THỨ NĂM - TUẦN 16
Bài đọc 1 Năm lẻ
Con cái Israel tới sa
mạc Sinai. Họ đóng trại ở đó. Đối diện với núi… Đến ngày thứ ba, ngay buổi
sáng, Thiên Chúa gọi Môsê lên đỉnh núi (Xh 19,1-2.16.20).
Các nhà sử học
hiện đại rất đỗi thắc mắc tự hỏi: “Làm
thế nào một đám ô hợp không được giáo dục, không có tổ chức, lại có thể thay
đổi bước tiến của lịch sử?” Câu trả lời duy nhất xem ra hợp lý, đó là câu
trả lời mà dân Israel đưa ra… Trên ngọn núi trong hoang địa Sinai, họ đối diện
với Thiên Chúa vô hình, Đấng đã sáng tạo trời đất. Cuộc giáp mặt khó tin này đã
biến đổi đời họ một cách đặc biệt không thể tưởng tượng được. Họ trở nên dân
tộc được Thiên Chúa tuyển chọn, và không bao giờ còn được như vậy nữa.
Sự giáp mặt giữa tôi với
Chúa qua cuộc suy niệm hằng ngày đã biến đổi tôi bằng cách nào?
Sống tốt hôm nay và cho
ngày hôm qua trở thành một giấc mơ hạnh phúc, và ngày mai là một tương lai đầy
hy vọng (Kalidasa).
Bài đọc 1 Năm chẵn
Có lời Chúa phán với
tôi: “Hãy đi mà thét vào tai Giêrusalem: Ta nhớ lại lòng trung nghĩa với ngươi…
Nhưng bây giờ ngươi đã bỏ Ta” (Gr 2,1-2.13).
Tiểu thuyết
gia người Nga và cũng là người được giải Nôbel, Alexander Solzhenitsyn, nói
rằng ông nhớ lại ba cảnh đặc biệt hồi còn nhỏ. Thứ nhất: bị trêu chọc khi cùng
với mẹ đi đến nhà thờ duy nhất của thị trấn. Thứ hai: để cho ai đó giật mất
Thánh giá đeo trên cổ. Thứ ba: nghe một người già nói: “Con người đã quên Thiên Chúa, và đó là lý do khiến những chuyện này
xảy ra.” Solzhenitsyn sợ rằng thế giới này có nguy cơ mất liên hệ với Thiên
Chúa, cũng như người Nga khi ông còn nhỏ.
Nỗi sợ của Solzhenitsyn được
chứng minh ra sao? Cá nhân tôi có thể làm được gì?
Nếu bạn nghĩ rằng một cá
nhân không thể thay đổi được thế giới, thì hãy xem xét một điếu thuốc có thể
gây ra chuyện gì trong một ngôi nhà chín phòng (Bill Vaughan)
Bài Tin Mừng:
[Chúa Giêsu nói:] “Đối
với họ đã ứng nghiệm lời sấm của Isaia: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng
hiểu, vì lòng dân này đã ra đần độn, chúng đã nặng tai, còn mắt thì chúng nhắm
lại, kẻo… họ hoán cải và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành” (Mt 13,14-15).
Tác giả Arthur
Gordon kể lại huynh trưởng đội hướng đạo sinh của ông thường đưa họ đi dạo bộ
đường dài như thế nào. Sau khi đi được khoảng mười phút, họ thường dừng lại và
huynh trưởng nói: “Hãy kể cho các anh,
các em đã nghe và thấy những gì?” Luôn luôn, đó là những gì anh đã thấy và
đã nghe. Anh nói: “Công trình sáng tạo
hiện diện khắp nơi, nhưng các em lại tự khép kín mình lại… Đừng mặc áo mưa dưới
vòi hoa sen nữa.” Hình ảnh buồn cười này thật đúng với những người sống ở
thời Chúa Giêsu: Họ nghe mà chẳng hiểu, họ nhìn mà chẳng thấy.
Chỉ ai thấy được những
điều không thể thấy mới có thể làm được những chuyện không thể làm. (Frank
Gaines)