THỨ SÁU - TUẦN 17
Bài đọc 1 Năm lẻ
[Thiên Chúa cho Môsê
danh sách các ngày lễ] “Tháng thứ nhất, ngày mười bốn tháng ấy, vào giữa hai
buổi chiều: lễ Vượt Qua. Ngày mười lăm tháng ấy, lễ Bánh không men. Ngày mười
lăm tháng bảy là Lễ Lều” (Lv 23,5.6.33).
Cuốn “Future
Shock” của Alvin Toffler nói về ảnh hưởng của sự thay đổi quá nhanh chóng trong
xã hội hiện đại. Ông nói, ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần có một cái
khung cho cuộc sống, một khuôn mẫu cho kỳ nghỉ và luân phiên thể thao theo mùa.
Nếu không, chúng chỉ như một người phóng thuyền trên biển mà chẳng để lại dấu
vết, cũng chẳng cho biết chúng ta đang ở đâu. Dân Israel không quan tâm đến
những thay đổi nhanh chóng, nhưng họ biết giá trị của cái khung sườn giúp duy
trì mối liên hệ mật thiết và thường xuyên với Thiên Chúa.
Tốc độ của cuộc sống hiện
đại tác động đến mối liên hệ thân tình của tôi với Chúa ra sao?
Lạy Chúa, xin giúp con
gạt tất cả sang một bên và dành thời giờ sống với Chúa trong cầu nguyện âm
thầm.
Bài đọc 1 Năm chẵn
[Giêrêmia đối chất với
dân chúng về tội của họ như Thiên Chúa truyền dạy. Dân chúng đáp lại bằng sự xử
tệ với Giêrêmia]. Họ túm lấy ông và nói: “Thế nào ông cũng phải chết” (Gr
26,8).
Giáo sư Samuel
Langley thành công trong chuyến bay không người lái đầu tiên vào năm 1896. Ngay
trước khi anh em Wright thành công trong chuyến bay có người lái bảy năm sau
đó, tờ New York Time đã viết: “Chúng ta
hy vọng giáo sư Langley sẽ không đạt thành quả đáng kể với tư cách một nhà khoa
học tiến những bước xa hơn bằng cách lãng phí tiền bạc, thời gian liên quan đến
những thí nghiệm tàu không gian… Đối với sinh viên và những nhà nghiên cứu về
Langley, còn có nhiều công việc hữu ích hơn phải làm.”
Câu truyện về Langley và
Giêrêmia mời gọi tôi tự hỏi: tôi phản ứng ra sao khi bị cười nhạo hoặc bị đối
xử tồi tệ về những gì tôi nghĩ cần phải làm?
Môsê tiến xa thế nào
được, nếu ông thăm dò dư luận ở Ai Cập? (Harry Truman).
Bài Tin Mừng:
Chúa Giêsu giảng dạy dân
chúng trong Hội đường, khiến họ sửng sốt và nói: “Ông ta không phải là con bác
thợ mộc sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria sao…? Bởi đâu ông ta được như
thế?” Và họ vấp ngã vì Ngài (Mt 13,54-57).
Hãy tưởng
tượng xem một ai đó hỏi bạn: “Khi nghe
giảng Lời Chúa trong Nhà thờ, ai là người quan trọng: bạn hay người giảng?”
Có lẽ bạn trả lời: “Cả hai cùng quan
trọng.” Và bạn nói đúng. Việc bạn mở lòng ra cũng không kém gì lời giảng.
Nếu bạn khép lòng lại trước lời giảng, bạn sẽ nghe theo một cách, nhưng nếu bạn
mở lòng ra, bạn sẽ nghe theo một cách khác. Điều quan trọng hơn là nếu bạn mở
lòng ra trước lời Chúa, thì chính Thánh Thần có thể dùng lời đó để lay động con
tim bạn, ngay cả khi lời người giảng thiếu thuyết phục.
Bài giảng nào tác động bạn
một cách khá sâu sắc? Tại sao?
“Lạy Chúa, xin hãy nói,
vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe” (1Sm 3,9).