Hàng ngày các ông
quây quần bên nhau cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi. Do đó các ông đã tìm
được nghị lực và can đảm khắc phục mọi gian nan thử thách.
Trước khi sống cuộc
đời công khai, Chúa đã hãm mình ăn chay cầu nguyện, để rao truyền
nước Thiên Chúa, và nhất là để thi hành công cuộc Cứu Chuộc nhân
loại.
Một số vị tử đạo
của chúng ta, tuy dù đang chịu cảnh gông cùm tra trấn, cũng vẫn còn
ăn chay sốt sắng cầu nguyện, chẳng những để xin ơn được phúc tử đạo,
mà còn để bắt chước Chúa, hy sinh bước vào cái chết ghê sợ để làm
rạng rỡ danh Chúa.
Đó là trường hợp
năm vị tử đạo: Đaminh Nguyên, Anrê Tường, Vinhsơn Tưởng, Đaminh Đạo, Đaminh
Nhi (cùng tử đạo ngày 16.1.1862) làng Ngọc Cục thuộc phủ Xuân Trường,
tỉnh Nam Định, chịu ảnh hưởng trực tiếp và rất nặng nề bởi chiếu
chỉ “Phân Sáp”. Làng này có hai họ đạo: Họ Ngọc Cục (Truyền Tin) và
họ Phú Yên (Thánh Vinhsơn). Ba ông Anrê Trường, Vinhsơn Tưởng, và Đaminh
Nguyễn đức Mạo thuộc họ Phú Yên.
Ông Anrê Trường sinh
năm 1812 và ông Vinh Sơn Tưởng sinh năm 1814 là anh em ruột. Còn ông Mạo
sinh năm 1818 giữ chức phó lý, cũng được gọi là hương quản lo an ninh
trật tự trong làng. Hai ông Nguyên và Nhi thuộc họ Ngọc Cục. Ông nguyên
sinh năm 1800, làm chánh trương giáo xứ Lục Thủy, gồm 13 họ đạo nằm
trong chính làng xã. Con trai ông là Đaminh Trình (35t) cũng bị bắt và
tử đạo sau ông một ngày. Ông Nhi sinh năm 1812, là người trẻ nhất trong
nhóm, sống về nông nghiệp.
Năm ông đều đã lập
gia đình, cùng là những tín hữu nông gia tốt bụng khá giả, nên được
dân làng rất kính nể và mộ mến. Riêng ông Đaminh Nguyên nhờ có nghề
thuốc, nên có nhiều cơ hội thực thi bác ái ngay cả với những anh em
ngoại giáo trong vùng. Không rõ trước khi bị bắt các ông có liên lạc
thân mật với nhau không, chỉ biết các ông đã là những đối tượng đầu
tiên bị lưu ý, khi chiếu chỉ “Phân Sáp” được áp dụng trong phủ Xuân
Trường.
Năm ông cùng bị bắt
ngày 14.9.1861. Quan Phủ Xuân Trường ra lệnh các ông đạp lên Thánh Giá.
Nhưng các Ông đã cương quyết khước từ hành vi chối đạo, xúc phạm đến
Chúa. Quan phủ giận dữ đày các ông sang làng Bạch Cốc, huyện Vũ Bản
(Nam Định). Bảy tháng rưỡi bị giam cầm, cổ mang gông, chân tay xiềng
xích, bị đánh đòn nhiều lần, bị khắc tự, nhưng năm vị anh hùng vẫn
trung thành với đạo thánh Chúa. Hàng ngày các ông quây quần bên nhau
cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi. Do đó các ông đã tìm được nghị lực và can
đảm khắc phục mọi gian nan thử thách. Các ông còn giúp nhau sám hối
những lỗi lầm xưa và tự nguyện hãm mình bằng chay tịnh mỗi tuần ba
ngày, để đón chờ hồng phúc tử đạo.
Ngày 15.6.1862, tức
một ngày trước bị đem đi xử, một lần nữa quan biểu năm ông khóa quá,
các ông vẫn từ chối. Quan liền sai lính trói cả năm người đem ra phơi
nắng suốt ngày không cho ăn uống. Sáng hôm sau quan đổi chiến thuật, lấy
lời ngon ngọt dụ dỗ các ông chối đạo. Mặc dù đói khát và ngất xỉu,
ông Đaminh Mạo đại diện anh em khảng khái nói: “Sao quan lại cứ dụ dỗ chúng tôi như vậy? chắc quan tưởng
chúng tôi là con nít khiếp sợ đau đớn, nên quan khuyến dụ chúng tôi
xúc phạm đến Chúa chúng tôi? Nếu chà đạp thánh giá để khỏi bị bắt
và bị đánh đập, thì chúng tôi đã làm ngay ở làng quê chúng tôi rồi,
dại gì phải trải qua biết bao cực khổ ở đây. Bây giờ quan cứ làm
theo ý quan, chúng tôi không bao giờ bỏ đạo”.
Trước câu trả lời
trên, quan tức giận, truyền lệnh xử tử ngay tức khắc cả năm vị. Lính
dẫn các ông ra pháp trường Bạch Cốc. Các ông hết sức vui mừng, phó
thác linh hồn trong tay Chúa, cầu xin Người ban cho đủ sức mạnh chiến
thắng cơn thử thách cuối cùng. Quả thật, các ông đã tỏ ra can đảm phi
thường. Ngoại trừ ông Đaminh Nhi, bốn vị đều yêu cầu lý hình, thay vì
chém một nhát, thì lại chém ba nhát để tỏ lòng tôn kính Chúa Ba
Ngôi. Thi thể năm vị thánh tử đạo được gia đình và các bạn hữu chôn
ngay tại pháp trường, đến năm sau mới cải táng về nhà thờ họ quê
làng.
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm
Đề
tựa của Lm. HK