Thánh LÊO
CẢ
(c.
461)
Lược sử
Ý thức được tầm quan trọng
của vị Giám Mục Rôma, và của Giáo Hội lữ hành như dấu chỉ sự hiện diện của Đức
Kitô trong trần thế, Thánh Lêo Cả đã hết sức tận tụy trong vai trò của một giáo
hoàng. Được chọn làm "đấng kế vị Thánh Phêrô" vào năm 440, ngài làm
việc không ngừng, hướng dẫn các giám mục dươi quyền như "những người ngang hàng về quyền bính cũng như sự yếu đuối
con người."
Thánh Lêô nổi tiếng là một
trong các giáo hoàng giỏi về quản trị
trong thời Giáo Hội xưa. Sự nghiệp của ngài được chia ra làm bốn lãnh vực
chính, chứng tỏ ngài có cái nhìn chính xác về trách nhiệm tổng quát của một
giáo hoàng đối với đàn chiên của Đức Kitô. Thứ nhất, ngài kiên trì chống với bè rối Pelagian, Manichae và các bè rối
khác, ngoài ra ngài cũng áp đặt các quy luật để duy trì sự chân thực của đức
tin Kitô Giáo. Lãnh vực thứ hai mà ngài lưu tâm là sự mâu thuẫn với Giáo Hội Đông Phương về bản tính của Đức Kitô
mà ngài đã giải quyết bằng thư từ. Thứ ba, với đức tin mạnh mẽ, ngài còn lãnh đạo
Rôma chống lại sự tấn công của quân man rợ,
xứng đáng với vai trò bảo vệ hòa bình.
Sự nghiệp của Đức Giáo
Hoàng Lêô luôn được đề cao trong ba lãnh vực này. Ngoài ra, sự thánh thiện của
ngài dựa trên nền tảng tâm linh sâu xa mà qua đó ngài thi hành công tác mục vụ cho đoàn chiên là lãnh vực thứ tư mà
ngài hằng lưu tâm. Ngài nổi tiếng về những bài giảng thật sâu xắc. Là một khí cụ
mời gọi mọi người nên thánh, được thấm nhuần Phúc Âm và luôn ý thức đến Giáo Hội,
Đức Lêô đã đáp ứng được những nhu cầu tâm linh của các tín hữu thời ấy.
Ngài từ trần năm 461, để
lại nhiều văn bản và thư từ có giá trị lịch sử.
Suy niệm 1: Ngang hàng
Thánh Lêo Cả hướng dẫn
các giám mục dươi quyền như "những người ngang hàng về quyền bính cũng như
sự yếu đuối con người."
Ý thức được tầm quan trọng
của vị Giám Mục Rôma, và của Giáo Hội lữ hành như dấu chỉ sự hiện diện của Đức
Kitô trong trần thế, Thánh Lêo Cả đã hết sức tận tụy trong vai trò của một giáo
hoàng. Được chọn làm "đấng kế vị Thánh Phêrô" vào năm 440, ngài làm
việc không ngừng, hướng dẫn các giám mục dươi quyền như "những người ngang
hàng về quyền bính cũng như sự yếu đuối con người."
Ngài đã thấu hiểu bài học
của Đức Giêsu để lại, khi Người vốn là Thầy là Chúa mà còn hạ mình xuống làm bạn
hữu với các môn đệ (Ga 15,15), thậm chí còn làm tôi tớ phục vụ việc rửa chân
cho các ngài (Ga 13,13-14), phương chi là chính ngài vốn mang thân phận yếu đuối
của con người, nên ngài chọn sống với các cọng sự trong tư thế ngang hàng.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con
tránh sống thái độ quan liêu không chỉ với các cọng sự mà ngay cả với hết mọi
người, vì tất cả đều là anh em với nhau.
Suy niệm 2: Quản trị
Thánh Lêô nổi tiếng là một
trong các giáo hoàng giỏi về quản trị trong thời Giáo Hội xưa.
Khi có những chỉ trích về
cơ cấu Giáo Hội, thì chúng ta cũng được nghe nói rằng các giám mục, linh mục --
có thể nói, tất cả chúng ta -- đã quá bận tâm với kiểu cách hành chánh theo
thói đời.
Đức Giáo Hoàng Lêô là gương
mẫu của một người quản trị biết dùng tài năng của mình trong các lãnh vực mà cơ
cấu và tinh thần không thể tách biệt: đó là vấn đề giáo lý, công việc mục vụ và
sự hài hòa. Ngài tránh cảnh "đi trên mây," sống mà không có thân xác,
nhưng ngài cũng như tránh cảnh "quá thực tế," chỉ lo cho những sự bề
ngoài.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp các nhà
lãnh đạo luôn biết quản trị cách hài hòa.
Suy niệm 3: Bè rối
Thánh Lêô kiên trì chống
với bè rối Pelagian, Manichae và các bè rối khác nữa.
Khi Đức Sixto 3 qua đời
vào năm 440, Lêo đang ở bên Gaul, liền đó, thầy được giáo sĩ và dân chúng, theo
thói quen thời đó, bầu làm giáo hoàng mới. Vì thời này, các nước phương Tây có
nhiều bè rối (Pelagio, Manicheo) mà nhiều linh mục, phó tế dính kết.
Thánh Lêô đã phải có biện
pháp đối với không dưới ba lạc giáo. Không còn dễ dãi cho những người theo
Pêlagiô được hiệp thông nữa và đòi phải công khai tuyên xưng đức tin trước khi được
nhận là phần tử đầy đủ của Giáo hội. Những người trốn thoát cuộc tấn công của
Valda Phi Châu đã mang thuyết Manichêô đến Roma. Thánh Lêo thấy rằng: cộng đoàn
bí mật này phải được công khai đưa ra ánh sáng. Ngài cũng nhiệt liệt ủng hộ các
giám mục Tây Ban Nha và Phi Châu chống lại thuyết Priscillanô.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con
luôn giữ vững đức tin không bị ảnh hưởng bởi các lạc giáo.
Suy niệm 4: Giáo Hội Đông Phương
Lãnh vực thứ hai mà Thánh
Lêo lưu tâm là sự mâu thuẫn với Giáo Hội Đông Phương về bản tính của Đức Kitô.
Phương Đông lại xao động
về Tín lý Công giáo, nên mục tiêu chính của Đức Lêo Cả là : "Hợp nhất Giáo
hội", giữ vững niềm tin. Những cuộc tranh luận về giáo thuyết tại Giáo hội
bên Đông phương liên quan tới chính bản tính của Chúa. Hai nhà tiền phong của
cuộc tranh luận là Eutiches, một tu viện trưởng ở Constantinople và thánh
Plavianê, thượng phụ giáo chủ Constantinople là người trong cuộc chiến đã bị những
người theo Eutiches hành hạ cho đến chết.
Giáo hoàng đã có hành động
dứt khoát trong cuộc tranh cãi về kitô học do Eutiches nhen nhúm ở Đông phương.
Eutiches (378-454) là một đan viện phụ ở Constantinopolis, cho rằng nơi Đức
Kitô, Thiên Tính bao trùm nhân tính đến độ chỉ còn thiên tính (lạc thuyết
Monophysis).
Khi Eutiches bị giám mục
Constantinopolis là Plavianê phạt vạ tuyệt thông và thông báo vấn đề cho giáo
hoàng Lêo Cả, giáo hoàng đã viết một tông thư về tín lý–sau nổi tiếng dưới nhan
đề Quyển gửi Plavianê, bức thư được công bố ngày 13 tháng 6 năm 449 trong đó
ngài trình bầy giáo lý Công Giáo về Chúa Giêsu: trong Chúa Giêsu có một ngôi vị,
nhưng, trong ngôi vị duy nhất ấy, có hai bản tính, thiên tính và nhân tính. “Cũng
trái với đức tin Công Giáo như vậy nữa khi đặt ra vấn đề phân chia giữa tác động
cứu độ của Lời với tác động cứu độ của Lời hóa thân làm người. Qua việc nhập thể,
tất cả mọi tác động cứu độ của Lời Thiên Chúa luôn luôn được thực hiện trong mối
hiệp nhất với bản tính loài người được Người mặc lấy vì phần rỗi của tất cả mọi
người. Chủ thể duy nhất tác hành nơi cả hai bản tính, bản tính nhân loại và bản
tính thần linh, là ngôi vị duy nhất của Lời” (Thánh Lêô Cả, Tomus ad Flavianum:
DS 294).
Trong một lá thư gửi cho
hoàng đế, Đức Lêo Cả cũng khẳng định: “Bởi thế, thuyết qui hoạt động cứu độ cho
Lời theo thần tính của Người sau khi nhập thể như vậy, một hoạt động cứu độ được
thực hiện ‘thêm vào’ hay ‘ở ngoài’ nhân tính của Chúa Kitô, không hợp với đức
tin Công Giáo (DS 317)”. Giáo hoàng Lêo Cả cũng y nhận vạ tuyệt thông Eutiches
khiến vấn đề trở thành lớn. Hoàng đế Theodosius II và Dioscorus đứng về phía
Eutiches. Eutiches cũng nại sang tòa thánh.
Năm 451, một cộng đồng
qui tụ trên 600 giám mục về Chalcedonia. Thánh Lêô đã viết lá thư danh tiếng gởi
Plavianê, trình bày giáo thuyết về ngôi vị và bản tính của Chúa Giêsu Kitô.
Ngài đã đặt bức thư này trên mộ thánh Phêrô, vị thủ lãnh tiên khởi của Giáo hội
và ăn chay cầu nguyện suốt 40 ngày. Bức thư được đọc tại công đồng và đã được
nhận như một bản tuyên xưng đức tin. Quyền tối thượng của Đức giáo hoàng tỏ hiện
khi giám mục đồng thanh kêu lớn: - Chính thánh Phêrô đã nói qua Lêo. Như thế đứng
đầu các giám mục không mấy quan tâm tới quyền tối thượng của Roma. Ngài đã cất
giữ được sự hiệp nhất Giáo hội. Ngài đã viết: "Đức tin của Phêrô đã được
chính Thiên Chúa mặc cho sự kiên vững không thể lay chuyển nổi. Dù cho sự cúng
lòng của các lạc giáo hay sư man rợ của lương dân cũng sẽ không bao giờ đảo lộn
được đức tin này". Như thế trong triều đại của mình, Giáo hoàng Lêô Cả
luôn khẳng định và nâng cao vị thế của Rôma cũng như của người đứng đầu Giáo hội.
Trong số các quyết định,
Ngài đã tạo được sự đồng ý giữa Đông Tây cử hành lễ phục sinh vào cùng một ngày
ở khắp nơi. Ngài đã can thiệp vào việc mừng lễ Phục Sinh, bị lộn xộn trở lại,
công đồng Nicêa đã chấm dứt cuộc tranh chấp về việc này bằng cách kết án vĩnh
viễn những người chủ trương mừng lễ Phục Sinh chung với lễ Vượt Qua của người
Do Thái ngày 14 tháng Nisan và đã ấn định lễ này vào Chúa Nhật sau trăng tròn
tháng Ba (dương lịch). Ngài được coi là “Người Tổ Chức Giáo Hoàng Chế Lịch Sử”.
Trong một bức thư đề ngày 10/ 8/446 gửi các Giám Mục Phi Châu, ngài viết: “Rôma
ban những lời giải đáp cho các trường hợp mà người ta trình lên, những lời giải
đáp ấy là những phán quyết”.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con
luôn hiệp nhất với Giáo Hội tông truyền do chính Chúa lập nên trên nền móng
thánh Phêrô.
Suy niệm 5: Quân man rợ
Thánh Lêô lãnh đạo Rôma
chống lại sự tấn công của quân man rợ.
Một cuộc chiến khác chờ đón
Đức Giáo hoàng, Attila và rợ Hung Nô võ trang hùng hậu, gieo rắc những khủng
khiếp chiến tranh và tàn phá. Người ta nói rằng: những người man di này khi
sinh ra là mẹ họ nghiền mặt đi cho hợp với nón sắt, và chính họ xẻ má cho râu hết
mọc nổi. Họ thờ thanh gươm khắc sâu vào bàn thờ, tưới máu các tù nhân trên đó
và làm một thiết đồ bằng đầu các địch thủ. Năm 452, họ đổ vào miền Bắc Italia
gieo rắc tàn phá trên đường tiến quân. Không một đoàn quân nào có sức bảo vệ
Roma. Các tướng lãnh và hoàng đế Valentinô III run sợ chỉ biết đặt niềm tin tưởng
vào Đức giáo hoàng.
Trong sự tan vỡ của Đế quốc
Tây La Mã, uy tín của giáo hoàng Lêo Cả đã thể hiện trong những cuộc can thiệp
trước các cuộc xâm lăng nước Ý. Ngài có tài hùng biện và ngoại giao đặc biệt,
có thể thuyết phục được những người hung dữ. Ngài thường được coi là "giáo
hoàng hòa bình". Thánh Lêô sau 3 ngày cầu nguyện chay tịnh đã ra đón người
gieo vãi kinh sợ trên thế gian. Và điều gì đã xảy ra ? Người ta có thể tưởng tượng
được một Attila hùng hổ với đoàn quân đông đảo đối diện với người cha chung của
các Kitô hữu mặc phẩm phục giáo hoàng và chỉ có tình yêu trong lòng làm khí giới.
Attila tiến đến Roma với những dự tính đẫm máu, nhưng Đức Lêo Cả đã đổi lòng hắn.
Vương quốc được bình an với lễ vật triều cống hàng năm. dân Hung Nô trở lại
Pannonnia. Đức Giáo hoàng nói với nhà vua: - Hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã cứu
chúng ta khỏi tai họa khủng khiếp. Đối với dân chúng vui mừng sung sướng, Ngài
truyền cho họ phải cảm tạ Chúa.
Nhưng lòng nhiệt thành và
biết ơn ban đầu đã không tồn tại được lâu. Dân chúng vô ơn và sa đọa, khi nỗi sợ
qua rồi họ quên rằng lòng thương xót họ đã cứu vương quốc và họ lao mình vào
các cuộc chơi bời phóng đãng. Cả đến nhà vua Valentinô cũng làm gương xấu cho
dân chúng. Những lời trách cứ của đức giáo hoàng không được đếm xiả tới. Và ba
năm sau, những rợ Vandales dưới quyền vua Ghenséric kéo quân tới. Các nhân vật
lớn chạy trốn, cửa thành bỏ ngõ và Đức giáo hoàng một mình ở lại với dân Roma.
Ngài một lần nữa ra đón quân xâm lăng. Lần này họ ít bị khắc phục hơn lần trước.
Dầu vậy, ảnh hưởng của thánh Lêo cũng đáng đủ để kiềm chế bớt cuộc chém giết và
sự tàn phá, các nhà thờ được tôn trọng. Trái với lời hứa hẹn, nhiều dân thành vẫn
bị bắt. Đức giáo hoàng đã chuyển đồ cứu tế cho họ, sai các linh mục tới nâng đỡ
họ và còn mua chuộc lại một số lớn các tù nhân.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con
biết chân thành dâng lời cảm tạ Chúa bằng một cuộc sống lành thánh.
Suy niệm 6: Mục vụ
Sự thánh thiện của ngài dựa
trên nền tảng tâm linh sâu xa mà qua đó ngài thi hành công tác mục vụ cho đoàn
chiên là lãnh vực thứ tư mà ngài hằng lưu tâm.
Ngài giúp tiền bạc xây lại
thành Roma, sau khi địch quân rút lui, Ngài gửi các thừa sai qua Phi châu giúp đỡ
những người bị bắt cầm tù. Ngài soạn rất nhiều bài giảng hay. Ngài đóng góp nhiều
tài liệu cho công đồng Chalcedonia vào năm 451. Những năm cuối đời Ngài dành sửa
sang lại các tai họa do các cuộc xâm lăng gây nên, xây dựng lại các tu viện mà
với cảm quan về nghệ thuật, Ngài đã làm giàu thêm bao nhiêu là họa phẩm. Ngài để
lai nhiều bài giảng, nhiều thư từ rất quan trọng, ngày nay chúng ta còn đọc được.
Thêm vào đó, ngài còn lo
chấn hưng tinh thần đạo đức của giáo dân đã sa sút. Các bài giảng của ngài tuy đơn
sơ, nhưng luôn bao hàm nhiều tính chất thần học. Ngài cũng đã viết nhiều sách vở
để bênh vực Giáo Hội, chống lại tà thuyết. Ở Rôma, giáo hoàng thường ra khỏi điện
Latêranô, để lo đến những cảnh khốn cùng, dựng lại những đổ nát, đào bới các
Hang Toại Đạo, phân phát thóc lúa khi có nạn đói. Ở Ý, ngài đòi đòi các ứng
viên Giám Mục phải có đủ điều kiện, quản trị tài sản Giáo Hội, định ngày Rửa Tội.
Ngài chống lại các mê tín dị đoan và hoạt động của các nhóm lạc giáo Manichae
và gắn liền phụng vụ với cuộc sống thường ngày của tín hữu: ví dụ như kết hiệp ăn
chay với bác ái và bố thí, đặc biệt trong bốn mùa ghi dấu thời tiết thay đổi.
Thánh Lêo từ trần năm
461. Ngài xứng đáng được mệnh danh là người đầu tiên được chôn cất trong đại vương
cung thánh đường thánh Phêrô. Đức giáo hoàng Sergiô I ghi trên bia mộ của Ngài:
"Tôi canh chừng kẻo lang sói luôn rình mò phá phách đoàn chiên".
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con
ghi nhận và sống vàng ngọc của thánh nhân: "Nước Trời không đến với những
người ngủ mê”.