THỨ NĂM SAU CHÚA NHẬT I THƯỜNG NIÊN
NĂM LẺ
BÀI ĐỌC: Dt 3, 7-14
7 Thưa anh em, như lời Thánh Thần phán: Ngày hôm
nay, nếu các ngươi nghe tiếng Chúa, 8 thì chớ cứng lòng như hồi
chúng nổi loạn, như ngày chúng thử thách Ta trong sa mạc, 9 nơi cha
ông các ngươi đã từng dò xét mà thử thách Ta và đã thấy các việc Ta làm10
suốt bốn mươi năm. Vì thế, Ta đã nổi giận với dòng giống này, Ta đã nói: Tâm
hồn chúng cứ lầm lạc mãi, chúng nào biết đến đường lối của Ta. 11
Nên Ta mới thịnh nộ thề rằng: chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta!12
Thưa anh em, hãy đề phòng, đừng để người nào trong anh em có lòng dạ xấu xa
chối bỏ đức tin mà lìa xa Thiên Chúa hằng sống. 13 Trái lại, ngày
ngày anh em hãy khuyên bảo nhau bao lâu còn được gọi là ngày hôm nay, kẻo có ai
trong anh em ra cứng lòng vì bị tội lỗi lừa gạt. 14 Quả thế, chúng
ta đã được thông phần Đức Ki-tô, miễn là chúng ta cứ giữ vững cho đến cùng căn
bản của lòng tin đã có từ ban đầu.
ĐÁP CA: Tv 94
Đ. Ngày
hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa1
Người phán: Các ngươi chớ cứng lòng. (c 7b. 8a)
Người phán: Các ngươi chớ cứng lòng. (c 7b. 8a)
6 Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục, quỳ trước tôn nhan Chúa là
Đấng dựng nên ta. 7a Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là
dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.
7b Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! 8 Người
phán: "Các ngươi chớ cứng lòng như tại Mơ-ri-va, như ngày ở Ma-xa trong sa
mạc, 9 nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta, dù
đã thấy những việc Ta làm.
10 Suốt bốn mươi năm, dòng giống này làm Ta chán ngán, Ta đã nói:
Đây là dân tâm hồn lầm lạc, 11 chúng nào biết đến đường lối của Ta, nên
Ta mới thịnh nộ thề rằng: Chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta.”
TUNG HÔ TIN MỪNG: x Mt 4, 23
Hall-Hall: Đức Giê-su rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa
hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Hall.
TIN MỪNG: Mc 1, 40-45
40 Khi ấy, có người bị phong hủi đến gặp Người, anh
ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được
sạch.”41 Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo:
"Tôi muốn, anh sạch đi! "42 Lập tức, chứng phong hủi biến
khỏi anh, và anh được sạch. 43 Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi
ngay, 44 và bảo anh: "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng
hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông
Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”45 Nhưng vừa ra
khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người không
thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài
thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.
LÀNH THẮNG DỮ!
Bất cứ điều xấu nào ta làm, ta cũng xúc phạm đến Thiên Chúa và gây tai họa
cho đồng loại cũng như chính bản thân (x Lc 15, 14. 18); nhưng khi ta bỏ con
đường bất lương trở lại đường công chính, chẳng những ta cứu được chính mình, mà
còn cứu được nhiều người khác khỏi chết vì tội (x Gc 5, 19-20). Bởi vì, “sự sa ngã của một người, sự chết đã ngự trị
vì cớ người ấy; thì còn hơn biết mấy những kẻ lĩnh được ơn lộc dư dật của đức
công chính sẽ ngự trị trong sự sống, vì cớ một người là Đức Kitô Giêsu” (Rm
5, 17).
Các Bài đọc trong Phụng Vụ hôm nay minh họa chân lý trên:
I. Ở BẤT LƯƠNG THÌ XÚC PHẠM ĐẾN THIÊN CHÚA VÀ GÂY TAI HỌA CHO NHIỀU NGƯỜI.
Trong Bài đọc, sách Samuel quyển thứ I ghi lại cho chúng ta: vì tội lỗi của
nhà thầy Êly mà cả nước phải rơi vào tay kẻ thù: Dưới thời thầy Êly làm tư tế, mỗi
khi có người dâng lễ thì đầy tớ của
tư tế, tay cầm xiên ba răng, trong lúc người ta đang nấu thịt, nó thọc vào vạc,
vào nồi, vào chảo hay vào niêu; hễ xiên đưa lên được miếng nào, thì tư tế lấy
cho mình.
Các con của thầy Êly ăn nằm với
những phụ nữ phục vụ ở cửa lều Hội Ngộ. Chúa đã trách thầy Êli: “Tại sao ngươi lại coi trọng các con hơn Ta, mà
cả cha con béo mập ra vì ăn những thứ ngon nhất trong mọi lễ phẩm của Israel
dân Ta? Này sẽ đến những ngày Ta sắp chặt cánh tay ngươi và cánh tay của nhà
cha ngươi. Như vậy, mắt ngươi sẽ mỏi mòn, tâm hồn ngươi sẽ kiệt sức, và tất cả
con cháu trong nhà ngươi sẽ phải chết giữa tuổi thành niên. Điều xảy ra cho hai
con trai ngươi, Khop-ni và Pin-khát sẽ là dấu cho ngươi: Cả hai sẽ chết trong
cùng một ngày. Ngày ấy, để phạt Êli, Ta sẽ thực hiện mọi điều Ta đã phán về nhà
nó từ đầu đến cuối. Ta báo cho nó là Ta vĩnh viễn kết án nhà nó vì lỗi của nó:
Nó biết các con nó nguyền rủa Thiên Chúa mà đã không sửa dạy chúng. Vì vậy Ta
thề với nhà Êli: Nhà Êli sẽ không bao giờ được xá lỗi, dù là bằng hy lễ hay lễ
phẩm”.
Thực vậy khi dân Israel ra giao chiến với
người Philitinh, bị chúng đánh bại, và chúng đã giết chừng 4. 000 người. Dân
Israel đưa Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa ra nghênh chiến, họ nắm chắc Chúa sẽ
cứu khỏi tay địch thù, nhưng Hòm Bia Thiên Chúa bị quân Philitinh chiếm đoạt và
hai con của thầy Êli là Khop-ni và Pin-khat bị giết” (x 1Sm 4, 1-11: Bài đọc
năm chẵn).
Qua Mạc Khải, Chúa cho chúng ta biết về cách xử của Ngài, Ngài chỉ nhìn đời
sống ta trong giây phút hiện tại mà xét xử. Chúa phán: “Nếu kẻ nào mắc tội mà bây giờ nó bỏ tất cả tội lỗi đã làm, mà tuân giữ
mọi Lời Ta truyền, nó sẽ được sống chứ không phải chết; trái lại người công
chính lúc này lại quay lưng lại sự công chính, mà làm điều ngang trái, thì tất
cả việc công chính nó đã làm sẽ không còn được nhớ đến nữa, nó phải chết”
(Ed 18, 21-24).
Chính vì thế, mỗi buổi sáng khi ta dự Kinh Phụng Vụ với Hội Thánh, ta được
nghe tiếng Chúa Thánh Thần phán: “Ngày
hôm nay, nếu các ngươi nghe tiếng Chúa, thì chớ cứng lòng như hồi chúng nổi
loạn, nơi cha ông các ngươi đã thử thách Ta, và đã thấy các việc Ta làm. Ta sẽ
nổi giận với dòng giống này! Ta đã nói: Tâm hồn chúng cứ lầm lạc mãi, chúng nào
có biết đến đường lối của Ta, nên Ta mới thịnh nộ thề rằng: Chúng sẽ không được
vào chốn yên nghỉ của Ta” (Tv 95/94). Bởi đó tác giả thư Do Thái lên tiếng
kêu gọi: “Thưa anh em, hãy đề phòng, đừng
để người nào trong anh em có lòng dạ xấu xa chối bỏ Đức Tin mà lìa xa Thiên
Chúa hằng sống. Trái lại, ngày ngày anh em hãy khuyên bảo nhau: Bao lâu còn
được gọi là ngày hôm nay, kẻo có ai trong anh em ra cứng lòng vì bị tội lỗi lừa
gạt. Quả thế, chúng ta đã được thông phần Đức Ki-tô, miễn là chúng ta cứ giữ
vững cho đến cùng căn bản của lòng tin đã có từ ban đầu” (Dt 3, 7-14: Bài
đọc năm lẻ).
Vậy “ngày hôm nay, ước gì anh em nghe
tiếng Chúa, Người phán: Các ngươi chớ cứng lòng” (Tv 95/94, 7b. 8a: ĐC năm
lẻ).
II. NGƯỜI CÔNG CHÍNH CỨU MUÔN VÀN KẺ TỘI LỖI THOÁT CHẾT.
Trong chương 1 của Tin Mừng Marco đã nói về Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính,
cụ thể Ngài chu toàn tốt đẹp sứ mệnh Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế, Ngài trở nên
nguồn cứu thoát những kẻ tội lỗi. Tin Mừng Marco hôm nay ghi lại cho chúng ta
bàn tay cứu độ của Ngài trên người mắc bệnh phong, nhờ anh tin vào Đức Giêsu, nhất
là nhiệt tình loan báo Tin Mừng cứu độ muôn dân, bất chấp lệnh Đức Giêsu cấm.
1/ Tin vào Đức Giêsu:
Vì Ngài là Đấng yêu thương và là Đấng toàn
năng đến để cứu muôn dân, Ngài yêu mọi người hơn lòng người mơ tưởng. Do đó, ai đến cầu xin Ngài thì không được nói
“nếu Ngài muốn, ” nơi Ngài không có “nếu”, vì Ngài là Đấng “CÓ” (Giavê); cũng
không được nói “Ngài có thể”, vì Ngài TOÀN NĂNG. Bởi thế khi Đức Giêsu nghe lời
van xin của anh bị phong hủi: “Nếu Ngài
muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mc 1, 40) đã làm cho Ngài “phẫn
nộ” (x Mc 1, 41a). Mà cho dù anh phong hủi có làm phật lòng Đức Giêsu, thì Ngài
cũng vẫn thương cứu chữa anh, không phải Ngài chỉ “xuất chưởng muốn” mà Ngài
còn đụng đến anh. Theo Luật Môsê, ai đụng vào người cùi là bị dơ từ sáng đến
chiều (x Lv 14, 46). Vì vậy người ta phải tránh xa kẻ mắc bệnh (x Lv 13, 45-46).
Còn Ngài lại xả thân đụng vào họ, bất chấp Luật Lệ và miệng lưỡi thế gian. Đó
chính là dấu phục vụ vì yêu, dù bị mất mát, thiệt thòi, và như vậy còn để ứng
nghiệm lời ngôn sứ Isaia tiên báo về Đấng Mêsia qua hình ảnh Người Tôi Tớ của
Giavê:
“Chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những
đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên
Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề.” (Is 53, 4).
Nhờ dấu này bất cứ ai đang bị ác thần thống trị mà tin nhận Đức
Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất, thì đều được sống dồi dào muôn đời (x Ga 10, 10;
17, 3).
2/ Nhiệt tình loan báo
Tin Mừng cứu độ.
Thánh Tông Đồ nói: “Có tin
thật trong lòng mới được nên công chính, có tuyên xưng ngoài miệng mới được ơn
cứu độ” (Rm 10, 10). Do đó đến cả Đức Giêsu cũng không cấm nổi anh bị phong
hủi nói về Ngài sau khi được khỏi bệnh!
Trong Tin Mừng Marcô ghi lại những lần Đức Giêsu làm phép lạ cứu
người, thì có bốn lần Ngài cấm người ta không được nói về Ngài, vì ba lý do:
-
Nếu để cho
nhiều người biết Đức Giêsu có tài làm phép lạ, thì dân tuốn đến với Ngài rất
đông, làm cho chính quyền Roma quan ngại và tìm cách diệt, vì họ sợ Ngài lãnh
đạo dân cướp chính quyền.
-
Việc chữa
lành bệnh đã có các y sĩ. Thánh Tôma Tiến sĩ nói: “Mỗi vấn đề phải được giải quyết trong lãnh vực của nó”, nên bệnh
thì phải gặp thầy thuốc. Sứ mệnh chính của Đức Giêsu đến trần gian để làm ứng
nghiệm lời ngôn sứ Isaia 53, 4:“Đấng Cứu
Thế là Tôi Tớ Giavê, Ngài mang lấy bệnh tật của loài người…”, hầu mọi người
nhận Ngài là Cứu Chúa mà được cứu độ (x Ga 17, 3).
-
Nhất là Ngài
muốn các chủ chăn trong Hội Thánh phải loan báo Lời Chúa bởi tình yêu chứ không
vì Luật buộc hay Luật cho phép. Bởi đó hai lần (lần 1và 3) lệnh cấm không được
tôn trọng:
1-
Chữa anh bị phong cùi. (x Mc 1, 40t:
Tin Mừng).
2-
Khi phục
sinh con gái ông Giairô (x Mc 5, 3t)
3-
Chữa cho anh điếc và ngọng (x Mc 7, 36)
4-
Cho anh mù
được sáng mắt (x Mc 8, 26).
Sau này thánh Tông Đồ không chịu thua anh phong hủi cũng như
người bị điếc và ngọng, ông nói: “Tôi có
sự thật về Đức Kitô, thì không ai bịt miệng tôi được!” (2Cr 11, 10)
Sự nghịch lý này có ý nhấn mạnh: Trong mọi trường hợp ai làm
trái lệnh Chúa đều có tội. Nhưng chỉ duy
lệnh cấm nói về Chúa mà không tuân theo thì lại có phúc! Bởi thế, nói về
Chúa không phải vì Luật bắt làm, mà nói theo lòng mến, vì “tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5, 14); vì được loan báo Lời
Chúa là nhu cầu sự sống bản thân của người đã thuộc về Chúa. Nên ai cũng phải
nói được như thánh Tông Đồ: “Khốn cho tôi,
nếu tôi không loan báo Tin Mừng, tự ý làm việc đó thì tôi có công, còn nếu
ngoài ý tôi, thì đó là trách nhiệm Chúa đã ký thác cho tôi” (1Cr 9, 16-17).
Thời Cựu Ước, Lời Chúa chưa làm cho ai được cứu độ, bởi vì còn
phải nhờ vào Chúa Giêsu (x Mt 5, 17; Gl 3, 24), thế mà ngôn sứ Giêrêmia cũng
không thể câm nín mà không loan báo Lời Chúa cho dân tộc: “Lạy ĐỨC CHÚA, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài
mạnh hơn con, và Ngài đã thắng. Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, để
họ nhạo báng con. Mỗi lần nói năng là con phải la lớn, phải kêu lên: "Bạo
tàn! Phá huỷ! " Vì lời ĐỨC CHÚA mà con đây bị sỉ nhục và chế giễu suốt ngày.
Có lần con tự nhủ: "Tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh
Người mà nói nữa.” Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ
trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!”
(Gr 20, 7-9).
Vì thế thánh Phaolô động viên Giám mục Timôthê, môn đệ của ông:
“Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng
khi thuận cũng như lúc nghịch, hãy nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Vì có thời người
ta không chịu nghe giáo lý lành mạnh, sự thật thì họ ngoảng đi, còn chuyện bá
láp thì họ xô lại, theo dục vọng mà kiếm đủ thứ thầy” (2Tm 4, 2-4). Mà việc
loan báo Tin Mừng không chỉ nhiệt tình như ông Phaolô, mà còn phải biểu lộ qua
cách ăn nết ở của mình: “Dù ăn, dù uống, hay
làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10, 31).
Để làm cho mọi người cùng cất lời cầu: “Lạy
Chúa, xin thương tình cứu chuộc chúng con” (Tv 44/43, 27: ĐC năm chẵn). Đó
mới đích thực là cách loan báo Tin Mừng có hiệu quả1
Ta biết luật chơi dế, khi con nào không chịu gáy, không đá, thì
nó sẽ bị cột tóc vào đầu quay tít; quay rồi mà cũng không chịu gáy, không đá
thì bị ngắt đầu, rồi lấy tăm ghim vào đầu dế để kích cho con khác phải gáy, phải
đá!
Ý thức mình là người Công Giáo mà không biết “gáy” Lời Chúa thì
phải tự ra hình phạt cho mình, tạo điều kiện cho người khác nói.
Năm 1974, ông
Jacques Lebreton được 78 tuổi, mới được Đức Giám mục địa phận Beauvais nước Pháp truyền chức Phó tế cho.
Người ta
thắc mắc :
-
Trước đây
ông là một đảng viên Cộng sản vô thần, vì một tai nạn xe hơi, ông đã bị cụt hai
tay, và mù cả hai mắt1 Chức Phó tế cần phải đọc sách mới có khả năng giảng. Mắt
đâu? Cần rửa tội cho người ta. Tay đâu? Thế thì truyền chức Phó tế cho ông để
làm gì?!
Đức Giám mục trả lời:
-
Jacques
Lebreton còn trái tim.
Quả thực, sau khi lãnh chức Phó-tế, thầy Jacques Lebreton đã
giảng mỗi năm khoảng 200 bài Thánh Kinh trong các trường Đại học, được rất
nhiều sinh viên ca tụng.
Rõ ràng thày đã nhiệt tình giảng Lời hơn cả người bị phong hủi
trong Tin Mừng hôm nay.
Chúng ta còn được Chúa ban đầy đủ tứ chi, tại sao ta lại thua
người bất toại? Thánh Phanxico nói: “Ông
kia bà nọ nên Thánh được, tại sao tôi không?”
Vậy ngày hôm nay ta hãy sám hối tội và nhiệt tình loan báo Tin
Mừng, để nối dài và mở rộng công việc của “Đức
Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền
trong dân” (Mt 4, 23: Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG
Tôi có sự
thật về Đức Kitô, thì không ai bịt miệng tôi được1 (2Cr 11, 10)
Lm Giuse Đinh Quang Thịnh