HEMINGWAY (Ernest)
(1898 -
1961)
TIỂU SỬ VÀ CÔNG NGHIỆP
Lúc nhỏ theo cha lên đến những miền ờ phía
Bắc Michigan. Thân sinh của văn sĩ là thầy thuốc chữa bệnh cho dân da đỏ đồng
thời là một nhà thiện xạ. Hemingway học được của cha lối thể thao mạnh bạo này.
Vừa săn bắn, vừa đánh cá, vừa học, tiên sinh hấp thụ một nền học vấn tạm đầy đủ.
Từ năm 1923, tiên sinh bắt đầu cho in một
ít thơ. Đến năm 1926 thì tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc (Le soleil se lève aussi) rất được khen ngợi. Sau đó là
những tác phẩm Những
thác mùa xuân (Les Torrents du
printemps), Vĩnh biệt
chiến tranh (Adieu aux armes, 1929),
Chết vào buổi
chiều (Mort dans l`après midi,
1932), Những đồi
xanh của Châu Phi (Les vertes
collines de l`Afrique, 1935), Hồi chuông cáo phó cho ai vậy?
(Pour qui sonne le glas, 1940), Ngư ông và biển cả (Le
vieil homme et la mer, 1952), Tuyết núi Kilimandjaro (Les
Neiges de Kilimandjaro)…
Năm 1953, tiên sinh được giải thưởng
Pulitzer và năm sau được giải thưởng Nobel.
Có tham dự vào chiến tranh 1914-18, vào nội
chiến Tây Ban nha, vào Đại chiến II, đã từng bị thương tích nặng, nằm tại bệnh
viện nhiều ngày nên tiên sinh có một quan niệm xấu về đời, cho rằng đời là tàn
bạo, là tang tóc, là đau thương,…
Vì vậy có thể chia văn phẩm của tiên sinh
ra 2 loại:
-
Mãi đến
những năm mà tình hình thế giới bắt đầu căng thẳng, báo động cho nhân loại sẽ
có một Đại chiến II thì sách của tiên sinh chất chứa những sự nhàm chán, oán hờn,
chỉ trích sự vô nghĩa của cuộc đời,… Văn chương này thuộc loại văn chương hắc ám (littérature noire).
-
Những
sách sau thời kỳ này lại khác hẳn, lạc quan hơn nhiều, nêu lên những
đề tài “Chúng ta cần sống để hy vọng, để chiến đâu,…
TÓM
TẮT NHỮNG TÁC PHẨM CẦN BIẾT:
* Chết vào buổi chiều (Death in the afternoon) là tiểu thuyết tả lại một cuộc đấu
bò mộng tại Tây ban nha. Cuộc đấu sức này giữa người và vật là hình ảnh của cuộc
đời: muốn sống phải tranh đấu, trong tranh đấu thì hai chỉ còn một.
* Hồi chuông cáo phó cho ai vậy? (For whom the Bell Tolls)- Tiểu
thuyết tả lại cuộc nội chiến tại Tây ban nha trong những năm 1936-1939.
Tiểu thuyết này còn có một mục đích chính trị nữa: tiên
sinh muốn cảnh cáo cho người Hoa kỳ biết rằng chính sách biệt lập
(isolationnisme) của người Hoa kỳ sẽ bất lợi cho Hoa kỳ.
* Ngư ông và Biển cả (The old man and the sea) là câu chuyện của người dân chài đã
già mà chơi vơi giữa biển cả một mình, không cảm thấy cái nhỏ bé của mình trước
cảnh vật bao la.
Một con cá lớn cắn câu và lôi cả thuyền của ngư ông theo. Thay
vì khiếp sợ trước biển cả mênh mông, trước sức mạnh của cá, ngư ông cứ bình
tĩnh để thuyền trôi theo, để cá vùng vẫy.
Ba ngày ba đêm qua, ngư ông đã phải chiến đấu với gió,
mưa, sóng biển, chiến đấu của cá, lắm lúc gần úp cả thuyền của ngư ông, chiến đấu
với đói khát vì lương thực mang theo đã hết sạch.
Mặc dầu cam go như vậy, kẻ thắng sau cùng vẫn là ngư ông.
Tiểu thuyết đề cao đức tính can đảm. Có can
đảm là có tất cả.
Trích
tác phẩm DANH NHÂN THẾ GIỚI
của Trịnh Chuyết
của Trịnh Chuyết