Chân phước
FREDERICK OZANAM
FREDERICK OZANAM
(1813-1853)
Lược sử
Vì tin tưởng ở giá trị vô cùng của mỗi một
con người, Frederick đã phục vụ người
nghèo ở Balê và đã lôi cuốn những người khác phục vụ người nghèo trên thế giới. Qua tổ
chức St. Vincent de Paul, công việc của Chân Phước Frederick còn tiếp tục cho
đến ngày nay.
Frederick là con thứ
năm trong 14 người con của ông bà Jean và Marie Ozanam, và là một trong ba
người còn sống cho đến tuổi trưởng thành. Khi là thiếu niên, anh nghi ngờ tôn giáo của mình. Việc đọc sách thánh và
cầu nguyện dường như không giúp ích gì, nhưng sau những lần thảo luận với Cha
Noirot của Ðại Học Lyons đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề.
Frederick muốn học về
văn chương, mặc dù cha anh, một bác sĩ, muốn anh trở thành một luật sư.
Frederick vâng theo ý cha và năm 1831 anh đến Balê học luật tại đại học
Sorbonne. Khi một vài giáo sư chế nhạo giáo huấn Công Giáo trong các bài giảng,
Frederick lên tiếng bảo vệ Giáo Hội.
Một câu lạc bộ về biện
luận do Frederick thành lập đã thay đổi hướng đi cuộc đời anh. Trong câu lạc bộ
này, người Công Giáo, người vô thần và người chủ trương bất-khả-tri tranh luận
về những vấn đề xảy ra hàng ngày. Có một lần, sau khi Frederick nói về vai trò
của Kitô Giáo trong nền văn minh, một hội viên lên tiếng: "Này ông Ozanam,
chúng ta hãy thành thật với nhau và hãy thiết thực. Tôi hỏi ông, ngoài việc
thảo luận ông còn làm gì để chứng tỏ đức tin của ông?"
Frederick đau điếng
bởi câu hỏi ấy. Sau đó anh quyết tâm rằng lời nói phải đi đôi với hành động. Và
cùng với một người bạn, anh đến thăm những người nghèo ở chung cư Balê và giúp
đỡ bất cứ gì họ có thể. Không bao lâu một nhóm người thiện chí nhằm giúp đỡ
những ai có nhu cầu được thành lập dưới sự bảo trợ của tổ chức St. Vincent de
Paul do Frederick đứng đầu.
Nghĩ rằng đức tin Công
Giáo cần phải được một nhà thuyết giảng nổi tiếng giải thích các giáo huấn,
Frederick nài nỉ Ðức Tổng Giám Mục Balê chỉ định Cha Lacordaire, nhà thuyết
giảng đại tài của Pháp thời ấy, đến giảng trong Tuần Thánh ở Vương Cung Thánh
Ðường Notre Dame. Người ta tham dự rất đông và từ đó trở đi đã trở thành một
truyền thống hàng năm ở Balê.
Sau khi tốt nghiệp đại
học Sorbonne, Frederick dạy luật tại Ðại Học Lyons. Ngài cũng đậu bằng tiến sĩ
văn chương. Sau đó, vào ngày 23-6-1841, ngài kết hôn với Amelie Soulacroix, và
trở về Sorbonne dạy văn chương. Là một giảng viên đáng kính nể, Frederick đã
đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Trong khi đó, tổ chức St. Vincent de Paul
lan tràn khắp Âu Châu. Riêng ở Balê có tới 25 chi nhánh.
Vào năm 1846,
Frederick, Amelie và cô con gái Marie đến nước Ý; ở đây Frederick hy vọng sẽ
phục hồi sức khỏe yếu kém của mình. Và họ đã trở lại Ý vào năm sau đó. Cuộc
cách mạng 1848 đã khiến nhiều người ở Balê cần đến sự giúp đỡ của tổ chức St.
Vincent de Paul. Số người thất nghiệp lên đến 275,000. Chính phủ yêu cầu
Frederick và các cộng tác viên của ngài trông coi tổ chức giúp đỡ người nghèo
của chính phủ. Các hội viên St. Vincent de Paul ở khắp Âu Châu tuốn đến Balê để
giúp đỡ.
Sau đó Frederick thành
lập tờ báo, Thời Ðại Mới, để bảo vệ sự công chính cho người nghèo và giới lao
động. Nhiều người Công Giáo không vui với những bài viết của Frederick. Cho
rằng người nghèo là "tư tế của dân tộc," Frederick nói rằng sự đói
khát và mồ hôi của người nghèo tạo thành một hy lễ có thể đền bù tội lỗi nhân
loại.
Vào năm 1852, sức khỏe
yếu kém buộc Frederick phải trở về Ý với vợ và cô con gái. Ngài từ trần ngày
8-9-1853. Trong tang lễ của Frederick,
Cha Lacordaire mô tả ngài như "một trong những tạo vật được đặc ân trực
tiếp xuất phát từ bàn tay Thiên Chúa, mà trong con người ấy Thiên Chúa đã nối
kết sự nhạy cảm với kỳ tài để khích động thế giới."
Vì ngài có viết một
tuyệt tác nhan đề Thơ Thánh Phanxicô Trong Thế Kỷ 13, và vì cảm nhận của ngài
về phẩm giá của người nghèo rất gần với tư tưởng của Thánh Phanxicô, nên thật
thích hợp để coi ngài là một trong những "vĩ nhân" của dòng Phanxicô.
Frederick được phong
chân phước năm 1997.
Suy niệm 1: Giá trị
Vì tin tưởng ở giá trị vô cùng của mỗi một con người, Frederick đã phục vụ
người nghèo ở Balê và đã lôi cuốn những người khác phục vụ người nghèo trên thế
giới.
Mỗi một con người đều có một giá trị vô cùng, vì nó là một thụ tạo trổi
vượt nhất trong các loài thụ tạo được Chúa dựng nên ở trần gian này với quyền làm bá chủ và thống
trị muôn loài (St 1,28) qua ý nghĩa của việc đắt t6en (St 2,19). Sở dĩ con
người được đặc ân siêu vượt trên các loài thụ tạo như thế, là vì nó được tạo
dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26).
Giá trị vô cùng của con người còn được thấy rõ qua việc dầu là tội nhân
nhưng vẫn được Thiên Chúa yêu thương trước (1Ga 4,10), hứa ban ơn cứu độ (St
3,15) và ban Con Một dấu yêu đến trần gian làm của lễ đền tội (1Ga 4,10) bằng
cái chết (Rm 5,8) trên thập tự giá (Pl 2,8).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con luôn yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con (Ga 15,12).
Suy niệm 2: Phục vụ
người nghèo
Vì tin tưởng ở giá trị vô cùng của mỗi một con người, Frederick đã phục vụ
người nghèo ở Balê và đã lôi cuốn những người khác phục vụ người nghèo trên thế
giới.
Với quyết tâm rằng lời nói phải đi đôi với hành động, và cùng với một người
bạn, ngài đến thăm những người nghèo ở chung cư Balê và giúp đỡ bất cứ gì họ có
thể. Không bao lâu một nhóm người thiện chí nhằm giúp đỡ những ai có nhu cầu
được thành lập dưới sự bảo trợ của tổ chức St. Vincent de Paul do Frederick
đứng đầu. Tổ chức St. Vincent de Paul lan tràn khắp Âu Châu. Riêng ở Balê có
tới 25 chi nhánh.
Cuộc cách mạng 1848 đã khiến nhiều người ở Balê cần đến sự giúp đỡ của tổ
chức St. Vincent de Paul. Số người thất nghiệp lên đến 275,000. Chính phủ yêu
cầu Frederick và các cộng tác viên của ngài trông coi tổ chức giúp đỡ người
nghèo của chính phủ. Các hội viên St. Vincent de Paul ở khắp Âu Châu tuốn đến
Balê để giúp đỡ. Sau đó Frederick thành lập tờ báo, Thời Đại Mới, để bảo vệ sự
công chính cho người nghèo và giới lao động. Nhiều người Công Giáo không vui
với những bài viết của Frederick. Cho rằng người nghèo là "tư tế của dân
tộc," Frederick nói rằng sự đói khát và mồ hôi của người nghèo tạo thành
một hy lễ có thể đền bù tội lỗi nhân loại.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con phục vụ người nghèo với chí hướng không xem họ là thụ ân mà là ân
nhân, vì nhờ họ mà chúng con có dịp sống được đức ái như Chúa dạy.
Suy niệm 3: Nghèo
Vì tin tưởng ở giá trị vô cùng của mỗi một con người, Frederick đã phục vụ
người nghèo ở Balê và đã lôi cuốn những người khác phục vụ người nghèo trên thế
giới.
"Ai chế nhạo người nghèo là xúc phạm đến Thiên Chúa" (Cn 17,5).
Frederick Ozanam không bao giờ coi thường người nghèo trong bất cứ sự phục vụ
nào mà ngài có thể thi hành. Đối với ngài, mỗi một người, dù là đàn ông, đàn bà
hay trẻ em đều thật đáng quý. Sự phục vụ người nghèo đã dạy cho Frederick những
điều về Thiên Chúa mà ngài không thể tìm thấy ở bất cứ đâu khác.
Giáo sư Bailly, giám đốc linh hướng cho chi nhánh đầu tiên của tổ chức St.
Vincent de Paul, nói với Frederick và các cộng sự viên về đức ái, "Cũng
như Thánh Vinh Sơn, các bạn cũng sẽ nhận ra rằng người nghèo giúp các bạn nhiều
hơn là các bạn giúp họ."
Vì ngài có viết một tuyệt tác nhan đề Thơ Thánh Phanxicô Trong Thế Kỷ 13,
và vì cảm nhận của ngài về phẩm giá của người nghèo rất gần với tư tưởng của
Thánh Phanxicô, nên thật thích hợp để coi ngài là một trong những "vĩ
nhân" của dòng Phanxicô.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con luôn tận dụng việc học biết về Chúa qua sự hiện diện của người nghèo.
Suy niệm 4: Thiếu
niên
Khi là thiếu niên, Frederick nghi ngờ tôn giáo của mình.
Việc đọc sách thánh và cầu nguyện dường như không giúp ích gì, nhưng sau
những lần thảo luận với Cha Noirot của Đại Học Lyons đã làm sáng tỏ nhiều vấn
đề.
Một câu lạc bộ về biện luận do Frederick thành lập đã thay đổi hướng đi
cuộc đời anh. Trong câu lạc bộ này, người Công Giáo, người vô thần và người chủ
trương bất-khả-tri tranh luận về những vấn đề xảy ra hàng ngày. Có một lần, sau
khi Frederick nói về vai trò của Kitô Giáo trong nền văn minh, một hội viên lên
tiếng: "Này ông Ozanam, chúng ta hãy thành thật với nhau và hãy thiết
thực. Tôi hỏi ông, ngoài việc thảo luận ông còn làm gì để chứng tỏ đức tin của
ông?" Frederick đau điếng bởi câu hỏi ấy và đã thay đổi hướng đi cuộc đời
anh.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con hãy sống mối phúc không thấy mà tin (Ga 20,29).
Suy niệm 5: Bảo vệ
Khi một vài giáo sư chế nhạo giáo huấn Công Giáo trong các bài giảng,
Frederick lên tiếng bảo vệ Giáo Hội.
Nghĩ rằng đức tin Công Giáo cần phải được một nhà thuyết giảng nổi tiếng
giải thích các giáo huấn, Frederick nài nỉ Đức Tổng Giám Mục Balê chỉ định Cha
Lacordaire, nhà thuyết giảng đại tài của Pháp thời ấy, đến giảng trong Tuần
Thánh ở Vương Cung Thánh Đường Notre Dame. Người ta tham dự rất đông và từ đó
trở đi đã trở thành một truyền thống hàng năm ở Balê.
Sau khi tốt nghiệp đại học Sorbonne, Frederick dạy luật tại Đại Học Lyons.
Ngài cũng đậu bằng tiến sĩ văn chương. Sau đó, vào ngày 23-6-1841, ngài kết hôn
với Amelie Soulacroix, và trở về Sorbonne dạy văn chương. Là một giảng viên
đáng kính nể, ngài đã đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con không chỉ bảo vệ đức tin của mình mà còn những người khác nữa.
Suy niệm 6: Tang lễ
Trong tang lễ của Frederick, Cha Lacordaire mô tả.
Cha mô tả như thế nào? Cha mô tả ngài như "một trong những tạo vật
được đặc ân trực tiếp xuất phát từ bàn tay Thiên Chúa, mà trong con người ấy
Thiên Chúa đã nối kết sự nhạy cảm với kỳ tài để khích động thế giới."
Thật ra trước khi nhận được đặc ân lúc trưởng thành như Cha Lacordaire mô
tả, ngài đã nhận được đặc ân sống còn trong số đông đảo các anh chị em trong
gia đình với 14 người con mà hầu hết đều chết yểu lúc còn trẻ tuổi.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con mỗi sáng sớm khi thức dậy hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân Chúa ban thêm
cho ngày mới và hãy hết mình đáp trả cân xứng.