Chúa Nhật V Phục Sinh –
Năm B
Chủ đề: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy,
kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái.”
kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái.”
I.
NHẬP:
“Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở
trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái.”
Xin Chúa cho tất cả chúng ta, nhờ sự kết hiệp với Chúa qua Bí Tích Thánh Thể,
và sẵn sàng để Lời Chúa cắt tỉa, chúng ta sẽ được đón nhận sự sống dồi dào từ
nơi Đức Kitô, cũng như sinh hoa kết quả là sự bình an và niềm hoan lạc trong
Chúa Thánh Thần.
Cách đây đã lâu, trong một dịp ăn cơm tại Long Khánh, tôi được nghe một bà
mẹ kể về cây mận của nhà bà: Cứ vào 30 tết, cây mận ra trái vừa nhiều lại vừa
to. Chỉ riêng có một ngày 30 Tết mà bà bán được hơn một triệu đồng. Bà hãnh diện
và vui sướng vì cây mận ra trái đúng mùa đúng vụ, đem lại món lợi thật lớn.
Cũng như bà mẹ kia, Đức Kitô mục tử cũng mong muốn cho mỗi chúng ta là con
chiên của Ngài, kín múc được nguồn sống dồi dào từ nơi Ngài khi tuyên bố: “Ta đến
cho chúng được sống và được sống sung mãn.” Sự sống này, mục tử Giêsu muốn minh
họa cho ta qua hình ảnh cây nho và cành nho.
Hình 1: Đất nước Palestina
và những vườn nho.
* Chúa Giêsu hôm nay tuyên
bố Ngài là ai và chúng ta là gì?
T. Ngài là cây nho và tất cả chúng ta là
cành.
* Để có thể sống, cành nho
phải làm gì?
T. Phải liên kết với Chúa Giêsu như cành
liên kết cùng cây.
* Thánh Phaolô đã thể hiện
sự gắn bó với Chúa qua câu nói nào?
T. “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống,
mà là Chúa Kitô sống trong tôi.”
Hình 2: Chúa Giêsu và vườn
nho.
* Để làm cho cây nho trổ
sinh hoa trái, đòi phải làm gì?
T. Phải cắt tỉa đi những gì là dư thừa.
* Nơi Kitô hữu cần có sự cắt
tỉa nào?
T. – Cắt tỉa ý riêng để thực thi ý Chúa.
– Cắt tỉa lối sống đạo hình thức để đi vào
chiều sâu nội tâm.
– Cắt tỉa sự phô trương để mặc lấy tâm hồn
đơn sơ khiêm tốn.
– Cắt tỉa sự nóng nảy để sống hiền lành nhịn
nhục.
* Sự cắt tỉa như thế gây
nên những hậu quả nào?
T. Làm cho ta phải đau đớn nhưng cũng nhờ
đó đem lại nhiều hoa trái.
Hình 3: Chúa Giêsu trên cây
thập giá.
* Chúa Giêsu đã nêu gương
cho chúng ta thế nào?
T. – Ngài luôn gắn bó liên kết với Chúa Cha:
Ta và Cha Ta là một.
– Ngài luôn vâng phục ý Chúa Cha: “Lạy Cha
nếu có thể xin cất chén này khỏi con nhưng đừng theo ý Con, một theo ý Cha .”
* Cái chết của Chúa đã đưa
đến kết quả nào?
T. Giải thoát và đem con người tội lỗi về với
Thiên Chúa: “ Anh em đã được cứu chuộc không phải bằng vàng bạc châu báu mà bằng
chính giá máu cứu chuộc của Con Thiên Chúa.”
III.
ÁP DỤNG:
Hình 4: Thánh Phaolô trên
đường đi Đamas
* Chúa Giêsu đã làm gì cho
thánh Phaolô trên đường đi Đamas?
T. – Ngài đã để cho ông phải chịu một cú té
ngựa đau đớn.
– Ngài còn cắt tỉa ông khỏi những điều lầm
lạc và tội lỗi.
– Ngài còn biến đổi và làm cho ông trở
thành một con người mới: con người hăng say rao giảng và làm chứng về Chúa.
* Để sống Lời Chúa hôm nay,
em phải làm gì?
T. – Không ngừng cầu nguyện và liên kết với
Chúa qua các thánh lễ và qua việc rước lễ.
– Lắng nghe Lời Chúa và sống theo Lời Chúa
để được cắt tỉa.
– Làm cho đời mình trổ sinh hoa trái bằng đời
sống thánh thiện và chu toàn các bổn phận của mình.
IV.
BÀI CA Ý LỰC SỐNG: Chúa là cây nho
Chúa chính là cây nho, còn em là cành.
Cành nho chỉ tươi xanh, khi gắn liền với lại
cây nho.
Để sinh nhiều hoa trái, phải biết cắt tỉa.
Chọn con đường hy sinh như chính Thầy đã dậy
cho em.
Lm.
Giuse Vũ Đức Hiệp