THỨ
NĂM SAU CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN
NĂM LẺ
NĂM LẺ
BÀI ĐỌC: Rm 8,
31b-39
31b
Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?32
Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy
chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất
cả cho chúng ta?33 Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn?
Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính?34 Ai sẽ kết án họ?
Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên
hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?
35
Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian
truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?36 Như có
lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để
sát sinh.
37
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.
38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
ĐÁP CA: Tv 108
Đ. Lạy
Chúa, xin lấy lòng nhân hậu cứu độ con. (c 26b)
21 Còn Ngài, lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, vì danh dự của Ngài, xin
bênh đỡ, vì lòng Ngài yêu thương nhân hậu, xin giải thoát con, 22
bởi vì con khốn khổ nghèo hèn, nghe trong mình con tim rướm máu.
26 Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, xin thương phù hộ, xin lấy lòng
nhân hậu cứu độ con, 27 để chúng biết rằng chính Ngài, lạy Chúa, chính
tay Ngài đã làm như vậy!
30 Tôi sẽ hết lời cảm tạ Chúa, tán dương Người giữa lòng đại hội, 31
vì Chúa đứng bên, bênh vực kẻ nghèo hèn, để cứu độ khỏi tay người kết án.
TUNG HÔ TIN MỪNG: x. Lc 19, 38; 2, 14
Hall-Hall: Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa!
Bình an trên cõi trời cao, và vinh quang trên các tầng trời. Hall.
TIN MỪNG: Lc 13, 31-35
31 Một hôm, tại Giê-ru-sa-lem, có mấy người Pha-ri-sêu
đến thưa Đức Giê-su rằng: "Xin ông đi ra khỏi đây, vì vua Hê-rô-đê đang
muốn giết ông! "32 Người bảo họ: "Các ông hãy đi nói với
con cáo ấy thế này: "Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật,
ngày thứ ba tôi hoàn tất. 33 Tuy nhiên, hôm nay, ngày mai và ngày
mốt, tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem thì
không được.
34 "Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những
kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như
gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. 35 Thì này,
nhà các ngươi sẽ bị bỏ mặc cho các ngươi. Mà Ta nói cho các ngươi hay: các
ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa cho đến thời các ngươi nói: Chúc tụng Đấng ngự
đến nhân danh Đức Chúa! "
SỐNG KHÔN LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
Mọi đứa trẻ khi lọt
lòng mẹ đều khóc, bé nào không khóc, thì cha mẹ lo lắng, nên người hộ sản phải
làm cho bé khóc, thì cha mẹ em mới cười. Tại sao bé không cười mà lại khóc?
Chúa đã phú bẩm như thế để tiếng khóc chào đời là dấu Chúa cho biết hai điều:
* Vào đời để phục vụ không tránh khỏi khổ đau, nên khóc. Có
thế mới đem niềm vui cho đồng loại, nhất là người làm cha mẹ.
* Vào đời không ai biết mình sẽ có cái gì? Giàu hay nghèo?
Không ai biết mình sống thọ bao nhiêu năm, cũng chẳng ai biết mình sẽ có địa vị
gì? Nhưng ai cũng biết chắc mình có ba điều phải sợ: “Bệnh – Lão – Tử”. Không
có sinh vật nào ý thức như thế, ngoại trừ con người, vì nhờ có linh hồn, ai
cũng khát vọng được sống hạnh phúc muôn đời, và một khi đã biết trước mình phải
chết, thì hãy chuẩn bị cho ngày ra khỏi thế gian, đáng được mọi người đời nói
là ta đã “sinh thì” (sinh là sống, thì là thời gian. Chết mới thực là thời gian
sống). Ngày ấy mọi người khóc, tỏ dấu luyến tiếc vì ta không còn hiện diện để
đem niềm vui cho họ. Sống như thế mới thực là đáng sống.
Ông Pascal nói: “Vũ trụ có khả năng đè bẹp tôi, nhưng
tôi vẫn hơn cả vũ trụ, vì vũ trụ không biết gì về chiến thắng của nó, còn tôi, tôi
biết về sự chết của mình”. Nhưng nhiều người ý thức khác nhau về sự chết:
-
Kẻ nhút nhát thì sợ thần chết!
-
Đứa tuyệt vọng thì tìm cái chết!
-
Tên hưởng thụ thì chẳng nghĩ chết!
-
Người anh hùng thì liều mạng chết!
-
Đấng Khôn Ngoan thì chuẩn bị chết!
Đấng Khôn Ngoan ấy chính là Đức Giêsu (x. Mt 12, 42b). Bởi
thế, sự chết đến với Ngài không phải là do định luật thắng thua, hoặc “cá lớn
nuốt cá bé”, mà Ngài luôn ý thức phục vụ đến mất mạng để diễn tả tình yêu cứu
độ loài người, làm tròn sứ mệnh Chúa Cha trao.
Xưa kia, Chúa bảo ông Abraham làm điều vô lý và độc ác, vì
vâng lệnh Chúa ông phải sát tế đứa con duy nhất để dâng lên Chúa. Nhưng cuối
cùng, Chúa đã không để cho ông làm điều vô lý và độc ác đó, Ngài đã nhận tấm
lòng thành tín yêu mến của ông không từ chối làm theo Lời Chúa dạy, mặc dù làm
ông đau khổ, nên Ngài bảo ông bắt con chiên đực trong bụi gai để sát tế thay
cho con ông (x. St 22). Ai ngờ đâu, hình ảnh con chiên đó lại là dấu chỉ về Con
Một Chúa Cha trao ban cho loài người độc ác, dù Ngài biết chúng giết Con Ngài
một cách dã man. Như thế, Thiên Chúa không để cho tổ phụ Abraham làm điều vô lý
và độc ác, còn Ngài lại chấp nhận để cho phàm nhân làm điều đó với Con Một Ngài.
Dù Ngài là Thiên Chúa toàn năng, Ngài có quyền diệt kẻ ác hoặc cho người lành
lên Thiên Đàng là quyền của Ngài, sao Ngài không diệt kẻ ác, mà lại để cho nó
giết Con Ngài? Âu cũng chỉ vì Ngài quá yêu loài người tội lỗi, và vì Ngài đã
cho loài người được tự do chọn lựa cách sống, nên: “Chúa
Cha đã không tha cho chính
Con của Người, nhưng đã phó nộp Con của Người vì chúng ta hết thảy” (Rm 8, 32: Bài đọc năm lẻ).
Do đó Đức Giêsu rất
can đảm, Ngài là Đấng khôn ngoan, luôn luôn chuẩn bị chờ thần chết đến, để trở
nên của lễ dâng tiến Chúa Cha, dù Ngài biết việc làm của Ngài gây quan ngại cho
ngai báu vua Hêrôđê. Bởi thế có người đến báo tin cho Đức Giêsu: “Xin ông đi ra khỏi đây, vì vua Hêrôđê đang
muốn giết ông!” Nghe thế Ngài nói với họ: “Các ông hãy đi nói với con cáo ấy thế này: "Hôm nay và ngày mai
tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất. Tuy nhiên, hôm nay,
ngày mai và ngày mốt, tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành
Giê-ru-sa-lem thì không được” (Lc 13, 31-33: Tin Mừng).
Rõ ràng Đức Giêsu
đã biết trước lý do Ngài phải chết, để trọn tình đối với “dân hằng ăn bánh của Ngài, rồi lại giơ gót đạp mặt Ngài” (Tv 41/40,
10), khiến Ngài phải rên lên: “Giê-ru-sa-lem,
Giê-ru-sa-lem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng
ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con
dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Thì này, nhà các ngươi sẽ bị bỏ mặc cho các
ngươi. Mà Ta nói cho các ngươi hay: các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa cho đến
thời các ngươi nói: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!” (Lc 13, 34-35:
Tin Mừng).
Thánh Phaolô là
nhân chứng cho lòng thương xót của Đức Giêsu, ông nói: “Chúa Cha đã không
tha cho chính Con Một của Người, nhưng đã trao nộp Con của Người vì hết thảy
chúng ta, làm sao Người lại không gia ân vạn sự cho chúng ta làm một với Người?
Ai sẽ cáo tội những kẻ Thiên Chúa đã chọn? Là những kẻ đã được Thiên Chúa giải
án tuyên công. Ai sẽ là ngừơi lên án? Phải chăng là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã
chết, hơn nữa đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa và là Đấng đang
chuyển cầu cho chúng ta” (Rm 8, 31-34: Bài đọc năm lẻ).
Hiệu qủa lời chuyển
cầu của Chúa Giêsu Phục Sinh trước tòa Chúa Cha đã biến “Sói Saolô” trở thành
Tông Đồ Phaolô xuất sắc không thua các Tông Đồ thượng đẳng (Cv 9; 22, 5-16; 26,
9-18) 2Cr 11, 5). Vì ông được Chúa Giêsu Phục Sinh che chở “như gà mẹ ấp ủ đàn con dưới cánh” (Lc 13,
34: Tin Mừng), để ông được thêm sức mạnh khắc phục mọi gian lao khi phục vụ Tin
Mừng, như ông nói: “Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô, phải
chăng là gian truân, bĩ cực, bắt bớ, đói khát, trần truồng, hiểm nguy, gươm
giáo ư? Đúng như lời đã viết: Vì Người chúng tôi đã chịu sát phạt suốt ngày, chúng
tôi bị kể như chiên lò sát. Nhưng trên các điều ấy hết thảy chúng ta toàn thắng,
nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8, 35-37: Bài đọc năm lẻ).
Và như thế nhờ Đức
Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô (x. Rm 11, 36), ông Phaolô cũng luôn
luôn chuẩn bị cho cái chết của mình, để được trở nên kẻ “đồng hình đồng
dạng với Con của Chúa Cha” (Rm 8, 29: Bài đọc năm lẻ), mà ông được phúc
“chịu đau khổ vì Tin Mừng để bù vào những gì còn thiếu nơi các nỗi thống khổ
của Chúa Giêsu Kitô phải chịu vì Thân Mình Ngài là Hội Thánh” (Cl 1, 24). Bởi vậy ông
Phaolô có quyền nói với các tín hữu: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt
chước Chúa Kitô” (1 Tx. 1, 6).
Ai muốn bắt chước
ông Phaolô đã đối với Chúa Giêsu (x. 1Cr 11, 1), thì hãy thực hành lời ông
khuyên: “Anh em hãy tìm sức mạnh trong
Chúa. Hãy mang toàn bộ binh giáp, vũ khí của Thiên Chúa là Lời của Ngài, để có
thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Anh em hãy thắt đai lưng chân
lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, hăng say loan báo Tin Mừng bình an; hãy
luôn cầm khiên mộc là Đức Tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của
ác thần. Anh em hãy để Thần Khí hướng dẫn, hãy dùng mọi lời kinh và tiếng van
nài mà cầu nguyện luôn mãi” (Ep 6, 10-20: Bài đọc năm chẵn).
Để thực hành được
lời khuyên của thánh Phaolô như trên, ta hãy năng tham dự Thánh Lễ, vì mỗi lần
đến dự Lễ, ta được nghe Lời Chúa và được rước Chúa Giêsu Phục Sinh vào lòng, Ngài
gìn giữ và chăm sóc ta “như mục tử, Chúa
chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người
ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt. ” (Is 40, 11). Ơn huệ
này còn hơn “gà mẹ ấp ủ con dưới cánh”
(Lc 13, 34b). Vì “Chúa là Núi Đá cho tôi
nương ẩn” (Tv 144/143, 1: ĐC năm chẵn). Do đó thánh Phaolô nói: “Nếu Chúa đã ủng hộ ta, ai có thể chống lại
ta?” (Rm 8, 31b: Bài đọc năm lẻ). Nghĩa là không có sự dữ nào kể cả thần
chết có thể cướp ta khỏi tay quyền năng và yêu thương của Thiên Chúa được! (x. Ga
10, 28-29) Vì ta đã chuẩn bị cho cái chết của mình trong Chúa Giêsu Phục Sinh, nên
ta được sống với Người (x. Rm 8, 17).
Vậy ta hãy cầu
nguyện: “Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu
xót thương con, Ngài là Thiên Chúa con thờ, vì danh dự của Ngài xin bênh đỡ con,
bởi vì con khốn khổ nghèo hèn, nghe trong mình con tim rướm máu! Lạy Chúa, xin
hãy thương phù hộ. Tôi sẽ hết lời cảm tạ Chúa, tán dương Ngài giữa lòng Đại Hội,
vì Chúa đứng bên bênh vực kẻ nghèo hèn” (Tv 109/108, 21-31: ĐC năm lẻ). Cho
nên ta hãy “chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự
đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, và vinh quang trên các tầng trời”
(Lc 19, 38; 2, 14: Tung Hô Tin Mừng).
Để chuẩn bị cho giờ
chết, một cụ già trồng cây măng cụt, anh thanh niên thấy thế cất tiếng hỏi:
-
Cụ ơi, để cây măng cụt có trái to, ngọt, người
ta phải trồng khoảng 40-50 năm sau. Năm nay cụ đã 80 tuổi rồi, vậy cụ trồng nó
sao hy vọng có trái cho cụ dùng?
Cụ tươi cười trả lời:
-
Ấy trong những cây ăn trái, măng cụt là
loại tôi thích nhất, tôi được ăn trái là do những người thế hệ trước đã trồng. Nay
tôi biết mình sắp về với Chúa, tôi biết ơn nhiều người đã khuất, nên tôi trồng
nó cho thế hệ sau.
Từ bấy giờ người thanh niên này mỗi khi dự Lễ anh đều mang giấy bút theo để
ghi lại nội dung bài giảng. Cụ già ấy thấy thế
thắc mắc hỏi:
-
Anh làm thế với mục đích gì?
-
Dạ thưa cụ, cháu muốn viết bài giảng để
trao lại cho người em. Vì cháu muốn tỏ lòng biết ơn Hội Thánh mỗi ngày đã cho
cháu Lời Chúa làm đời cháu rất hạnh phúc.
THUỘC LÒNG
1 Tx. 1, 6: Anh em hãy bắt chứơc tôi và noi gương như
tôi bắt chước Chúa Kitô.
Lm
GIUSE ĐINH QUANG THỊNH