GIÁO LÝ PHÚC ÂM
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A
I. Giáo Huấn Phúc Âm
Chúa Giêsu là Nước hằng
sống, chỉ có Ngài mới có thể thoả đáp mọi khát vọng đời người. “Ai uống nước
tôi cho sẽ không còn khát nữa!”
Chúa khao khát ban phát nước hằng sống, tức ban phát chính Chúa
là Đấng Cứu Độ cho muôn người “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn Đấng đã
sai Thầy.”
Chúa Giêsu đến để thiết lập một nền phượng tự không tuỳ thuộc
vào nơi chốn đền thờ, nhưng trong tâm hồn mỗi người. Tin thờ Thiên Chúa từ tâm
hồn với sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.
II. Vấn nạn Phúc Âm
Miền Samaria, hay Shomron
trong tiếng Do Thái đã là thủ đô của Do Thái thời vua Omri vào khoảng năm 884
trước Chúa Giáng Sinh. Đây là phần đất trước đó mang tên Shemer mà Omri đã mua
lại với giá hai nén bạc như được ghi lại torng Sách Các Vua quyển I chương 16,
23-24.
Dưới thời vua Hôsêa được ghi trong sách các Vua quyển II, năm
721 trước Công nguyên quân đội Assyria dưới thời hoàng đế Shalmaneser V đã đánh
chiếm Israel và bắt dân cư miền Samaria đi lưu đầy Babylon. Dân cũ bị đi lưu
đày. Dân mới từ những vùng phụ cận được mang vào định cư trên đất Samaria. Họ cũng được gọi
là người Samaria
hay Cuthim. Kể từ đó, Người Do Thái coi Samaria
như phần đất của Dân ngoại. Những hiềm khích vì tôn giáo thường xảy ra giữa
người dân Samaria
và người Do Thái định cư ở Miền Bắc Galilê và Miền Nam Giuđêa.
Trong Tân Ước, có nhiều tường thuật liên quan đến Samaria:
Phúc Âm Thánh Luca 17. 11-20 tường thuật phép lạ chữa lành 10
người phong cùi xảy ra ở biên giới Samaria
và Galilê.
Phúc Âm Thánh Luca 9, 51-62 tường thuật việc Dân Thành Samaria
không tiếp đón Chúa đến nỗi Giacôbê và Gioan, hai người con của sấm sét muốn
xin lửa từ trời xuống tiêu diệt họ.
Trong Phúc Âm Thánh Gioan 4, 4-42 tường thuật việc Chúa gặp
người phụ nữ Samaria
bên bờ giếng Giacóp làng Sychar trên đường từ Giêrusalem về Galilê. Ngài đã mạc
khải cho bà ta biết Ngài là Đấng Messia.
Trong sách Tông Đồ Công Vụ 8, 5-11 tông đồ Philipphê đã đến
giảng đạo ở những thành phố của Samaria.
Bản đồ giao thông đường
bộ của Do Thái thời Chúa Giêsu cho chúng ta khái niệm về địa dư Do Thái thời
Chúa Giêsu. Đường đi bộ từ Galilêa xuống Giuđêa, nếu đi qua Samaria sẽ mất 3
ngày, nếu đi lối khác không qua Samaria, sẽ mất 6 ngày, vì phải đi vòng qua
sông Giorđan. Phần đất nhỏ bé nầy được chia thành ba miền: Miền Bắc tên
Galilêa, Miền Trung tên Samaria
và Miền nam tên Giusđêa. Phương tiện di chuyển duy nhất là đường bộ. Người dân Samaria gần như đã không bị lưu đầy trong khi dân Miền Nam và Miền Bắc đã bị lưu đày Babylon. Khi người Dân Do Thái Miền Bắc và
Miền Nam hồi hương, đã không
chấp nhận người dân Samaria
là thành phần của Dân Tộc Do Thái có chung tổ phụ Abraham. Người dân Samaria xây dựng đền thờ
riêng thờ Chúa ở núi Gerizim. Còn trung tâm phượng tư của Miền Bắc và Miền Nam được thiết
lập ở Giêrusalem và đền thờ Giêrusalem. Người Samaria chỉ chấp nhận Ngũ Kinh,
tức năm quyển sách đầu trong Cựu Ước: sáng thế Ký, Xuất Hành, Dân Số, Lêvi và
Đệ Nhị Luật.
Một thành xứ Samaria tên
là Xy-kha: Ngtười ta nghĩ đây chính là thành Sikhem cổ kính, vì gần với phần
đất mà theo sách Sáng Thế 48, 22 tổ phụ Gia cóp đã ban cho ông Giu se. Chữ
Sychar có nghĩa là người say rượu và dối trá mà người Do Thái dùngg để chế nhạo
dân làng Sychar.
Có Giếng của ông Gia cóp:
Giếng nầy vẫn còn, không lớn lắm, đường kính khoảng hai thước rưởi và sâu khoảng
35 thước nhưng không có nước. Không ai có thể quyết đoán là chính tổ phụ Giacóp
đã đào giếng nầy và tại sao, vì chung quanh vùng có nhiều suối nước nhỏ. Tuy
nhiên truyền thống tin rằng: giếng nước ngọt nầy được Gia cóp trối lại như di
sản là hình ảnh sự sống mà người Israel đã lãnh nhận từ đức tin các
Tổ phụ. Hơn nữa, trong truyền thống Thánh Kinh, giếng nước là nơi gặp gỡ có
tính cách như hứa hôn, như giữa Giacóp và Rachel được ghi lại trong Sáng Thế Ký
Chương 29, như giữa Môsê và các con gái của Yêthrô được ghi ntrong Xuất Hành 2,15-22.
Ở đây, chính Chúa Giê su như vị Tân lang đến gặp gỡ nhân loại tội lỗi, mà người
phụ nữ Samari là hình ảnh để lắp đầy khát vọng cuộc sống con người.
Có một người phụ nữ Samaria đến lấy nước: Rất bất thường và khó coi trong cuộc
gặp gỡ bên bờ Giếng Giacóp nầy: một là Chúa Giêsu nói với một người phụ nữ nơi công
cộng, hai là người phụ nữ ấy lại là người Samaria.
Tuy nhiên, như đã nói, Chúa Giê su như một tân lang đi tìm kiếm người vợ phản
bội. Đấng Cứu thế đi tìm kiếm và cứu giúp nhân loại tội lỗi. Ngài đi từ thứ
nước tự nhiên hằng ngày để hướng con người đến nước hằng sống, là chính Ngài, Đấng
thoả đáp mọi khát vọng đời người. Thiên Chúa là Đấng con người phải tôn thờ.
Con người mkhổ công đi tìm nước tự nhiên tạm thời giải khát, nhưng không bao
giờ hết khát. Con người lặn lội trong những cuộc tình, nhiều chồng hay nhiều
vợ, hy vọng rằng sẽ làm thoả mãn chính mình. Nhưng khát vọng không bao giờ được
lấp đầy.
Nước giếng chỉ là một hình ảnh. Còn nước hằng sống mà Ngài ban
cho, vượt hẳn sự thoả mãn về phần vật chất. Nước giếng Gia cóp là hình ảnh chỉ
sự phong phú của Cựu Ước, tuy nhiên cơn khát vẫn còn. Trái lại, Chúa Giê su
nhấn mạnh đến nguồn nước mà Ngài ban trở thành một thoả mãn hoàn toàn cho khát
vọngt đời người.
Chị hãy gọi chồng chị ….
Tôi không có chồng Một thú nhận về đời sống thiếu luân lý nhưng cũng bày tỏ
thực tế đời mình: Chị đi tìm hạnh phúc qua những cuộc tình với nhiều đàn ông.
Thánh Gioan dùng người phụ nữ Samaria
thiếu luân lý nầy như một đại diện cho nhân loại tội lỗi: Không có chồng nào là
chính thức cả, nhưng thực tế có nhiều đàn ông đến trong đời. Người tội lỗi là
người đa thần: thần tài, thần tình, thần tham vọng… và không có một thần nào
đúng là Thiên Chúa đích thực để mang lại hạnh phúc đích thật.
III. Thực hành Phúc Âm
Xin đừng làm chuyện khó tin, khó coi và vô ích
Trong một lần giảng tĩnh
tâm, người tham dự hỏi tôi: Có một linh mục tường thuật lại rằng: Thời buổi nầy
linh mục, tu sĩ chúng tôi phải sống thật gần gũi dân chúng mới hy vọng hiểu
được họ và hoán cải họ. Chính tôi đây đã về VN đôi lần. Tôi không trọ ở trụ sở
nhà dòng. Đêm đến tôi đi ngủ ở gầm cầu hay vĩa hè với người vô gia cư. Tôi đã
từng mướn phòng ngủ và đưa những cô gái điếm vào đó, nhưng không hề đụng chạm
đến cô. Tôi muốn hoán cải và cho các cô gái điếm thấy rằng: Ở đời không phải
sống chỉ để thoả mãn xác thịt, nhưng còn có cái gì cao hơn! Đó chính là Thiên
Chúa, Đấng có thể thoả đáp mọi khát vọng con người.
Tôi đã trả lời: Nếu lần
sau nghe một linh mục nào nói như thế, xin hãy khuyên Ngài rằng: Đừng nên làm
chuyện khó tin, khó coi và vô ích đó.
Thật vậy, ai có thể tin
được là một người đàn ông bốn mươi tuổi đi với một người đàn bà vào phòng
riêng, đóng cửa lại và nói chuyện đạo đức, chuyện đời sau và chuyện hoán cải
đời sống?
Bất cứ ai, dù có đạo hay
không có đạo nếu biết một linh mục đi ngủ gầm cầu với người vô gia cư hay đi
vào động điếm thì thử hỏi: Họ có chấp nhận được không? Họ có khâm phục linh mục
đó không hay hành động của linh mục đó đã đẩy họ đến những thắc mắc đầy nghi
ngờ và mất tin tưởng.
Xin hỏi những ai truyền
giáo theo kiểu sống gần gũi với người nghèo đến độ khó tin và khó coi đó có
mang được ích lợi nào cho những người vô gia cư hay đĩ điếm nầy chăng? Những vị
Giáo Hoàng đạo đức, những Giám Mục thánh thiện, những linh mục chuyên lo truyền
giáo có làm những chuyện mà những linh mục nầy đang làm không?
Phong trào linh mục thợ
bắt đầu với Cha Jacques Loew năm 1941 khi ngài đi làm công nhân cầu đường ở
Marseille. Năm 1944, phong trào linh mục thợ truyền giáo được thiết lập ở Paris, Marseille và Lyon.
Tuy nhiên, phong trào không kéo dài lâu, vì kết quả truyền giáo hay hoán cải
con người không có gì khả quan. Trái lại, số linh mục đi làm thợ càng ngày càng
không thấy trở về. Họ đã bị giòng đời, như những làn sóng mạnh cuống mất và nhận
họ chết chìm trong những tình cảm nam nữ và trong những cuộc săn tìm vật chất.
Đúng là kiểu bắt cá mà bị mất cả chì lẫn chài.
Tôi bằng lòng sống đời
linh mục bình thường và chu toàn bổn phận hằng ngày. Như vậy tạm đủ để chứng
minh Chúa là nước hằng sống có thể thoả đáp khát vọng con người rồi.