LÝ ĐOÁN
Năm 2015, dịp
Giáng Sinh này, Ngài tiếp tục củng cố cơ chế ấy bằng 12 cặp đức tính cần thiết
đối với những đấng bậc trong vai vị lãnh đạo.
Các dữ kiện:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô dịp Giáng Sinh năm
2014 đã quyết tâm lành mạnh hóa cơ chế giáo triều Rôma bằng việc vạch rõ 15 căn bệnh cần chữa trị. Ngài đã nhấn
mạnh căn bệnh đầu tiên là cao ngạo cho mình là muôn năm, là bất diệt, là không
thể thay thế và căn bệnh cuối cùng là lòng háo danh và tham lợi. Năm 2015, dịp
Giáng Sinh này, Ngài tiếp tục củng cố cơ chế ấy bằng 12 cặp đức tính cần thiết đối với những
đấng bậc trong vai vị lãnh đạo. Cặp đức tính đầu tiên là “Tinh thần truyền
giáo và thái độ mục vụ trong sự sáng tạo và tình cống hiến (Missionary and
pastoral spirit) và cặp cuối cùng là trở nên những người đáng tín nhiệm và biết
sống tiết chế, điềm đạm (Trustworthiness and sobriety).
Có thể nói vị cha chung Giáo Hội đã và đang
thực thi vai vị ngôn sứ. Năm ngoái Ngài dùng lời “để nhổ, để lật, để hủy, để
phá” và năm này là “để xây và để trồng” (x.Gr 1,10). Tuy nhiên cần lưu ý ở đối
tượng mà Ngài muốn nhắm đến đó là các vị trong vai vế lãnh đạo Giáo Hội.
Phần lý đoán:
Phải chăng Đức Thánh Cha Phanxicô đồng cảm
với cha ông chúng ta “mạnh ở tướng chứ
mạnh gì quân.” Để Giáo Hội ngày càng thánh thiện và tinh tuyền thì mọi tín hữu Kitô đều
có bổn phận không chỉ yêu mến, vâng lời các đấng bậc chủ chăn trong các điều hợp
lẽ đạo (x.GLCG câu 269) mà còn phải biết nỗ lực thanh tẩy và hiệp xây các linh
mục và giám mục để các ngài ngày càng trở nên mục tử như lòng Chúa mong ước.
Giáo Hội Công giáo Việt Nam đang sống năm
Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội. “Mạnh ở tướng chứ mạnh gì quân.” Để cho nước
nhà được phát triển trong công lý, hòa bình và thịnh vượng, thiết nghĩ rằng việc
chọn lựa người có tài và có đức để lãnh đạo đất nước là bổn phận của tất cả mọi
người công dân mà trong niềm tin thì các đấng bậc trong Giáo Hội Việt Nam phải
là những người thuộc nhóm đi tiên phong, vì các ngài phải là những công dân
gương mẫu cách nào đó.
Hy vọng rằng đôi dòng lý đoán ở trên không
mắc quá nhiều sai lầm. Nếu còn một vài điểm lỗi, xin lượng thứ và xin tận tình
bổ túc, sửa sai. “Nhân vô thập toàn.”
Lão Ngu Ni