa.
Chúng
ta không có khả năng biến đổi dung nhan và y phục như Đức Giêsu, nhưng nhờ Người
và ơn Chúa Thánh Thần, cùng với quyết tâm đổi mới, chúng ta sẽ nên hoàn thiện mỗi
ngày đang khi trông đợi trời mới, đất mới xuất hiện.
15. Ánh sáng tỏa lan
Trong
tác phẩm “Một điều tốt đẹp cho Chúa” (Something beautiful for God), ông Malcolm
Muggeridge đã viết về Mẹ Têrêxa: “Được sống một vài ngày với Mẹ, tôi vô cùng cảm
kích trước sự vui tươi của các nữ tu, họ làm những công việc mà người ngoài cuộc
cho là khổ sở và khó khăn không thể làm được.”
Mẹ
Têrêxa có thể làm ‘một điều tốt đẹp cho Chúa’ vì Chúa đã chiếu giãi ánh sáng của
đức tin vào cuộc sống Mẹ. Ánh sáng đó lôi kéo Mẹ đến một sự thay đổi triệt để
trong cuộc sống, trong cái nhìn, trong cách đánh giá, theo sự khôn ngoan của thập
giá Đức Kitô.
Ánh
sáng đó thay thế bóng tối đời này bằng niềm vui đến từ sự khôn ngoan Nước Trời,
vì "những đau khổ hiện thời chẳng thấm vào đâu so với vinh quang sắp tới sẽ
được giãi bày cho chúng ta" (Rm 8,18).
Mẹ
Têrêxa giải thích: “Đó là tinh thần hội dòng chúng tôi, hoàn toàn phó thác, cậy
trông và vui tươi. Chúng tôi phải giãi toả niềm vui Đức Kitô qua việc làm của
chúng tôi. Nếu việc chúng tôi làm chỉ là những hoạt động hữu ích mà không đem lại
niềm vui cho tha nhân thì những người nghèo khổ của chúng tôi sẽ chẳng bao giờ
đáp ứng lời mời mà chúng tôi muốn họ nghe theo, lời mời hãy đến cùng Thiên
Chúa.”
Điểm
mấu chốt là ở đó! Thiên Chúa là hạnh phúc thật của tôi. Nếu tôi để đức tin biến
đổi cuộc đời, đức tin sẽ đưa tôi đến gần Thiên Chúa. Khi đó dù ở đâu, hạnh phúc
cũng ở bên tôi, và tôi sẽ thốt lên: “chúng con ở đây, thật là hay.”
16. Hòang tử lưng gù
Có
một hòang tử vừa đẹp trai vừa văn võ song tòan. Nhất là có thái độ khiêm tốn
hòa nhã với mọi người, nên rất được lòng vua cha và bá quan trong triều. Hòang
tử chỉ có một khuyết điểm duy nhất là cái lưng bị gù từ lúc mới sinh. Chính vì
mang dị tật ấy mà chàng có mặc cảm tự ti không bao giờ dám xuất hiện trước công
chúng. Triều đình có cái lệ này là tạc tượng các nhân vật trong hòang tộc khi họ
được 20 tuổi. Bức tượng ấy sẽ được trưng bầy tại viện bảo tàng quốc gia cho thần
dân đến chiêm ngưỡng.
Năm
đó, hòang tử của chúng ta cũng tròn 20 tuổi. Dù không muốn người ta tạc tượng
cho mình, nhưng chàng không dám trái lệnh vua cha. Có một điều là chàng xin vua
cha hai điều và được chấp thuận : một là bức tượng của chàng phải được tạc ở thế
đứng thẳng người chứ không bị gù lưng. Hai là bao lâu chàng còn sống thì không
được trưng bầy bức tượng ấy, mà chỉ được đặt trong phòng riêng của chàng.
Từ
khi có bức tượng, mỗi ngày hòang tử đều đến gần ngắm nhìn ảnh mình. Chàng rất
thích dáng vẻ hiên ngang của bức tượng, và cố bắt chước thế đứng thẳng người của
bức tượng. Và sau một thời gian, mọi người trong hòang cung đều vui mừng nhận
thấy hòang tử không còn gù lưng nữa, trái lại, chàng luôn có dáng vẻ hiên ngang
oai vệ xứng đáng như một hòang tử. Cũng từ đó, chàng đồng ý cho trưng bầy bức
tượng của mình tại viện bảo tàng quốc gia cho thần dân chiêm ngưỡng.
17. Chiếc giầy của Gandhi
Xe
lửa bắt đầu chuyển bánh. Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống.
Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng
nhanh. Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại
và ném về phía chiếc giày kia.
Hành
khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và giải
thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy
chiếc thứ hai và sẽ xài được đôi giày của tôi."
Ông
Gandhi đã tỏ ra mình là người sống yêu thương. Tình yêu thương của ông tỏ hiện
ra mọi nơi, mọi chốn. Tình yêu của ông không cầu kỳ nhưng đơn giản. Tình yêu của
ông còn tỏ ra lòng bao dung qua việc ông kêu gọi Nước Ấn đấu tranh bất bạo động
để giành chiến thắng.
Gandhi
đã làm được điều đó bởi ông đã học được từ Kinh Thánh. Dù rằng ông không theo đạo
nhưng ông đã sống Lời Chúa. Ông vẫn coi lời Chúa chính là kim chỉ nam cho đời sống
của mình. Từ lời Chúa đã giúp ông học rất nhiều bài học bổ ích cho cuộc sống,
và nhờ đó mà ông đã sống tình yêu thật đơn sơ, chân thành.
Người
kitô hữu tức là một kitô khác. Người kitô hữu phải biết tỏ mình ra dấu chỉ người
môn đệ qua hành vi yêu thương. Không có yêu thương thì không phải là môn đệ của
Chúa. Vì bản chất của Chúa là tình yêu thì người môn đệ của Chúa cũng phải biết
sống yêu thương.
18. Gương hiếu thảo
Trong
cuốn sách tựa đề "Gương Hiếu Thảo", tác giả Phan Như Huyên có thuật lại
gương chí hiếu của Công Chúa An Thường như sau: An Thường là con gái thứ tư của
vua Minh Mạng. Nàng rất thông minh và thảo hiếu.
Năm
lên 9 tuổi, mẹ của công chúa bị bịnh. Lúc đó vào dịp lễ Vạn Thọ, các hoàng tử
công chúa đều được triệu vào cung để chúc tuổi vua cha. Nhà vua cho các hoàng tử
được ăn thịt dê. An Thường chỉ ngậm thịt trong miệng chứ không nuốt.
Vua
thấy lạ mới hỏi nguyên do, cô trả lời: "Con nghe nói thịt dê bổ lắm, nên
con ngậm về cho mẹ đang bị bịnh ăn cho mau khỏe." Nghe vậy, vua cảm động
quá, mới truyền đem khay lấy thêm thịt để An Thường đưa về cho Mẹ. Đến khi Vua
Minh Mạng chết, nàng để tang ba năm, sống bên lăng cha cho trọn đạo hiếu.
19. Đường về đỉnh vinh quang
Đây
là một câu chuyện xưa có tên “Người kế vị”, nội dung như thế này: Ở ngôi chùa
kia có vị cao tăng với nhiều đồ đệ đông đến hàng trăm người. Cũng như mọi người
bình thường, vị cao tăng biết rõ ràng quy luật “sinh, tử” của Tạo Hóa là không
có ngoại lệ. Nay tuổi cao, sức yếu, vị cao tăng muốn tìm một người kế vị mình.
Ngặt nỗi, người kế vị chỉ có một, còn đồ đệ thì rất nhiều. Vị cao tăng nghĩ là
một kế và tiến hành lựa chọn người kế vị.
Cứ
khoảng vài ba ngày, vị cao tăng tự đem giấu một món đồ vật và phàn nàn với đồ đệ
rằng nơi đây có trộm cắp.
Ít
lâu sau, vị cao tăng bỗng la lên: Trộm! Trộm! Có kẻ trộm!
Nghe
tiếng thầy kêu, dù đang ngon giấc, các đồ đệ đều bật dậy, vội chạy tới. A là một
đồ đệ rất siêng năng, nhanh nhẹn, tháo vát, luôn quí trọng thầy, thương yêu sẵn
sàng giúp đỡ bạn, có uy tín vào bậc nhất trong các đồ đệ của vị cao tăng. A chạy
đến trước tiên, hy vọng sẽ giúp thầy tìm bắt kẻ trộm, bảo vệ tài sản.
Thấy
A, vị cao tăng vội túm lấy áo của A và nói lớn: Bắt được kẻ trộm rồi.
Trước
đông đảo các môn đệ, vị cao tăng tuyên bố:
A
là kẻ trộm vừa bắt được và đuổi A đi.
Bị
thầy đuổi, không một lời thanh minh, không một lời oán thán, A nhẫn nhục ra đi.
Ba
ngày sau, A trở lại Chùa, quỳ trước vị cao tăng và nói: “Thưa thầy, con ngộ
(giác ngộ - nhận thức) được rồi."
Vị
cao tăng đỡ A dậy, trong lòng cảm thấy rất vui vì đã lựa chọn được người kế vị
xứng đáng đúng như lòng muốn.
20. Chia sẻ nỗi đau
Tác
giả cuốn "Bảy Thói Quen của Những Người Thành Đạt" (The Seven Habits
of Highly Effective People. Fireside. New York 1989) là ông Trần Cao Vọng
(Stephen R. Covey).
Sáng
Chúa Nhật hôm ấy, ông Vọng bước vào toa xe điện ngầm ở Nữu Ước. Ông đặt mình
vào bầu khí yên lặng, trong đó người thì đọc báo, người trầm ngâm suy nghĩ, người
trầm ngâm suy nghĩ, người lim dim ngủ. Thật là một cảnh an bình.
Bỗng
một người đàn ông và các con ông bước vào toa tầu. Bọn trẻ ồn ào, khó bảo, làm
cho không khí trong toa tầu thay đổi hẳn.
Ông
Vọng kể lại: "Người đàn ông ngồi xuống cạnh tôi, nhắm mắt, hình như không
chú ý đến những gì đang xảy ra. Bọn trẻ la hét, ném đồ vật, vồ cả mấy tờ báo của
người khác. Chúng quấy phá quá sức, nhưng người đàn ông ngồi cạnh tôi vẫn không
làm gì.
Thật
khó mà không nổi cáu. Tôi không thể tin rằng ông ta vô tâm đến thế, để cho bọn
trẻ chạy loạn lên mà không làm gì cả, choi như không có trách nhiệm. Dễ nhìn thấy
những người khác trong toa cũng đều nổi giận. Sau cùng, không thể chịu đựng được
nữa, tôi quay sang ông ta và nói: "Thưa ông, bọn trẻ nhà ông quấy đảo quá,
ông không bảo chúng được một câu hay sao?"
Người
đàn ông ngước mắt như lần đầu tiên biết được tình hình này và nhẹ nhàng nói:
"Vâng, thưa ông, ông nói phải. Tôi nghĩ rằng tôi phải làm một cái gì.
Vâng, chúng tôi vừa ở bệnh viện ra, mẹ các cháu vừa mất cách đây khoảng một giờ.
Tôi không biết nghĩ như thế nào. Tôi cho rằng chúng cũng không biết xử trí ra
sao."
Ông
Vọng nói tiếp: "Bỗng tôi nhìn sự vật một cách khác và bởi vì tôi nhìn khác
nên tôi cũng nghĩ khác, cảm thấy khác, hành động khác. Cơn giận của tôi biến mất.
Tôi không phải lo kiểm soát thái độ hay hành vi của tôi; con tim tôi tràn đầy nỗi
đau của người đàn ông ấy. Một thiện cảm và lòng thương dâng lên trong tôi:
"Vợ ông mới mất ư? Ồ, xin lỗi! Ông có thể cho tôi biết chuyện được không?
Tôi giúp gì được ông đây?" Mọi cái đã thay đổi trong chốc lát."
(ibd., trang 30-31)
21. Mầu nhiệm nhập thể
Họa
sĩ người Ý, Raphael (1483 – 1520), khi chết mới 37 tuổi, nhưng đã để lại một số
lượng tác phẩm tuyệt vời cho hậu thế. Một trong những tác phẩm danh tiếng của
ông có tên là “Cuộc Biến Hình”, “Transfiguration." Trong tang lễ, bức
tranh này đã được đặt trên đầu quan tài của ông. Bức tranh vẽ có hai phần. Phần
trên, diễn tả cảnh Chúa Giêsu biến hình trong sự sáng láng và vinh quang của
Ngài, mặt Ngài chiếu sáng, áo Ngài trắng như tuyết. Bản tính Thiên Chúa ngời
sáng qua nhân tính của Ngài. Ở bên phải là Môsê, đại diện cho luật cũ, và bên
trái là tiên tri Elia, đại diện cho các tiên tri của Cựu ước. Ở dưới chân của
Chúa Giêsu là ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan trong sự sửng sốt và kinh ngạc
khi thấy vinh quang thiên quốc của Ngài.
Trái
lại, phần dưới của bức tranh tối tăm u buồn. Trong cái u tối đó có một bé trai
bị bệnh, đang đau đớn quằn quại trên chiếc giường nhỏ, gia đình qui tụ xung
quanh, cùng với chín tông đồ còn lại. Một tông đồ đang chỉ tay vào em bé bị bệnh,
và một tông đồ khác chỉ tay hướng về Chúa Giêsu đang trên đường đi xuống núi.
Các tông đồ không thể chữa được cơn bệnh ngặt nghèo của em bé, chỉ có Chúa
Giêsu mới có thể chữa được. Em bé trai phải hướng về Chúa Giêsu và tin tưởng
vào Ngài.
22. “Con có ổn không”
Có
một câu chuyện cổ kể về một người cha. Vào một đêm tối giông bão đầy những tiếng
sấm sét và tia chớp không ngớt, ông thức giấc và nghĩ về đứa con trai nhỏ của
mình đang ở một mình trong phòng ngủ trên gác. Lúc này chắc hẳn nó rất sợ sệt.
Vì vậy, ông vội vàng đi vội lên lầu với chiếc đèn pin của mình để coi xem cậu
bé có ổn không. Ông đang pha đèn chung quanh phòng thì cậu bé thức giấc và bật
lên một giọng nói giật mình: “Ai đó? Ai đang ở trong phòng của tôi đó?” Suy
nghĩ đầu tiên của người cha là chiếu đèn vào mặt cậu bé, nhưng sau đó ông nghĩ:
“Không. Nếu làm điều đó, tôi sẽ khiến nó sợ hãi thêm." Vì vậy, ông đã bật
đèn chiếu sáng vào chính khuôn mặt của mình. Và cậu bé nói, “Ồ, chính là bố,”
Người cha nói, “Phải rồi, bố đây. Bố vừa lên đây để kiểm tra mọi thứ xem sao. Mọi
thứ đều ổn, vậy con hãy ngủ tiếp đi.” Và cậu bé tiếp tục ngủ lại.
Đó có lẽ là tất cả ý nghĩa về mầu nhiệm Hiển
Dung: Thiên Chúa chiếu ánh sáng vào khuôn mặt của chính Ngài để bạn và tôi có
thể nhận biết sự vật ở trần gian này. Thánh vịnh 36,10: “Nhờ ánh sáng của Ngài,
chúng con được nhìn thấy ánh sáng."
23. Biến đổi
Một
người bán gỗ cho xưởng mộc. Anh thường thủ lợi bằng cách đo gỗ thiếu. Ngày kia,
có tin đồn đến xưởng là anh ta nhập đạo. Nghe thấy thế, mọi người bán tín bán
nghi rồi bàn thảo mỗi người mỗi ý. Có một người lặng lẽ ra kho gỗ, một lúc sau
trở vào dõng dạc tuyên bố:
-
Đúng, anh ta nhập đạo thật.
-
Sao anh biết?
-
Tôi vừa xem lại số gỗ anh ta chở tới hôm qua. Tôi thấy là đúng với qui cách ta
đặt, không thiếu nữa.
Người nào tiếp nhận đức Kitô cũng phải thay đổi
cuộc đời và sống ngay chính.
Cầu
nguyện:
Lạy
Thiên Chúa, xin cho con được nếm những giây phút ngất ngây như Chúa Giêsu trên
núi Tabor. Trong những lúc đó xin cho con biết làm như Chúa Giêsu xưa: con sẽ
hướng về Chúa để cầu nguyện, và con sẽ được nghe lời Chúa nói "Con là con
yêu dấu của Cha."
Lạy
Thiên Chúa, khi con gặp những lúc suy sụp, xin cũng cho con biết làm như Chúa
Giêsu xưa: con cũng hướng về Chúa để cầu nguyện. Và khi đó con cũng được bàn
tay Chúa an ủi, nâng đỡ và xoa dịu con. Amen
Lễ Thánh
Đaminh
Lời Chúa
TRUYỆN
KỂ
1. truyện
LỄ THÁNH
LÔRENXÔ - HẠT LÚA THỐI ĐI, SINH NHIỀU BÔNG HẠT
Lời Chúa: Ga 12, 24-26
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng: "Thật, Ta nói thật với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất
mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó
sinh nhiều bông hạt.
Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất,
và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai
phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng
sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó."
TRUYỆN
KỂ
1. Mục
nát đi và sinh bông hạt
Tôi nhớ về tuổi ấu thơ bên ruộng
lúa, rau muống ở Biên Hoà. Bên bờ ruộng, người ta có trồng chuối nên tôi đã được
nhìn cây chuối mang một buồng quả chín. Lá của cây chuối mẹ héo rũ và xác xơ,
và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một buồng chuối
nặng trĩu quả. Khi buồng chuối chín hoàn toàn, cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống.
Cây chuối mẹ đã hy sinh những phần
tinh túy nhất của mình, chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá, cho những quả
chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt… Cây chuối tượng
trưng cho một hình ảnh tuyệt đẹp về sự hy sinh.
Dưới gốc cây chuối mẹ sắp chết
đi, xuất hiện nhiều chồi non của những cây chuối mới. Người trồng chuối chỉ chọn
một mầm, để có một cây chuối mới cho năng suất cao. Một cuộc sống mới, một sự
hy sinh mới lại bắt đầu...
Sinh trái, đơm hoa, cây chuối mẹ
héo tàn và chết, từ gốc cây lại nảy ra mầm chồi non cho một sức sống mới…
Chúa Kitô tự ví mình là hạt lúa
gieo vào lòng đất, định mệnh của hạt giống chịu chôn vùi, chịu mục nát trong đất
bùn. Mục nát không phải mất đi nhưng là để đâm chồi nảy lộc: “Nếu hạt lúa mì
rơi xuống đất mà… thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,23-24).
2.
Sự sống mới
Một bà đạo đức áy náy vì một vài
tật xấu bà đã cố gắng hết sức mà vẫn không chừa được. Bà đến than thở với cha
linh hướng. Ngài nói:
- “Con có để ý thấy không, vào
mùa đông, lá sồi rụng nhiều, nhưng vẫn còn vài chiếc. Gió đông thổi mạnh cũng
không làm chúng rụng xuống. Nhưng khi mùa xuân đến, chúng tự động rụng nhường
chỗ cho lá non mẩy lộc. Vậy cái gì làm cho chúng rơi rụng? Thưa đó là sự sống mới
lưu chuyển trong thân cây. Với chúng ta cũng vậy, khi sự sống mới của Đức Kitô
nảy nở trong đời sống, ta sẽ mau thăng tiến trên đường đạo đức.”
3.
Tấm lòng đơn sơ thành thật
Vào mùng hai tết Canh Thìn năm
2000, trong lúc đi chơi, bé Thiên Thanh, 9 tuổi, lớp 3A trường Phạm Như Xương,
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Ninh, đã nhặt được chiếc ví có rất nhiều tiền.
Trên đường cầm chiếc ví đến trạm
công an khu vực ở gần đó để giao, bé Thiên Thanh thấy một người khách dáng cao
to, đang lúi húi tìm kiếm một vật gì đó, khuôn mặt đầy vẻ lo âu.
Đoán đây chính là người mất chiếc
ví, bé đến gần và hỏi thì quả thật đúng như vậy. Em đã trao cho người khách chiếc
ví còn nguyên vẹn dưới sự chứng kiến của nhiều người. Số tài sản gồm 4.100.000
đồng, 1.300 mỹ kim, 12 chỉ vàng và tất cả giấy tờ cá nhân quan trọng như hộ chiếu
v.v...
Người khách may mắn đã hết lời
khâm phục cám ơn bé Thiên Thanh. Để tỏ lòng biết ơn, người khách đã lấy 2 triệu
đồng và 100 mỹ kim biếu em, nhưng bé một mực không nhận và hồn nhiên nói:
- Cháu xin cám ơn bác, nhưng cô
giáo cháu đã dạy rằng: khi đi đường mà nhặt được của rơi, thì phải tìm cách trả
lại cho người bị mất, cháu không nhận tiền thưởng của bác đâu!
4.
Chuyện thánh Lô-ren-sô--Lm Giuse Đinh Tất Quý
Hoàng đế Valêrianô là con người
độc ác lại cố tình tham lam, và khi biết Giáo hội còn nhiều tài sản có thể làm
thỏa mãn lòng tham của ông, lập tức ông hạ lệnh bắt thầy Lô-ren-sô tới để tra của.
Hoàng đế nói với Lô-ren-sô:
- Cha ngươi và những người Kitô
giáo trách ta xử ác với các ngươi, giờ đây ta hứa sẽ dễ dãi với các ngươi, nếu
các ngươi đem nộp cho ta tất cả của cải, những chén vàng, đĩa bạc, chân nến, và
các đồ thờ quí giá: ta rất cần những đồ đó để tăng cường ngân quỹ quốc gia.”
Lô-ren-sô nhanh nhẹn trả lời:
- Thưa hoàng đế, Giáo hội tôi rất
giầu. Của cải trong kho bạc của hoàng đế cũng không thấm vào đâu. Tôi sẽ nộp
cho hoàng đế những vật quí báu ấy. Vậy xin hoàng đế cho tôi ít ngày để kịp thu
thập của cải đó lại. Vậy xin hoàng đế gia hạn cho tôi 3 ngày thôi và đồng thời
cử quan lãnh binh Hi-pô-lit (Hypolite) giúp đỡ.”
Trong mấy ngày sống bên cạnh
Lô-ren-sô, Hy-po-lit được mắt thấy tai nghe những việc bác ái và đời sống thánh
thiện của Lô-ren-sô. Được ơn Chúa thúc giục tâm hồn, quan lãnh binh và toàn gia
gồm 19 người xin trở lại đạo và được thầy phó tế Lô-ren-sô rửa tội cho.
Ít ngày sau Hy-po-lit đã dâng mạng
sống vì đức tin một cách quảng đại, hài cốt Ngài an táng trên đường Ti-bua
(Tibur) Sau được đi về Lu-cô (Lucques). Giáo hội dâng lễ kính thánh Hy-pô-lit
ngày 13.8.
Còn Lô-ren-sô, Ngài công nhiên
đi khắp thành phố Roma, tập trung các bệnh nhân mà Giáo hội vẫn nuôi sống, gồm
mọi thứ phong, hủi, mù lòa, què quặt…. độ ngàn rưởi người, Ngài mướn những chiếc
xe ngựa và chở họ thẳng tới cung điện nhà vua.
Thấy công việc kỳ lạ của thầy Tổng
phó tế, dân chúng Roma bảo nhau đi xem đông đúc. Đoàn xe ngừng lại trước sân rồng,
Lô-ren-sô tâu trình lớn tiếng:
- Tâu hoàng đế, đây là tất cả
kho tàng quý báu của Giáo hội chúng tôi. Đây là những người cùng khốn, nhưng nhờ
công việc cứu trợ họ mà chúng tôi đã tích trữ được nhiều của quí trọng trên trời.
Hoàng đế hãy đón nhận tất cả những của cải này để dùng cho dân thành Roma và
cho chính hoàng đế.”
Biết mình bị lừa gạt và những lời
thách thức khiêu khích đó, Valeriano đỏ mặt tía tai nổi giận đùng đùng.
- Ngươi phải chết, nhưng đừng tưởng
sẽ được chết ngay đâu, ta sẽ kéo dài cái chết của ngươi bằng trăm ngàn cực
hình.
Người lính chiến dũng cảm của
Chúa Kitô mạnh dạn thưa:
- Ngài tưởng tôi sợ cực hình
sao? Ô không! Ngài cho những cực hình đó là dữ tợn, song tôi không sợ chút nào,
mà còn ước mong từ lâu.
- Ngươi tưởng rằng, những “của
quý” kia sẽ cứu ngươi thoát khỏi những cực hình này sao?
- Tôi cậy vào của cải trên trời,
là lòng Chúa nhân từ thương xót, Chúa sẽ ban cho hồn tôi được thanh thoát, dù
khi thân xác tôi phải phanh ra trăm nghìn mảnh.
Bạo vương truyền đánh đòn thánh
nhân lần nữa đồng thời lệnh cho lý hình nung đỏ những thanh sắt dí vào khắp
mình thánh nhân.
Không kêu la than trách, thánh
nhân chỉ ngửa mặt lên cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, Con một Thiên Chúa, xin hãy
thương đến tôi tớ Chúa đã bị cáo là không chối danh Chúa, đã bị tra khảo vì dám
tuyên xưng danh thánh Chúa giữa trăm ngàn cực hình."
Bạo vương tức giận quát:
- Mày là thằng phù thủy, mày coi
khinh cực hình, nhưng nhân danh các thần minh, nếu mày không tế lễ các Ngài ta
sẽ hành hạ như chưa từng ai có thể làm được.
Thánh nhân mạnh bạo trả lời:
- Nhờ ơn Chúa, tôi không sợ chút
nào, mọi khổ hình sẽ qua đi. Chúc đức vua hăng hái thi hành điều đức vua đã dự
định để làm khổ tôi.
Hoàng đế Valêrianô vẫn chưa
nguôi căm tức, ông truyền đặt trước mặt thánh tử đạo những dụng cụ hành hình có
thể làm dựng tóc gáy người xem. Vua lên tiếng hỏi lý lịch thánh nhân. Lô-ren-sô
trả lời:
- Quê tôi ở Tây Ban Nha, từ nhỏ
tôi sang ở Rôma được rửa tội và giáo huấn trong đức tin công giáo.
- Người gọi Thiên Chúa Đấng dạy
ngươi bất kính các thần minh và coi thường các khổ hình phải không?
- Nhân danh Chúa Kitô, tôi không
sợ cực hình chút nào.
Nghe lời thách thức này, bạo
vương căm giận như điên cuồng, ông truyền nung đỏ giường sắt và áp mình thánh
nhân vào lửa. Nhưng vì toàn thân Ngài đã bị vết thương nên dù có bị đốt Ngài
cũng không cảm thấy đau đớn hơn: Ngài nguyện thầm:
- Lạy Chúa, xin nhận của lễ xông
mùi ngọt ngào này.
Rồi quay lại phía bạo vương Ngài
nói:
- Tâu đức vua, đức vua phải biết
rằng: lửa này chỉ làm cho tôi tươi tỉnh hơn, nhưng nó sẽ dành sức nóng của nó để
thiêu đốt Ngài đời đời.
Người ta thấy Valêrianô có vẻ bối
rối, bọt mép sùi ra; ông đã bị mù quáng trong giận dữ. Thánh nhân tươi cười nói
thêm:
- Ngài không thấy nửa người tôi
bị rán chín kỹ rồi sao? Hãy lật phía kia rán cho hết đi để Ngài có thể dùng thịt
rán này."
Khi lý hình đã lật Ngài lên,
Ngài nói:
- Đã chín rồi, mời nhà vua ăn
đi.
Lúc đó đoàn giáo dân sợ sệt đứng
chung quanh thấy một vòng sáng lạ lùng bao bọc Ngài và xác Ngài tỏa ra hương
thơm ngào ngạt.
Biết rằng cuộc chiến đấu sắp
hoàn tất, thánh Lô-ren-sô tạ ơn Thiên Chúa rằng:
- Lạy Chúa tôi, tôi đội ơn Chúa,
vì nhờ Chúa mà tôi sắp được vào nước hạnh phúc
Rồi Ngài tắt thở, hôm đó là ngày
10.8.258.
Xác thánh nhân được hai người
lính kính cẩn an táng một nơi cách thành phố Roma hai ngàn thước. Tới thế kỷ IV
vua Constantinô đã xây cất một ngôi thánh đường nguy nga trên chính mộ thánh
nhân và thánh đường mang tên thánh nhân.
Lạy Chúa toàn năng, Chúa đã giúp
thánh Lô-ren-sô toàn thắng trên ngọn lửa ác hình, xin tắt lửa ham muốn tội lỗi
trong lòng chúng con.
5.
Tài sản của Giáo Hội
Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ một vị
thánh được tôn kính rất nhiều trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo: đó là
thánh Lôrenxô.
Thật ra, người ta biết rất ít về
vị thánh này...
Theo tương truyền, thì Lôrenxô
là một vị phó tế người Roma phục vụ Giáo Hội dưới thời Ðức Giáo Hoàng Sixtô II,
và có lẽ cũng đã chịu tử đạo trong thời kỳ bách hại của Hoàng đế Velerianô vào
thế kỷ thứ 3.
Chuyện kể lại rằng, cũng như các
phó tế trong giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Lôrenxô được giao phó trách nhiệm
quản lý tài sản của Giáo Hội và trợ giúp người nghèo. Ngày nay chúng ta gọi là
hoạt động xã hội của Giáo Hội.
Sau khi Ðức Sixtô II bị bắt giữ,
phó tế Lôrenxô cũng đã nghĩ ngay đến số phận chờ đợi mình mà Giáo Hội phải trải
qua. Ngài tập trung lại tất cả những người nghèo, các bà góa và các em cô nhi tại
Roma. Tất cả tài sản của Giáo Hội, ngài phân phát cho họ. Ðể cung cấp đủ cho số
người túng thiếu quá đông, ngài đã cho bán cả các chén thánh dùng trong phụng tự...
Hoạt động bác ái quá rầm rộ này
không mấy chốc đến tai viên thị trưởng Roma. Ông cho rằng, Giáo Hội phải có rất
nhiều kho tàng. Thế là Lôrenxô đã bị điệu đến để cung khai về tất cả tài sản của
Giáo Hội. Vị phó tế khôn ngoan này đã xin hoãn lại một thời gian để xếp đặt mọi
sự và lập danh sách của cải của Giáo Hội. Trong suốt ba ngày, ngài cho triệu tập
những người tàn tật, đui mù, góa bụa, cô nhi... và cho họ xếp hàng đứng trước
dinh viên thị trưởng. Rồi ngài dõng dạc tuyên bố: "Ðây là tất cả tài sản của
Giáo Hội."
Viên thị trưởng đã cho lời tuyên
bố này là một thách thức ngạo mạn. Ông truyền lệnh cho thiêu sống Lôrenxô trên
một chiếc giường sắt được nung đỏ. Các lý hình thay phiên nhau để quay trở thân
xác của thánh nhân như một con thú...
6.
Hy Sinh Và Phục Vụ-- ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’
Văn sĩ Robert Jordan Mayer đã viết
tập sách có tựa đề Tạ Ơn Chúa. Trong đó ông chia ra ba loại cho đi: cho đi vì tức,
cho đi vì bổn phận và cho đi vì lòng biết ơn.
- Kẻ cho đi vì tức thường nói:
“Tôi không thích cho đi, vì kẹt quá nên đành phải làm như vậy." Cho đi vì
tức thì cho đi rất ít, vì món quà mà không có người cho thì không giá trị.
- Người cho đi vì bổn phận thì
nói: “Tôi phải cho đi." Cho đi vì bổn phận thì cho đi nhiều hơn là cho đi
vì tức, nhưng món quà không hấp dẫn, không màu sắc.
- Người cho đi vì lòng biết ơn
thì nói: “Tôi muốn cho đi." Cho đi vì lòng biết ơn thì cho đi mọi sự và
làm cho thế gian nhìn thấy hình ảnh Thiên Chúa.
Chúng ta hãy xét xem mình thuộc
loại người nào trong ba mẫu người vừa nêu trên: cho đi vì tức, cho vì bổn phận
và cho đi vì lòng biết ơn.
Bài Phúc Âm hôm nay dùng hình ảnh
hạt giống phải chết đi mới trổ sinh nhiều hoa trái để nhắc cho môn đệ Chúa
Giêsu phải biết sống hình ảnh cao cả nhất của việc cho đi là biết chấp nhận chết
đi nơi bản thân, biết hy sinh chính mạng sống mình như thánh Laurensô vì tình
yêu Chúa.
Lời Chúa Tuần 18 Thường Niên
Thường niên V-GS C-PS Ngoại lịch